IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 9)

  • 4138 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, những mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường (chính là mạch ban đầu liên tục) kết cặp với nhiều phân đoạn gồm vài trăm nucleotit. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5' → 3', nên trên mạch khuôn có chiều từ 3' → 5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. Còn trên mạch khuôn có chiều từ 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn okazaki. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.

Tuy nhiên do nhà hóa sinh học này đã quên bổ sung vào thành phần enzim ligaza nên quá trình nhân đôi 1 mạch vẫn được tạo ra liên tục, 1 mạch được tạo ra ngắt quãng từng đoạn okazaki và các đoạn okazaki không được nối lại với nhau


Câu 2:

Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở lá có 2 con đường thoát hơi nước là thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.

Khi mặt trên của lá không có khí khổng thì sự thoát hơi nước vẫn diễn ra qua cutin.


Câu 3:

Đặc điểm chung của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và cấy truyền phôi động vật là đều tạo ra

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và cấy truyền phôi động vật đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất và cùng giới tính


Câu 4:

Ở người gen h quy định máu khó đông, gen H bình thường, gen m quy định mù màu, gen M bình thường, hai cặp gen trên liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X đoạn không có trên Y. Một cặp vợ chồng bình thường họ sinh được người con trai đầu lòng mắc cả hai bệnh trên. Kiểu gen của người mẹ có thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Con trai sẽ nhận giao tử Y từ bố và X từ mẹ. Hai bệnh nói trên đều do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y nên để con trai bị cả 2 bệnh trên thì người mẹ phải có khả năng tạo được giao tử Xmh.


Câu 5:

Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến có vai trò tạo ra các alen mới cho quần thể. Vì tần số đột biến gen là rất thấp nên đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp


Câu 7:

Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Tu hú khi đẻ trứng đã vô tình làm hại đến trừng của chim khác


Câu 8:

Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở :

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua...).


Câu 12:

Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?

Xem đáp án

Đáp án D

Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.

Ví dụ: AA x aa, Aa x aa


Câu 13:

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

Xem đáp án

Đáp án C

Biến động số lượng cá thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là 2, 4.

Nội dung 1 không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì vì chỉ những năm nào có mùa đông xuống dưới 8oC thì số lượng bò sát mới giảm mạnh. Sự giảm mạnh nhiệt độ này không có tính chu kì, có năm trời rét đậm hơn những năm khác.

Nội dung 3 không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì vì sự giảm số lượng của các cây tràm là do cháy rừng, đây chỉ là một sự cố xảy ra ngẫu nhiên, không có tính chu kì.


Câu 14:

Giải phẫu chi trước của cá voi, dơi, mèo có cấu trúc tương tự nhau nhưng hình dạng bên ngoài lại rất khác nhau. Giải thích đúng về hiện tượng trên là:

Xem đáp án

Đáp án C

Chi trước của cá voi, dơi, mèo là những cơ quan tương đồng.

Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cũng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau


Câu 15:

Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để.

Xem đáp án

Đáp án D

Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để giảm sự cạnh tranh của hai loài.

Loài ưa sống nơi thoáng đãng sẽ tránh khu vực có rong rêu để sinh sống, ngược lại những loài thích sống dựa dẫm vào vật thể trôi nổi sẽ chọn khu vực có nhiều rong rêu để sinh sống và kiếm thức ăn


Câu 16:

Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở trong bóng tối, diệp lục bị phân hủy nên mất màu xanh và thay vào đó là màu vàng của nhóm sắc tố Carotenoit

=> Cây có màu vàng

Mặt khác, trong bóng tối, cây ít mất nước, lượng Hormone Auxin được sản sinh ra nhiều hơn Hormone AAB nên làm tăng tỉ lệ Auxin/AAB

=> Cây tăng trưởng mạnh, gây hiện tượng mọc vống


Câu 17:

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung B sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần kiểu gen của quần thể.

Những nội dung còn lại đúng


Câu 18:

Ví dụ không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 19:

Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

Xem đáp án

Đáp án B

Quy luật phân li độc lập thực chất nói về sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân


Câu 20:

Gen A có chiều dài 408 nm và có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần liên tiếp. Trong hai lần nhân đôi đó môi trường nội bào đã cung cấp 2877 nuclêôtit loại ađênin và 4323 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến trên có thể do tác nhân

Xem đáp án

Đáp án B

Gen A có chiều dài 408 nm = 4080 Å → Tổng số nucleotit của gen là: 2.4080/3,4 = 2400 Nu

→ A + G = 1200, A = 2/3G → G = 720, A = 480

Gen A bị đột biến thành gen a.

Số nucleotit của gen Aa là: A(Aa) = T(Aa) = 2877 : (2^2 - 1) = 959 = 480 + (480 - 1)

G(Aa) = X(Aa) = 1441 = 720 + (720+1)

Vậy gen a có A = T = 479, G = X = 721 → Đột biến dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

→ Dạng đột biến trên có thể do tác nhân 5BU


Câu 21:

Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 22:

Điểm thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu di truyền người là

Xem đáp án

Đáp án D

Khi tiến hành nghiên cứu di truyền người:

- Khó khăn :

 

+ Con người là sinh vật bậc cao nên những đặc điểm sinh lí của con người phức tạp hơn, khó theo dõi hơn tất cả các loài động vật, thực vật khác.

+ Ở người, bộ NST 2n = 46 với số lượng gen lớn (khoảng 25000 gen), tổ chức cấu trúc di truyền phức tạp

+ So với nhiều loài động vật khác thì con người đẻ ít hơn, rụng trứng sinh dục muộn,sinh sản chậm

+ Thời gian sống và thời gian sinh trưởng của con người đều rất dài so với các động vật thí nghiệm

+ Không thể áp dụng các thí nghiệm lai ở SV đối với con người.

- Thuận lợi:

+ Những đặc điểm sinh lí, hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì sinh vật nào khác

+ Nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại góp phần hỗ trợ nghiên cứu di truyền


Câu 26:

Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E.coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E.coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen của nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.coli khoảng vài chục lần là do

Xem đáp án

Đáp án C

Trong 4 đáp án nói trên thì chỉ có đáp án C đúng. Nhờ có nhiều điểm khởi đầu tái bản nên tốc độ nhân đôi ADN được rút ngắn nhiều lần. Ở vi khuẩn E.coli tuy có ít gen hơn nhưng có duy nhất một điểm khởi đầu tái bản nên tốc độ sao chép bị chậm lại


Câu 28:

Ở một loài thụ tinh ngoài, gen M quy định vỏ trứng có vằn và đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 150 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 100 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 14200 trứng trong đó có 12600 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi tần số alen M và a lần lượt là p và q; p + q = 1.

Quần thể đang cân bằng di truyền nên có cấu trúc di truyền là:

P2MM + 2pqMm + q2mm.

Theo đề bài ta có, cá thể M_ đẻ 150 trứng/lần; cá thể mm đẻ 100 trứng/lần.

Số trứng không vằn là: 14200 – 12600 = 1600.

Số cá thể có kiểu gen mm là: 1600 : 100 = 16.

Số cá thể có kiểu hình M_ là: 12600 : 150 = 84.

Kiểu gen mm chiếm tỉ lệ là: 16 : (16 + 84) = 0,16 => q = 0,4 => p = 0,6.

Số cá thể cái có kiểu gen Mm chiếm tỉ lệ là: 0,6 x 0,4 x 2 = 0,48.

Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là: 0,48 x (84 +16) = 48.


Câu 29:

Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là

Xem đáp án

Đáp án D

bộ NST tứ bội tức là mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau cùng tồn tại


Câu 31:

Xinap là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác

- Có 3 kiểu xinap:

+ Xinap giữa TBTK – TBTK.

+ Xinap giữa TBTK – TB cơ.

+ Xinap giữa TBTK – TB tuyến.

Vai trò : Có vai trò dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác


Câu 32:

Ở người mắt nâu trội hoàn toàn với mắt xanh, da đen trội hoàn toàn với da trắng, hai cặp tính trạng này do hai cặp gen trên 2 cặp NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có mắt nâu và da đen sinh đứa con đầu lòng có mắt đen và da trắng. Xác suất để họ sinh đứa con thứ 2 là trai và có kiểu hình giống bố mẹ là

Xem đáp án

Đáp án D

Đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là mắt xanh, da trắng nên kiểu gen của cặp vợ chồng này là AaBb.

- Vợ chồng đều có kiểu gen AaBb thì xác suất sinh con là trai và có kiểu hình giống bố mẹ là:

AaBb x AaBb → 1/2 . 9/16A-B- = 9/32 = 28,125%.


Câu 33:

Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ , F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao. Ruồi mắt trắng ở F2 có đặc điểm gì ?

Xem đáp án

Đáp án D

Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ , F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng → P: XBXb x XBY → F1: 1XBXB : 1XBXb : 1XBY : 1XbY

Giới cái F1: (1/2XBXB : 1/2XBXb) → giảm phân cho 3/4XB : 1/4Xb.

Giới đực F1: (1/2XBY : 1/2XbY) → giảm phân cho (1/4XB : 1/4Xb: 1/2Y)

F1 tạp giao: (3/4XB : 1/4Xb) x (1/4XB : 1/4Xb : 1/2Y)

Mắt trắng ở F2: XbXb = 1/16, XbY = 1/8

Vậy mắt trắng F2 có tỉ lệ: 1XbXb : 2XbY → 2/3 rồi mắt trắng là ruồi đực.


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

I. Thoát hơi nước có vai trò kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.

II. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: qua thân, cành, lá.

III. Ở thân cây gỗ, một phần nước được thoát qua các vết sần (bì khổng) ít có ý nghĩa vì đây là lượng nước thừa nên mới được thoát ra.

IV. Tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin cao hơn thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở cây còn non.

V. Hình thức thoát hơi nước qua cutin không xảy ra ở cây hạn sinh.

VI. Thoát hơi nước qua khí khổng thì quá trình thoát hơi nước có vận tốc lớn và được điều chỉnh.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

I – Sai. Vì thoát hơi nước là động lực bên trên của quá trình hút và vận chuyển nước. Nó tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời; tạo ra trạng thái thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

II – Sai. Vì ở thân cây gỗ, một phần nước được thoát qua các vết sần (bì khổng) ít có ý nghĩa vì cường độ thấp hơn nhiều so với ở lá và diện tích các bì khổng rất nhỏ.

IV – Sai. Vì ở cây còn non, tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin tương đương với tỉ lệ thoát hơi nước qua khí khổng.

V – Đúng. Vì ở cây hạn sinh không xảy ra thoát hơi nước qua bề mặt của lá.

VI – Đúng. Đây là đặc điểm của thoát hơi nước qua khí khổng. Quá trình thoát hơi nước  có vận tốc lớn được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng.


Câu 36:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có

kiểu gen dị hợp tử.

(3) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với các cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình

phân li theo tỉ lệ 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

(4) Màu sắc hoa là kết quả sự tương tác giữa các gen không alen.

Xem đáp án

Đáp án D

Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng tương ứng 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

→ Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quy ước: A: hoa đỏ, a: hoa trắng. F1: Aa x Aa, P: AA x aa.

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai. Ví dụ: Đời con của cặp bố mẹ AA x Aa → tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 1Aa, tỉ lệ kiểu hình là 100% hoa đỏ.

(2) sai. Cây có kiểu hình hoa đỏ có thể có kiểu gen AA hoặc Aa. Do đó dựa vào kiểu hình không thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.

(3) Cây hoa đỏ F2 có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa → giảm phân cho 2/3A : 1/3a. Nếu cho các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với các cây hoa trắng: (2/3A : 1/3a).a → 2/3Aa : 1/3a → đời con có tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

(4) sai. Tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen quy định và trội lặn hoàn toàn.


Câu 37:

Cho các kết luận sau:

(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.

(2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.

(3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.

(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là:

III – Đúng. Khi bón phân hóa học với liều lượng cao quá mức → cây không thể hấp thụ được hết do tính chọn lọc của các tế bào rễ → gây lãng phí.

IV – Đúng. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm giảm hàm lượng nước → mất cân bằng lí tính của đất, làm chết nhiều vi sinh vật có lợi do môi trường sống không còn thích hợp với chúng.

I – Sai. Vì bón phân hóa học quá mức cần thiết sẽ gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi do cây sẽ bị mất nước.

II – Sai. Vì khi bón phân hóa học với liều lượng cao quá mức → cây không thể hấp thụ được hết, mất cân bằng lí tính của đất → do đó gây ô nhiễm môi trường


Câu 39:

Quá trình nào sau đây không có vai trò cung cấp nguồn biến dị cho quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn lọc tự nhiên chỉ có vai trò sàng lọc những kiểu gen có sẵn trong quần thể chứ không cung cấp biến dị mới


Câu 40:

Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì căn cứ vào

Xem đáp án

Đáp án C

Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì căn cứ vào sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo. Nếu đột biến trội thì sẽ biểu hiện ngay còn đột biến lặn thì chưa biểu hiện


Bắt đầu thi ngay