Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 3)

  • 4144 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. (SGK cơ bản lớp 12)


Câu 2:

Ở sinh vật nhân thực, NTBS giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN.

(3) Phân tử protein. (4) Quá trình dịch mã.

Xem đáp án

Đáp án C

Nucleotit loại U chỉ có trong ARN.

Vậy NTBS giữa A - U, G - X và ngược lại được thể hiện ở (2) và (4)


Câu 3:

Nguồn chủ yếu cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là:

Xem đáp án

Đáp án D

Nguồn chủ yếu cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là nito trong đất, nito trong không khí ở dạng liên kết ba bền vững cây không hấp thụ được


Câu 4:

Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở thực vật và vi sinh vật vì ở động vật có vật chất di truyền phức tạp, rất khó sử dụng phương pháp gây đột biến.


Câu 7:

Hệ sinh thái nào có đặc điểm băng giá quanh năm?

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ sinh thái có đặc điểm băng giá quanh năm là đồng rêu


Câu 8:

Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST và trật tự sắp xếp của các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST?

Xem đáp án

Đáp án C

Dạng đột biến chỉ làm thay đổi hình thái của NST và trật tự sắp xếp của các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST là đột biến đảo đoạn chứa tâm động và đột biến chuyển đoạn trên một NST


Câu 9:

Ở thực vật có các loại mô phân sinh

(1) Mô phân sinh đỉnh,                           
(2) Mô phân sinh lóng     
(3) Mô phân sinh bên

Cây một lá mầm có những loại mô phân sinh nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Cây một lá mầm có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng, mô phân sinh bên chỉ có ở cây hai lá mầm.


Câu 10:

Sự hình thành cừu Dolly là kết quả của hình thức sinh sản nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ


Câu 11:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

Xem đáp án

Đáp án C

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.


Câu 14:

S. Milơ đã tiến hành thí nghiệm vào năm 1953 nhằm chứng minh quá trình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Thí nghiệm của S.Milơ chứng minh các chất hữu cơ đơn giản có thể được tổng hợp từ các chất vô cơ trong điều kiện của Trái Đất nguyên thủy, đây là quá trình tiến hóa hóa học.


Câu 16:

Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối (do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động

Xem đáp án

Đáp án C

Hoa nghệ tây (crocus staivus ) sau khi ra khỏi phòng lạnh ít phút có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ nở. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 20-250C. Hoa tulip nở ở nhiệt độ 25-300 C. Phản ứng thể hiện rõ khi tăng hay giảm nhiệt độ một cách đột ngột. Ví dụ: nhiệt độ giảm xuống 10C hoa tuylip đóng lại. Tăng nhiệt độ lên 30C hoa bắt đầu nở.

→ Đây là hiện tượng nhiệt ứng động - ứng động sinh trưởng


Câu 17:

Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Có thể hiểu cách li hợp tử là dạng cách li mà hợp tử đã được hình thành, nhưng hợp tử không thể sống sót, hoặc hợp tử có thể sống sót nhưng con non lại không thể sống đến khi tạo ra được thế hệ mới.

Vậy trong các dạng trên, cách li sau hợp tử là trường hợp: Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.


Câu 18:

Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác. Đó là mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác. Đó là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.


Câu 19:

Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Loại đột biến làm tăng các loại alen của một gen là đột biến gen, đột biến NST không có khả năng này. Vậy ở đây chỉ có đột biến điểm


Câu 20:

Lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 toàn thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 46 cao, đỏ : 15 cao, vàng : 16 thấp, đỏ : 5 thấp, vàng. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường. Cho các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con F3

Xem đáp án

Đáp án A

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Thân cao : thân thấp = 3 : 1.

Quả đỏ : quả vàng = 3 : 1.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung là: 46 : 15 : 16 : 5 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) × (3 : 1).

Vậy có thể kết luận, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và các gen phân li độc lập với nhau.

Quy ước: A - thân cao, a - thân thấp; B - quả đỏ, b - quả vàng.

F1 có kiểu gen là AaBb. Cho F1 tự thụ ta thu được F2.

Cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng A_bb có kiểu gen là: 1/3AAbb : 2/3Aabb.

Những cây này tự thụ thì sẽ cho tỉ lệ thân cao, hoa vàng là: 5/6

Còn lại là các cây thân thấp, hoa vàng.

Vậy tỉ lệ phân li kiểu hình là: 5 cao, vàng : 1 thấp, vàng.


Câu 21:

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đây đúng?

 (1) Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.

 (2) Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.

 (3) Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

 (4) Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật:

(1) Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống → đúng do nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh chóng các giống cây có năng suất cao và số lượng nhiều.

(2) Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp → sai, cơ sở của phương pháp là nguyên phân nên không tạo ra biến dị tổ hợp

(3) Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn → đúng

(4) Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng → đúng

Các đáp án đúng: 1,3,4


Câu 22:

Vật chất di truyền của virut HIV là

Xem đáp án

Đáp án B

Vật chất di truyền của virut HIV là hai phân tử ARN


Câu 23:

Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, hành động nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Khai thác các rạng san hô biển nhằm mục đích nghệ thuật, xây ao, đập nuôi tôm ven biển gây mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường biển. Đây không phải là hành động khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.


Câu 24:

Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, hành động nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Khai thác các rạng san hô biển nhằm mục đích nghệ thuật, xây ao, đập nuôi tôm ven biển gây mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường biển. Đây không phải là hành động khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.


Câu 26:

Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Ở tất cả các giống, khi tiến hành giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn thì luôn gây ra thoái hoá giống.

(2) Tạo giống bằng gây đột biến được sử dụng trong tạo giống động vật hoặc vi sinh vật mà ít sử dụng cho thực vật.

(3) Khi tiến hành nhân giống bằng cấy truyền phôi thì các cá thể được sinh ra có kiểu gen khác nhau, giới tính giống nhau.

(4) Thoái hoá giống là do tỉ lệ kiểu gen dị hợp cua giống giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, xuất hiện các đồng hợp gen lặn thành kiểu hình có hại.

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung 1 sai. Không phải lúc nào giao phối cận huyết hay tự thụ phấn đều dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống ví dụ như ở loài chim bồ câu có tập tính giao phối cận huyết, chúng đã thích nghi với điều kiện này do đó vẫn tổn tại qua thời gian mà không có hiện tượng thoái hóa giống.

Nội dung 2 sai. Tạo giống bằng gây đột biến được sử dụng với vi sinh vật hoặc thực vật mà ít sử dụng cho động vật,

Nội dung 3 sai. Khi tiến hành nhân giống bằng cấy truyền phôi thì các cá thể được sinh ra có kiểu gen giống nhau, giới tính giống nhau.

Nội dung 4 đúng.

Vậy chỉ có 1 nội dung đúng


Câu 27:

Sơ đồ sau đây mô tả quá trình điều hoà hoạt động của opêron Lac ở E. coli khi môi trường có đường lactose. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng.

(1) Trong operôn Lac có các thành phần: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

(2) Chỉ khi trong tế bào có đường lactose thì gen điều hoà (R) mới có thể hoạt động.

(3) Trong điều kiện bình thường, khi bên trong tế bào có đường lactose thì nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) sẽ được phiên mã.

(4) Vùng khởi động (P) và vùng vận hành (O) tuy đều được cấu tạo bởi các đơn phân là nuclêôtit giống như nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) nhưng không được gọi là gen vì chúng không mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm.

(5) Prôtêin ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra sẽ bị đường lactose thay đối cấu trúc nên chúng không thể bám được vào vùng khởi động (P).

(6) Enzim phiên mã di chuyển trên mạch gốc của nhóm gen cấu trúc theo chiều 5’=>3’.

(7) Trong operôn Lac các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hoà.

(8) Nếu vùng khởi động bị đột biến thì enzim ARN pôlimeraza có thể không bám được vào vùng khởi động (P), do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) có thể sẽ không được phiên mã.

(9) Mỗi lần trượt của enzim ARN pôlimeraza cho một phân tử mARN duy nhất từ 3 gen Z, Y, A.

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung 1 đúng.

Nội dung 2 sai. Gen điều hòa R hoạt động ngay cả khi môi trường có hay không có lactose.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 đúng.

Nội dung 5 sai. Protein ức chế gắn vào vùng vận hành chứ không phải vùng khởi động.

Nội dung 6 sai. Enzim phiên mã di chuyển trên mạch gốc của gen cấu trúc theo chiều 3' đến 5'.

Nội dung 7, 8, 9 đúng.

Lưu ý nội dung 9: Các gen này có chung một cơ chế điều hòa và khi phiên mã tạo ra 1 mARN chứ không phải 3 mARN như nhiều bạn vẫn nghĩ


Câu 29:

Người ta sư dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai 1: AABb × aaBb. Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBB : 2AaBb : 1Aabb. Tỉ lệ kiểu hình: 3A_B_ : 1A_bb.

Phép lai 2: AaBb × AaBb. Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1aaBB : 1AAbb : 2aaBb : 2Aabb : 1aabb. Tỉ lệ kiểu hình: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb.

Phép lai 3: AaBb × aabb. Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb. Tỉ lệ kiểu hình: 1A_B_ : 1aaB_ : 1A_bb : 1aabb.

Phép lai 4: Aabb × aabb. Tỉ lệ kiểu gen: 1Aabb : 1aabb. Tỉ lệ kiểu hình: 1A_bb : 1aabb.

Phép lai 5: AABb × aabb. Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb. Tỉ lệ kiểu hình: 1A_B_ : 1A_bb.

Vậy các phép lai có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình là: 3, 4, 5.


Câu 32:

Hạn hán có tác hại nào sau đây:

I. Keo nguyên sinh giảm độ ưa nước, keo nguyên sinh bị lão hóa.

II. Protein bị phân giải tạo NH3 đầu độc cây, làm năng suất và phẩm chất kém, cây có thể bị chết.

III. Ức chế tổng hợp, thúc đẩy phân hủy, năng lượng chủ yếu thoát ra ở dạng nhiệt, cây không sử dụng được.

IV. Diệp lục bị phân hủy, enzim bị giảm hoạt tính.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

I - Đúng. Hạn hán làm cây bị mất nước → độ nhớt chất nguyên sinh giảm → các quá trình trao đổi chất trong cây bị hạn chế.

II - Đúng. Cây bị mất nước, làm nhiều protein bị phân giải tạo NH3 gây đầu độc cây.

III - Đúng. Hạn hán làm giảm độ nhớt chất nguyên sinh làm nhiều phản ứng không xảy ra được. Do vậy ức chế tổng hợp, thúc đẩy phân hủy, năng lượng chủ yếu thoát ra ở dạng nhiệt, cây không sử dụng được.

IV - Đúng. Hạn hán, nhiệt độ cao làm diệp lục bị phân hủy, enzim bị giảm hoạt tính → quang hợp và một số quá trình tổng hợp bị giảm hoặc ngừng.


Câu 35:

Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt phản ánh điều gì?

1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.

2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.

3. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.

4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.

5. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm trên phản ánh các nội dung 1 và 2.

Nội dung 3 sai. Hình dạng mỏ khác nhau không phải là cơ sở để khẳng định môi trường sống của chúng thay đổi.

Nội dung 4 sai. Không phải do sự cạnh tranh gay gắt làm thay đổi cơ quan bắt mồi mà do chúng ăn các loại thức ăn khác nhau nên cơ quan bắt mồi khác nhau.

Nội dung 5 sai. Ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau thì kích thước mỏ phải giống nhau


Câu 37:

Thành phần nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp?

I. Stroma.                  II. Grana.              III. Lizoxom.          IV. Tilacoit

V. Lưới nội chất

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Vậy trong các thành phần trên, có 2 thành phần III. V không thuộc cấu trúc lục lạp.


Câu 38:

Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về di truyền học người?

(1) Nghiên cứu di truyền học người gặp nhiều khó khăn do số lượng con ít, đời sống một thế hệ kéo dài.

(2) Sự di truyền các tính trạng ở người cũng tuân theo các quy luật di truyền giống các sinh vật khác.

(3) Những hiểu biết về di truyền học có ý nghĩa to lớn trong y học, giúp giải thích, chẩn đoán bệnh.

(4) Có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật và thực vật vào nghiên cứu di truyền người.

Xem đáp án

Đáp án A

Các nhận định đúng về di truyền học người: 1, 2, 3,

Không thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật và thực vật vào nghiên cứu di truyền người vì con người có hoạt động sinh lý phức tạp, không được dùng làm vật thí nghiệm, không thể gây đột biến hay làm biến đổi con người như ở các sinh vật khác


Câu 39:

Cho các nguyên tố: I. Clo, II. Đồng, III. Canxi, IV. Magie, V. Photpho, VI. Sắt, VII. Coban, VIII. Lưu huỳnh, IX. Kali, X. Mo. Có bao nhiêu nguyên tố vi lượng?

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm:  Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn...

Trong các nguyên tố của đề bài, các nguyên tố I, II, VI, VII, X là các nguyên tố vi lượng.


Câu 40:

Động lực của dịch mạch gỗ là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Động lực dòng mạch gỗ:

  • Lực hút của lá (động lực chính)
  • Áp suất rễ - lực đẩy từ gốc lên thân

Lực trung gian: sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn


Bắt đầu thi ngay