(2023) Đề thi thử Sinh học THPT huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có đáp án
-
879 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cách giải:
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng, ta có:
Tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:
Chọn C.
Câu 2:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
Cách giải:
F1 cho tỉ lệ 1:1:1:1 → Có 4 tổ hợp giao tử → Mỗi cơ thể bố, mẹ cho 2 loại giao tử ( không có chứa giao tử AB)
Chọn A.
Câu 3:
Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn là:
Phương pháp:
Kiểu hình xanh nhăn có KG: aabb
Cách giải:
Để thế hệ lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn (aabb) thì bố hoặc mẹ đều không cho giao tử ab.
Trong các phép lai trên, chỉ có phép lai C là ở cơ thể aaBB không tạo giao tử ab
Chọn C.
Câu 4:
Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E Coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Số nội dung đúng nói về thành tựu đạt được nhờ công nghệ gen là:
Phương pháp:
Lí thuyết thành tựu công nghệ gen
Cách giải:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường là thành tựu của ứng dụng phương pháp đột biến kết hợp với lai hữu tính.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia là thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao là thành tựu của ứng dụng phương pháp đột biến kết hợp với lai hữu tính.
Có 2 nội dung đúng
Chọn A.
Câu 5:
Thể tứ bội kiểu gen AAaa tiến hành giảm phân cho tỉ lệ giao tử như thế nào. Biết rằng cây tứ bội 4n khi giảm phân cho giao tử lưỡng bội 2n?
Cách giải:
Thể tứ bội kiểu gen AAaa tiến hành giảm phân cho tỉ lệ giao tử là: 1AA: 4Aa: 1aa
Chọn D.
Câu 6:
Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là:
(1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) CLTN.
(4) Yếu tố ngẫu nhiên. (5) Di – nhập gen.
Cách giải:
Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định là:
(1) Đột biến.
(4) Yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Di – nhập gen.
Chọn D.
Câu 7:
Những ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1). Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2). Hạt phấn của cây loài này thường không thụ phấn được cho cây loài khác.
(3). Tinh trùng cóc thụ tinh cho trứng nhái tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4). Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau nên không thụ tinh cho nhau.
Cách giải:
Những ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1). Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(3). Tinh trùng cóc thụ tinh cho trứng nhái tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
Chọn C.
Câu 8:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Lí thuyết các dạng đột biến NST
Cách giải:
Đột biến mất đoạn và lặp đoạn có thể được xảy ra trong giảm phân
Chọn A.
Câu 9:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Cách giải:
P: A-B- A-bb
F1 : A-B- = 40%
Do F1 thu được 4 loại kiểu hình ↔ có xuất hiện kiểu hình aabb → P phải có dạng (Aa, Bb) (Aa, bb)
F1 A-B- = 40% → 2 gen nằm trên cùng 1 NST, có hoán vị gen xảy ra
P: (Aa,Bb)
Có F1: aabb = 50% – A-B- = 10%
A-bb = 25% + aabb = 35%
aaB- = 25% – aabb = 15% → C sai
F1: aabb = 10%
Mà P: cho giao tử ab = 0,5
→ cây P (Aa,Bb) cho giao tử ab = 0,2
→ cây P : , f = 40% → A đúng
→ giao tử : AB = ab = 0,3 và Ab = aB = 0,2
F1 lá nguyên hoa trắng thuần chủng Ab/Ab có tỉ lệ : 0,2 x 0,5 = 10% → D đúng
Chọn C.Câu 10:
Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n ) cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở F2là:
Phương pháp:
Lí thuyết quy luật phân li độc lập
Cách giải:
Theo quy luật phân li độc lập của Menden, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì:
- Số loại kiểu gen ở F2 là: (1: 2 :1)n
- Số loại kiểu hình ở F2 là: (3:1)n
Chọn D.
Câu 11:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường khác khu, phát biểu nào sau đây đúng:
Phương pháp:
Lí thuyết quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí
Cách giải:
Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Chọn C.
Câu 12:
Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
Cách giải:
Phát biểu sai: Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
Chọn A.
Câu 13:
Khi nói về quan điểm di truyền của Menđen, nhận định nào sau đây sai?
Cách giải:
Nhận định sai: Trong tế bào, các nhân tố di truyền hòa trộn vào nhau
Chọn B.
Câu 14:
Lai phân tích là phép lai:
Phương pháp:
Khái niệm phép lai phân tích11
Cách giải:
Lai phân tích là phép lai: Giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen
Chọn C.
Câu 15:
Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc của ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
Phương pháp:
Đột biến thêm, mất đoạn gây hậu quả nghiêm trọng nhất
Cách giải:
So sánh với đoạn mã bộ ba trên mạch mã gốc, ta thấy loại D thêm 1 nu T → thay đổi bộ ba từ vị trí thêm nu → gây hậu quả nghiêm trọng
Chọn D.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hoá ở động vật?
Phương pháp:
Xem lại các hình thức tiêu hóa ở động vật
Cách giải:
B đúng: Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hoá
Chọn B.
Câu 17:
Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự:
Phương pháp:
Cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
Cách giải:
Cánh chim có nguồn gốc từ chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc biểu bì
Chọn A.
Câu 18:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền ?
I. Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, là mã bộ ba.
II. Có tất cả 64 bộ ba mã hóa cho các loại axit amin.
III. Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit là A và U, có thể mã hóa cho tối đa 7 loại axit amin.
IV. Codon 5’UAG3’ mã hóa cho axit amin mở đầu khi tổng hợp protein
Phương pháp:
Với n loại nuclêôtit, có thể tạo tối đa n3 mã bộ ba.
Cách giải:
I đúng, tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, là mã bộ ba.
II đúng, có tất cả 64 bộ ba mã hóa cho các loại axit amin.
III đúng, vì 2 loại nu có thể tạo tối đa 8 bộ 3 trong đó của UAA là bộ ba kết thúc → có 7 bộ ba mã hóa cho aa
IV sai, 5’UAG3’ là bộ ba kết thúc
Chọn D.
Câu 19:
Cơ quan nào sau đây của cây Báng súng thực hiện quá trình quang hợp?
Phương pháp:
Cây báng súng ưa khí hậu khô hạn
Cách giải:
Lá của cây Báng súng thực hiện quá trình quang hợp
Chọn A.
Câu 20:
Mức phản ứng là:
Phương pháp:
Khái niệm mức phản ứng
Cách giải:
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
Chọn B.
Câu 21:
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
Phương pháp:
Ở thỏ Himalaya bình thường, các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ mọc ra màu lông đen do có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin, nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì lông mọc ở đó lại có màu đen.
Cách giải:
Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp melanin làm lông trắng.
Chọn B.
Câu 22:
Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng:
Phương pháp:
Tần số hoán vị gen được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. Tần số hoán vị gen dao động 0% - 50%.
Cách giải:
Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỷ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
Chọn C.
Câu 23:
Alen B ở sinh vật nhân thực có 600 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G=2/3. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G -X bằng 1 cặp A -T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là
Phương pháp:
Tính loại nu của G → Tính số nu của gen b → Tính số liên kết hidro
Cách giải:
Số loại nu G là: 600:23=900 ( nu)
Số nu của gen b là:
G=900-1=899
A=600+1=601
Tổng số liên kết hidro của alen b là: 2601+3899=3899
Chọn D.
Câu 24:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E Coli, khi môi trường có lactose thì
Phương pháp:
Khi môi trường có lactozo thì protein ức chế sẽ liên kết với lactozo, lactozo làm biến đổi cấu hình không gian của protein ức chế và nên protein ức chế không liên kết với vùng vận hành do đó quá trình phiên mã vẫn xảy ra.
Cách giải:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E Coli, khi môi trường có lactozo thì protein ức chế không gắn vào vùng vận hành
Chọn C.
Câu 25:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Lí thuyết về quá trình nhân đôi ADN
Cách giải:
B sai, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ – 3’
D sai, enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
A sai, cả 2 mạch đơn được sử dụng để tổng hợp mạch mới
Chọn C.
Câu 26:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số liên kết hidro nhưng không làm tăng số nucleotit của gen?
Phương pháp:
Không làm thay đổi số nucleotide → Đột biến thay thế
Cách giải:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số liên kết hidro nhưng không làm tăng số nucleotit của gen: Đột biến thay thế cặp nucleotit A-T bằng cặp G-X
Chọn C.
Câu 27:
Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có q(a) = 0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc di truyền là 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba sẽ như thế nào? Biết rằng cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai.
Cách giải:
Thế hệ thứ nhất có cấu trúc di truyền: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
Thế hệ thứ 2 có cấu trúc di truyền: 0,72AA + 0,16Aa + 0,12aa = 1
Tính tần số alen ở thế hệ thứ 2: không đổi
→ tần số Aa giảm 1 nửa
→ tự thụ phấn
Vậy quần thể có cấu trúc di truyền 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa = 1 tự thụ phấn 1 lần; tỷ lệ Aa = 0,08
Chọn D.
Câu 28:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là
Phương pháp:
Các dạng đột biến như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn chỉ xảy ra trên 1 NST
Cách giải:
Dạng đột biến NST làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST là đột biến chuyển đoạn
Chọn D.
Câu 29:
Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
Phương pháp:
Đại diện của hệ tuần hoàn đơn: lớp cá
Cách giải:
Cá chép đồng có hệ tuần hoàn đơn
Chọn A.
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp là sai?
Phương pháp:
Lí thuyết quá trình quang hợp C3 và C4
Cách giải:
D sai, khi nhiệt độ tăng thì không phải lúc nào cũng dẫn đến cường độ quang hợp tăng.
Chọn D.
Câu 31:
Mã di truyền có tính thoái hoá là hiện tượng
Phương pháp:
Đặc điểm của mã di truyền
Cách giải:
Mã di truyền có tính thoái hoá là hiện tượng có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
Chọn D.
Câu 32:
Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là:
Cách giải:
Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong
đó tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể = 0,64
Chọn C.
Câu 33:
Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế :
Cách giải:
Vậy để tạo ra kiểu gen có cả ABCde và Fghik thì trong giảm phân của tế bào sinh tinh này phải có sự trao đổi chéo ở cả 2 NST:NST số 1 trao đổi chéo ở đoạn ABC với de và NST số 2 trao đổi chéo đoạn F và dhik
Chọn C.
Câu 34:
Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm máu A, Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
1. Tần số alen IA trong quần thể là 0,3.
2. Tần số người có nhóm máu B dị hợp trong quần thể là 0,36.
3. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con có nhóm máu O là 16,24%
4. Nếu cặp vợ chồng trên sinh đứa con đầu là trai, có nhóm máu O thì khả năng để sinh đứa thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và me là 25%
Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa + p2aa=1
Cách giải:
Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên
Cấu trúc di truyền của quần thể là:
Xét các phát biểu:
1. đúng
2. sai, nhóm máu B dị hợp là 0,12
3. Xác suất họ sinh con nhóm máu O là:
0,36:0,45´0,12:0,13´0,25 = 18,46% ? (3) sai
4. xác suất họ sinh con gái là 0,5; xác suất sinh con có nhóm máu khác bố mẹ là 0,5 (nhóm O và nhóm AB)
→ Xác suất cần tính là 0,25
Chọn B.
Câu 35:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ: 1 quả vàng?
Phương pháp:
Dựa vào số tổ hợp giao tử ở đời con
Cách giải:
F1 có 4 tổ hợp giao tử → P dị hợp 1 cặp gen → Aa ´ Aa
Chọn D.
Câu 36:
Khi nói về nhiễm sắc thể , nhận định nào sau đây sai?
Phương pháp:
Lí thuyết về cấu trúc nhiễm sắc thể
Cách giải:
Thành phần NST gồm ADN và protein loại histon → A sai
Chọn ACâu 37:
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ nói về :
Phương pháp:
Lí thuyết về các nhân tố tiến hóa
Cách giải:
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ nói về di nhập gen
Chọn B.
Câu 38:
Sự di truyền tính trạng chỉ do gen nằm trên NST Y quy định như thế nào?
Phương pháp:
Tính trạng chỉ do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định di truyền thẳng
Cách giải:
NST Y không quyết định giới đực hay cái, ví dụ ở gà XY là gà mái nhưng ở ruồi giấm XY lại là ruồi đực.
Tuy nhiên Y quyết định giới là đồng giao tử hay dị giao tử.
Nếu gen trên Y thì sẽ chỉ được truyền cho giới dị giao tử mà thôi.
Chọn C.
Câu 39:
Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
Phương pháp:
Thể một là cơ thể bị mất một NST của 1 cặp nào đó
Cách giải:
Thể một này có bộ nhiễm sắc thể AaBbDEe
Chọn C.
Câu 40:
NST giới tính là loại NST:
Phương pháp:
Lí thuyết về NST giới tính
Cách giải:
NST giới tính là loại NST chỉ xảy ra đột biến ở cặp XY.
Chọn B.