(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Yên Thế, Bắc Giang có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Yên Thế, Bắc Giang có đáp án
-
208 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thành phần nào sau đây không nằm trong Operon Lac ở E.Coli?
Quan sát cấu trúc Operon Lac ở E.Coli
Cách giải:
Gen điều hòa không nằm trong cấu trúc của Operon Lac ở E.Coli.
Chọn D.
Câu 2:
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra 1 loại giao tử?
Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử.
Cách giải:
Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp alen sẽ chỉ cho 1 loại giao tử trong quá trình giảm phân - aaBB
Chọn B.
Câu 3:
Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
Một số loại chim và con trùng có cặp NST giới tính giới đực XX và giới cái XY.
Cách giải:
Nhóm động vật có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY là: Gà, bồ câu, bướm.
Chọn B.
Câu 4:
Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
- ADN có đơn phân là nucleotide: A, T, G, X.
- ARN có đơn phân là ribonucleotide: A, U, G, X.
Cách giải:
Nuclêôtit loại U không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Chọn A.
Câu 5:
Cho biết các alen trội là trội hoàn toàn và thể tứ bội chỉ cho giao tử 2n hữu thụ. Phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 11:1.
F1 phân li theo tỷ lệ 11:1 → Bố mẹ cho 12 tổ hợp.
Cách giải:
Xét tỷ lệ giao tử bố mẹ.
AAaa ´ AAaa |
(1AA : 4Aa : 1aa) ´ (1AA : 4Aa : 1aa) |
36 tổ hợp |
AAAa ´ AAAa |
(1AA : 1Aa) ´ (1AA : 1Aa) |
4 tổ hợp |
AAaa ´ Aaaa |
(1AA : 4Aa : 1aa) ´ (1Aa : 1aa) |
12 tổ hợp, KH 11:1 |
AAaa ´ AAAa |
(1AA : 4Aa : 1aa) ´ (1AA : 1 Aa) |
12 tổ hợp, KH 100% trội |
Chọn C.
Câu 6:
Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?
- A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô.
- G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
Cách giải:
Thay cặp G - X bằng cặp X – G không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen.
Chọn D.
Câu 7:
Cho biết A quy định hoa đỏ; alen đột biến a quy định hoa trắng: B quy định hạt vàng; alen đột biến b quy định hạt xanh. Nếu A trội hoàn toàn so với a; alen B trội hoàn toàn so với b thì cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thể đột biến?
Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Cách giải:
a và b là đột biến gen lặn, để các tính trạng đột biến có thể biểu hiện ra kiểu hình thì cơ thể phải mang kiểu gen đồng hợp lặn aabb.
Chọn C.
Câu 8:
Quá trình nào sau đây thường dễ làm phát sinh đột biến gen?
Quá trình tác động đến cấu trúc của AND dễ phát sinh đột biến gen.
Cách giải:
Đột biến gen thường xuất hiện khi ADN nhân đôi, khi đó NST giãn xoắn, 2 mạch phân tử ADN được tách ra để tổng hợp mạch mới.
Chọn D.9
Câu 9:
Quá trình phiên mã đã tạo ra
Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen (ADN) sang mARN theo nguyên tắc bổ sung.
Cách giải:
Sản phẩm của quá trình phiên mã là ARN.
Chọn A.
Câu 10:
Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
Cặp gen dị hợp là: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
Cách giải:
Cơ thể nào AaBb có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen
Chọn D.
Câu 11:
Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra trong tế bào chất?
Qua sát sơ đồ quá trình từ AND đến protein:
Cách giải:
Ở tế bào nhân thực, quá trình tổng hợp protein chỉ diễn ra trong tế bào chất.
Chọn C.
Câu 12:
Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
Có 3 bộ ba kết thúc là: 5' UAA 3', 5' UAG 3' và 5' UGA 3'.
Cách giải:
Trong bộ mã di truyền, có 3 bộ ba kết thúc là: 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’ hoặc viết theo chiều ngược lại thì 3 bộ ba kết thúc chính là: 3’AAU5’, 3’GAU5’, 3’AGU5’.
Chọn B.
Câu 13:
Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng giảm đi 1 liên kết hidro. Loại đột biến đó là
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Cách giải:
Đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng cặp A-T sẽ làm giảm 1 liên kết hidro của toàn gen.
Chọn B.
Câu 14:
Cơ thể có kiểu gen AAaa, nếu giảm phân bình thường sẽ tạo ra các giao tử lưỡng bội với tỉ lệ:
Áp dụng quy tắc ình chữ nhật trong chia giao tử của thể đa bội.
Cách giải:
Chọn A.
Câu 15:
Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Cách giải:
Dạng đột biến cấu trúc NST sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch là lặp đoạn.
Chọn A.
Câu 16:
Phép lai P: Ee x Ee tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có bao nhiêu loại kiểu gen?
Loại kiểu gen khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
Cách giải:
F1 có bao nhiêu loại kiểu gen = Ee ´ Ee = 1EE : 2Ee : 1ee (3 loại kiểu gen).
Chọn C.
Câu 17:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở SV nhân thực. Sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là:
Quan sát hình minh họa sau:
1
Cách giải:
Sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 11nm và 30 nm.
Chọn A.
Câu 18:
Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Đao?
Bệnh Đao là một hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể trong một cặp NST.
Cách giải:
Bệnh Đao là một hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể số 21 – thể 3 NST só 21.
Chọn C.
Câu 19:
Một loài thực vật có 3 cặp NST kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một:
Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
Cách giải:
Cơ thể có bộ NST AbbDd là thể một – thiếu 1 NST ở cặp A.
Chọn A.
Câu 20:
Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Người ta phát hiện trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đậu đột biến đều có 21 nhiễm sắc thể. Tên gọi của thể đột biến này là:
Bước 1: Tính bộ NST đơn bội của loài (n).
Bước 2: Lấy bộ NST trong tế bào đột biến so sánh với bộ NST lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) của loài.
Cách giải:
Tính bộ NST đơn bội của loài n =7.
So sánh bộ NST trong tế bào đột biến so sánh với bộ NST lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) của loài ta thấy 21:7 = 3 → cây đậu đột biến có bộ NST 21 = 3n.
→ Đột biến thể tam bội.
Chọn C.
Câu 21:
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào:
Alen đột biến tác động lên cơ thể sinh vật khi tính trạng đột biến này được biểu hiện.
Cách giải:
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp mang alen đột biến.
Chọn B.
Câu 22:
Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’… TXG XXT GGA TXG …5’. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung A-U, G-X.
Chú ý trình tự các nu trên mạch mARN ngược chiều với trình tự các nu trên AND.
Cách giải:
Trình tự các nuclêôtit trên mARN tương ứng:
Chọn A.
Câu 23:
Ở thú, xét 1 gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là D và d. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng?
Gen nằm trên vùng không tương đồng trên NST X sẽ không tồn tại gen tương ứng trên NST Y.
Cách giải:
Ở thú, xét 1 gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là D và d.Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen đúng là XdY.
Chọn B.
Câu 24:
Gen B có 390 G và có tổng số liên kết hidro là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nucleotit bằng một cặp nucleotit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Số nucleotit mỗi loại của gen b là:
Theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G = X
A + G = N/2
Công thức tính tiên kết hidro: H = 2A + 3G
- A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
- G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Cách giải:
Gen B chưa đột biến có tổng số liên kết hidro = 2A + 3G = 1670
Theo dầu bài G = X = 390
→ A = T = 250
Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro → Đây là dạng đột biết thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.
→ Số nucleotit mỗi loại của gen b là:
G = X = 391
A = T = 249
Chọn D.
Câu 26:
Cho biết trình tự nucleotit của gen bình thường và gen đột biến:
Gen bình thường |
Gen đột biến |
…ATA TXG AAA… …TAT AGX TTT… |
…ATA XXG AAA… …TAT GGX TTT… |
Đột biến trên thuộc dạng gì?
Quan sát sự khá biệt về trình tự nu trên gen bình thường và gen đột biến.
Cách giải:
Ta thấy:
Số lượng nu của gen bình thường và gen đột biến là như nhau.
Vị trí nu thứ 4 của gen bình thường là cặp nu A-T còn của gen đột biến là G-X.
→ Đây là đột biến thay thế cặp nu A-T bằng nu G-X.
Chọn B.
Câu 27:
Một cơ thể đột biến thể ba có kiểu gen Aaa. Quá trình phát sinh giao tử diễn ra bình thường có thể tạo ra những loại giao tử nào sau đây?
Một cơ thể đột biến thể ba có kiểu gen Aaa không thể tạo giao tử AA.
Cách giải:
Một cơ thể đột biến thể ba có kiểu gen Aaa không thể tạo giao tử AA.
Aaa là cơ thể chưa giảm phân tạo giao tử.
→ Cơ thể đột biến thể ba có kiểu gen Aaa giảm phân cho các loại giao tử là: A, a, Aa, aa.
Chọn A.
Câu 28:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
Nhân đôi ADN là quá trình một phân tử ADN xoắn kép được sao chép để tạo ra hai phân tử ADN giống hệt nhau.
Cách giải:
Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
D – Là phát biểu sai.
Chọn D.14
Câu 29:
Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 24. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau.
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
Số lượng NST trong TB sinh dưỡng |
48 |
84 |
72 |
36 |
60 |
108 |
Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của thể đột biến đều bằng nhau. Trong các thể đột biến trên thể đột biến chẵn là:
A. I, III. B. I, III, IV, V. C. I, II, III, V. D. II, VI.
Thể đột biến chẵn hay đa bội chẵn 4n, 6n, 8n,…
Cách giải:
Bộ NST đơn bội của loài là n = 12
Thể đột biến:
I. 48 : 12 = 4 – đa bội chẵn. II. 84 : 12 = 7 – đa bội lẻ.
III. 72 : 12 = 6 – đa bội chẵn. IV. 36 : 12 = 3 – đa bội lẻ.
V. 60 : 12 = 5 – đa bội lẻ. VI. 108 : 12 = 9 – đa bội lẻ.
Trong các thể đột biến trên thể đột biến chẵn là: I, III.
Chọn A.
Câu 30:
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
Mã di truyền mang tính phổ biến, điều này có nghĩa là tất cả mọi sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Cách giải:
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện tính phổ biến của mã di truyền.
Chọn D.
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là sai?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotit trong gen. Đột biến gen là biến dị di truyền được.
Cách giải:
Phát biểu sai là B - Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chọn B.
Câu 32:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm:
Di truyền tế bào chất, di truyền ngoài nhân hay di truyền theo dòng mẹ là hiện tượng con lai nhận tế bào chất của mẹ. Khi kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau nhưng con sinh ra luôn mang tính trạng của mẹ → con lai nhận tế bào chất của mẹ → gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.
Cách giải:
Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1 → 100% hoa đỏ (giống mẹ)
F1 tự thụ phấn thu được F2 → 100% hoa đỏ giống mẹ.
Chọn B.
Câu 33:
Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loại khác nhau trong một tế bào.
Cách giải:
Phát biểu sai là - IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
Chọn C.
Câu 34:
Ở ngô có 2n = 20 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 5 có một chiếc bị đảo đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ:
Quá trình giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử 50% bình thường và 50% đột biến.
Cách giải:
Giao tử bình thường là 1/2 giao tử đột biến là 1/2.
Giao tử mang cả 2 cặp NST bình thường là 1/2 × 1/2 = 1/4
→ Tỉ lệ giao tử đột biến là 1 - 1/4 = 3/4.
Chọn C.
Câu 35:
Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ . Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
Xét alen B chưa đột biến tính số nu từng loại.
Sau đó suy ra gen đột biến b.
Tổng số liên kết hiđrô H = 2A + 3G
Cách giải:
Xét alen B có tỉ lệ ; A = T = 900 → G = X = 600
Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b.
Gen b có số nu từng loại là: A = T = 901 ; G = X = 599.
Tổng số liên kết hiđrô của alen b là H = 2A + 3G = 3599.
Chọn D.
Câu 36:
Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen A và a với tần số 10%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo ra từ cơ thể này là:
Tần số hoán vị (f) = Tổng tỷ lệ các loại kiểu hình có hoán vị gen.
Tỷ lệ loại giao tử hoán vị = f /2
Tỷ lệ giao tử liên kết = (1- f)/2
Cách giải:
Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen A và a với tần số 10%.
Tỉ lệ AB = tỉ lệ giao tử liên kết = (1 – 10%)/2 = 0,45 = 45%
Chọn A.
Câu 37:
Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là:
Tính tỉ lệ giao tử ở từng cây.
Cách giải:
Tỉ lệ giao tử thu được:
AAaa cho các loại giao tử 1AA : 4Aa : 1aa
Aa chi các loại giao tử 1A : 1 a
Cây đồng hợp lặn ở đời con có kiểu gen aaa = 1/6 × 1/2 = 1/12.
Chọn B.
Câu 38:
Một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến. Cho 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 10 kiểu gen.
II. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì F1 có tối đa 3 kiểu hình.
III. Nếu tần số hoán vị gen nhỏ hơn 20% thì F1 có kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm trên 50%.
IV. Nếu hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực thì F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
Dựa vào dữ liệu đề bài.
Cách giải:
I đúng. Vì nếu 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen thì F1 sẽ có 10 kiểu gen.
II sai. Vì khi liên kết hoàn toàn thì chỉ có 3 kiểu hình hoặc 2 kiểu hình. → Tối thiểu có 2 kiểu hình.
III đúng. Vì kiểu hình A-B- luôn = 0,5 + đồng hợp lặn. Nếu không xảy ra hoán vị và P có kiểu gen dị hợp tử chéo thì kiểu hình đồng hợp lặn = 0 nên kiểu hình A-B-= 50%, nếu xảy ra hoán vị dưới 20% thì tỉ lệ này sẽ trên 50%.
IV đúng. Vi P dị hợp 2 cặp gen, hoãn vị gen ở một giới tính thì F1 có 7 kiểu gen.
Có 3 phát biểu đúng.
Chọn C.
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của Operon Lac ở E.Coli sai?
Quan sát cấu trúc Operon Lac dự đoán số làn phiên mã của các gen cấu trúc khi có tín hiệu phiên mã.
Cách giải:
Các gen cấu trúc Z, Y, A mang thông tin quy định cấu trúng của một chuỗi polipeptit, có cùng số lần phiên mã.
Phát biểu sai là D - Các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần phiên mã khác nhau.
Chọn D.17
Câu 40:
Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Sau đó, họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của các vi khuẩn E. coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau mỗi thệ hệ và thu được kết quả như hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N, Y là vị trí của ADN chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 14N.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Nếu một vi khuẩn E. coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch ADN chứa 15N ở mỗi thế hệ.
III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Z chiếm 7/8.
IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Y chiếm 15/16
Có a phân tử ADN chỉ có N15 nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14:
- Số phân tử ADN con: a´2k
- Số phân tử ADN chỉ có N14: a ´ (2k - 2)
- Số phân tử ADN có cả N14 và N15: 2a
Sau đó chuyển về môi trường chỉ có N15 nhân đôi n lần:
- Số phân tử ADN chứa N14: a ´ (2k+1 - 2)
- Số phân tử ADN chỉ có N15: a ´ [2k + n - (2k+1 - 2)]
Cách giải:
X – ADN chứa cả 2 mạch 15N.
Y – ADN chứa cả mạch 14N và 15N.
Z – ADN chứa cả 2 mạch 14N.
I đúng, Vì khi chuyển vi khuẩn sang môi trường chứa đồng vị phóng xạ khác → tạo ra cả ADN chứa cả mạch 14N và 15N.
II đúng, nếu 1 vi khuẩn chứa 15N nuôi trong môi trường chỉ chứa 14N thì có 2 mạch 15N có sẵn của phân tử ADN ban đầu.
III đúng, ở thế hệ thứ 4
+ Số phân tử ADN là 24 = 16
+ Số phân tử ADN chứa cả mạch 14N và 15N là 2 do có 2 mạch 15N của phân tử ADN ban đầu.
→ Tỉ lệ ADN ở vị trí Y là 1 - 2/16 = 14/16 = 7/8.
IV sai, ở thế hệ thứ 5
+ Số phân tử ADN là 25 = 32
+ Số phân tử ở vị trí Y (ADN chứa cả mạch 14N và 15N) là 2 do có 2 mạch 15N của phân tử ADN ban đầu.
→ Tỉ lệ ADN ở vị trí Y là 2/32 = 1/16.
Có 3 phát biểu đúng.
Chọn C.