IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 29)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 29)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 29)

  • 138 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đại địa chất nào còn được gọi là “kỉ nguyên của bò sát”?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 2:

Tổ chức nào sau đây là đơn vị tiến hóa hình thành nên loài mới?

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 3:

Ở người, tuyến nước bọt có chứa enzim tiêu hóa loại hợp chất nào trong thức ăn?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 4:

Ở phép lai nào sau đây, số loại kiểu hình ở đực nhiều hơn số loại kiểu hình ở cái?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 5:

Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 6:

Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò dịch mã thông tin di truyền?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 7:

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thể song nhị bội?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 8:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 10:

Cặp phép lai nào sau đây là cặp phép lai thuận nghịch?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 13:

Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền chéo?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 14:

Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng thường có vùng phân bố như thế nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 15:

Nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp sinh thái nào?

Nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp sinh thái nào (ảnh 1) Nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp sinh thái nào (ảnh 2)
 
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 16:

Thể hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% Aa. Ở F2, tỉ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 17:

Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 18:

Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 20:

Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 21:

Tập hợp các loài sinh vật hiện đang sinh sống tại rừng tràm U Minh được gọi là gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 22:

Nguồn nitơ trong đất cung cấp cho cây trồng có thể bị giảm sút do hoạt động của nhóm vi khuẩn nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 23:

Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 24:

Ở một loài thực vật, xét 1 cơ thể có 2 cặp dị hợp Aa, Bb tự thụ phấn thu được F1. Biết alen trội là trội hoàn toàn quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là 660 : 160 : 90 : 90. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là quy luật nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 28:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 29:

Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hydrogen của gen?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gene không đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 31:

Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình bên: Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. Cho các phát biểu sau về con đường hình thành loài này, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình bên (ảnh 1)

I. Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.

II. Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

III. Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.

IV. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li địa lý và cách li cơ học.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.

I. sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.

II. sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

III. sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.

IV Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).


Câu 32:

Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên cứu mô hình nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (N15), sau đó chuyển các tế bào chỉ có N15 sang môi trường chứa nitơ đồng vị nhẹ (N14), tách ADN sau mỗi thế hệ và ly tâm. Thí nghiệm được thể hiện như hình.

 Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl  (ảnh 1) Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl  (ảnh 2)
Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl  (ảnh 3)
 Dựa vào thí nghiệm em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đường đồ thị A mô tả đúng sự thay đổi tỷ lệ mạch ADN chứa N15 qua các thế hệ tế bào.

II. Thí nghiệm chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.

III. Qua các thế hệ vạch li tâm chứa nitơ đồng vị phóng xạ nhẹ (N14) ngày càng tăng.

IV. Số ADN chứa N15 không đổi qua các thế hệ.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

Thí nghiệm chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn, qua mỗi thế hệ tỷ lệ mạch ADN chứa N15 giảm => I sai, II đúng.

III đúng. Qua các thế hệ tỷ lệ mạch AND chứa N14 tăng => vạch li tâm chứa nitơ đồng vị phóng xạ nhẹ (N14) ngày càng tăng.

IV đúng. Số ADN chứa N15 ở thế sau chính là số mạch ADN chứa N15 ban đầu => Số AND chứa N15 không đổi qua các thế hệ

Câu 33:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người. Biết rằng mỗi bệnh do một gen có 2 alen quy định và người số 8 chỉ mang alen bệnh B.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người. Biết rằng mỗi bệnh do một gen có 2 alen (ảnh 1)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

I. Xác định được chính xác kiểu gen của 7 người.

II. Hai bệnh này chắc chắn di truyền phân li độc lập với nhau.

III. Xác suất để người 17 bị cả 2 bệnh là 1/80.

IV. Xác suất để người 17 là con gái mang alen bệnh là 7/15.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

- Ta có: Cặp vợ chồng số (1)-(2) đều không bị bệnh B nhưng sinh con gái số (6) (5) và con trai số bị bệnh B do đó bệnh B do gen lặn quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường. Và người số (8) chỉ mang alen bệnh B nên không mang alen gây bệnh A nhưng sinh con trai số (12) bị bệnh A. Vậy bệnh B do gen lặn quy định và gen A nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

Quy ước gen:                A không bị bệnh A – a quy định bệnh A.

                                           B không bị bệnh B – b quy định bệnh B

I Sai. Bệnh A: Những người biết được kiểu gen: số 2 (XaY), số 3 (XAXa), số 4 (XAY), số 5 (XAY), số 6 (XAXa), số 7 (XAXa), số 8 (XAY), số 9 (XAXa), số 10 (XaY), số 11 (XAY), số 12 (XaY), số 13 (XAY), số 14 (XAXa), số 15 (XaXa) số 16 (XAXa)

- Bệnh B: Những người biết được kiểu gen: số 1 (Bb), số 2 (Bb), số 6 (bb), số 8 (Bb), số 9 (Bb), số 10 (Bb), số 15 (bb)

* Xét cả 2 bệnh thì biết được kiểu gen của 5 người, đó là số (2), (6), (8), (9), (10), (15).

II Đúng. Vì một bệnh do gen nằm trên NST thường, 1 bệnh do gen nằm trên NST X nên 2 bệnh phân li độc lập với nhau.

III Sai. Bệnh A: Người số (13) có kiểu gen XAY. Người số (14) có kiểu gen XAXa. Cặp (13) - (14) sinh đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1XAXA: 1XAXa: 1XAY: IXaY.

Bệnh B: : Người số (7) có kiểu gen 1/3 BB: 2/3 Bb.Người số (8) có kiểu gen Bb cho nên người 13 có kiểu gen 2/5BB: 3/5Bb. Người số 14 có kiểu gen 1/3BB:2/3Bb. Cặp 13-14 sinh đời con có kiểu gen: 14/30BB:13/30Bb:3/30bb => Xác suất người 17 bị cả hai bệnh = 1/4 . 3/30 = 1/40.

IV Sai. Xác suất để người (17) là con gái mang alen bệnh = 1/2 – 14/30.1/4 =23/60.


Câu 34:

Bảng dưới đây thể hiện một chuỗi pôlinuclêôtit mã hóa cho chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin là MATE (mỗi chữ cái là 1 loại axitamin), các nuclêôtit từ số 1 đến số 5 chưa xác định. Một đột biến mất một cặp bazơ nitơ làm thay đổi chuỗi pôlipeptit thành MATEK. Chuỗi pôlinuclêôtit ban đầu và chuỗi pôlinuclêôtit đột biến đều bắt đầu bằng bộ ba mở đầu và kết thúc bằng bộ ba kết thúc.

Bảng dưới đây thể hiện một chuỗi pôlinuclêôtit mã hóa cho chuỗi pôlipeptit  (ảnh 1)

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Chuỗi pôlinuclêôtit trên là mạch bổ sung của gen.

II. Cặp nuclêôtit bị mất có thể ở vị trí số 1 hoặc số 2.

III. Vị trí số 3 có thể là A, T, G hoặc X.

IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 thì gọi là đột biến vô nghĩa.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

I. Đúng. Chuỗi pôlinuclêôtit trên là mạch bổ sung của gen. (Lí do là vì bộ ba mỡ đầu 5'AUG3' được thay bằng 5'ATG3' đây là bộ ba mỡ đầu trên mạch bổ sung.

II. Đúng. Cặp nuclêôtit bị mất có thể ở vị trí số 1 hoặc số 2. Trong trường hợp, bộ ba kết kết của gen bình thường là UAA thì đột biến có thể mất ở cặp số 1 hoặc 2 ( vì vai trò của cặp số 1 và 2 là như nhau.

III. Sai. Vị trí số ba không thể là A, vì sẽ hình thành bộ ba kết thúc chứ không tạo được 1 axit amin mới.

IV. Sai. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 thì vẫn tạo chuỗi polypeptide bình thường.


Câu 35:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen (Aa và Bb) quy định. Tính trạng hình dạng quả do cặp Dd quy định. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn, đời con (F1) thu được tỷ lệ: 49,5% hoa đỏ, quả tròn: 6,75% hoa đỏ, quả bầu dục: 23,25% hoa hồng, quả tròn: 14,25% hoa hồng, quả bầu dục: 2,25% hoa trắng, quả tròn: 4% hoa trắng, quả bầu dục. Biết các gen quy định các tính trạng nằm trên NST thường, không xảy ra đột biến và diễn biến của quá trình giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn là giống nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các cây của P có kiểu gen giống nhau.

II. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp ở F1 là 15,5%.

III. F1 có tất cả 10 kiểu gen khác nhau về kiểu hình hoa đỏ, quả tròn F1.

IV. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả tròn F1 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 8,1%.
Xem đáp án

Chọn đáp án A 

- Xét tính trạng màu hoa: Hoa đỏ: hoa hồng : hoa trắng = 9:6:1 => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và P: AaBb x AaBb.

- Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ, A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng và aabb quy định hoa trắng.

- Xét tính trạng hình dạng quả: Quả tròn: quả bầu dục = 3:1 => Quả tròn trội so với quả bầu dục và P: Dd x Dd.

- Vì nếu phân li độc lập thì kiểu hình hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 1/16.1/4 = 1/64 ≠ 4% => Hai cặp tính trạng này liên kết không hoàn toàn (có hoán vị gen).

- Giả sử cặp (D,d) liên kết với (B, b), ta có: Hoa trắng, quả bầu dục có kiểu gen aabdbd = 4% : 25% = 16% => bd = 0,4 => Tần số hoán vị gen f = 1 - 2.0,4 = 0,2 = 20%.

I Đúng. Kiểu gen của cây (P) là: AaBDbd × AaBDbd

II Sai. Kiểu gen dị hợp 3 gặp gồm AaBDbd  và  AaBdbD chiếm tỷ lệ = 2.1/2.((0,4.0,4 + 0,1.0,1) = 0,17 = 17%

III. Đúng. Hoa đỏ, quả tròn (A-B-D-) có số kiểu gen là: 2 × 5 = 10 kiểu gen.

IV Đúng. Cây hoa đỏ, quả tròn có tỉ lệ là: 49,5%. Cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng AABDBD  có tỉ lệ đúng bằng cây hoa trắng, quả bầu dục aabdbd = 4% → Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả tròn Fị thì xác suất thu được cây thuần chủng là: 4/49,5 ≈ 8,1%.

 


Câu 36:

Ở chó Labrador, màu sắc lông do 2 lôcut gen phân li độc lập quy định. Những con chó của dòng này sẽ có thể có lông vàng, lông nâu hoặc lông đen tùy thuộc vào sự sự tổng hợp của các sắc tố Eumelanin, Pheomelanin. Phân tích thành phần gen và sự tương tác giữa các gen quyết định sự tích lũy sắc tố hình thành màu lông được thống kê ở bảng. Biết + có mặt; - không có mặt.

Phân tích locut gen

Sắc tố tích lũy

Kiểu hình về màu sắc lông

Locut A

Locut a

Locut B

Locut b

Eumelanin nhiều

Đen

+ +

-

+ +

-

Eumelanin nhiều

Đen

+ +

-

+

+

Eumelanin nhiều

Đen

+

+

+ +

-

Eumelanin nhiều

Đen

+

+

+

+

Eumelanin nhiều

Đen

+ +

-

-

+ +

Eumelanin ít

Nâu

+

+

-

+ +

Eumelanin ít

Nâu

-

+ +

+ +

-

Pheomelanin nhiều

Vàng

-

+ +

+

-

Pheomelanin nhiều

Vàng

-

+ +

-

+ +

Pheomelanin nhiều

Vàng

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lôcut gen A, a quy định khả năng sản xuất sắc tố Eumelanin trong cơ thể chó Labrador.

II. Lôcut gen B, b quy định khả năng sản xuất cả 2 loại sắc tố Pheomelanin và Eumelanin, nhưng Eumelanin là chủ yếu.

III. Đem lai 2 dòng chó Labrador lông vàng và lông nâu thuần chủng, có thể thu được đời con có toàn bộ đều lông đen.

IV. Một cặp bố mẹ lông đen và nâu sinh con có thể có cả đen, nâu, vàng; nếu điều này xảy ra thì theo lí thuyết, tỉ lệ con lông đen là cao nhất.

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 37:

Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu quần đảo nhỏ trong bản đồ Hình dưới đây. Họ đã so sánh hệ sinh thái của đất liền với hệ sinh thái trên các đảo gần đó và đã đưa ra một vài khám phá. Khu vực này chưa có con người đến sinh sống, vì vậy nó vẫn còn rất tự nhiên. Đất liền có một dãy núi thấp cách bờ biển khoảng 50 km (đỉnh cao nhất khoảng 400m so với mực nước biển) và gió thịnh hành là hướng Tây. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu quần đảo nhỏ trong bản đồ Hình dưới đây (ảnh 1)

I. Trong 6 đảo trên, đảo 3 được cho là có độ đa dạng về loài lớn nhất

II. Các nhà sinh thái học theo dõi số lượng tắc kè trên đảo 3 và thấy rằng tỷ lệ sinh sản của chúng là 20% mỗi năm. Họ cũng xác định được có 110 con tắc kè trên đảo trong năm đó. Số lượng tắc kè trên đảo này vào cùng một thời điểm này trong một năm sau là 132 con.

III. Chỉ xem xét những đảo 2, 4, 5, 6; đảo 6 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.

IV. Các nhà sinh thái học nghiên cứu sự đa dạng sinh học trên các đảo và nhận thấy rằng những con tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng cùng loài. Điều có khả năng nhất tạo ra sự khác biệt về màu sắc của tắc kè ở đảo 3 và đảo 1 là áp lực của vật dữ ở đảo 3.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

I sai.

- Đảo 1 sẽ có độ đa dạng về loài lớn nhất, do có diện tích lớn và gần đất liền nhất (theo lý thuyết về đa dạng đảo của MacArthur và Wilson).

- Vì đất liền là nguồn phát tán (di cư) của các loài tới đảo, do đất liền có diện tích lớn, địa hình đa dạng → điều kiện sống có sự phân hóa cao → nên số loài nhiều.

II đúng.

Số lượng tắc kè trên đảo 3 sau 1 năm là: 110 + (110 × 0,2) = 132 con.

III sai.

Trong số các hòn đảo 2, 4, 5, 6, thì đảo 5 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất, vì diện tích 4 đảo này tương đương nhau, nhưng đảo 5 gần đất liền nhất, nên khả năng di cư của các loài từ đất liền ra đảo cao hơn và khả năng bị tuyệt chủng của các loài ở đảo 5 sẽ thấp hơn các đảo khác do gần đất liền và được dãy núi cao che chắn.

IV đúng.

- Tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng là cùng loài → Điều có khả năng nhất tạo ra hiện tượng này là áp lực của vật dữ ở đảo 3.

- Giải thích: vì màu sắc ở ĐV có 3 ý nghĩa: nhận biết đồng loại, ngụy trang và cảnh báo kẻ thù để tự vệ. Ở đây màu sắc khác nhau giữa 2 đảo không có ý nghĩa nhận biết đồng loại (vì cùng loài). Hai ý nghĩa còn lại là do áp lực của vật ăn thịt chúng mà có (tức là để ngụy trang hoặc cảnh báo) → màu sẫm chủ yếu để ngụy trang.


Câu 38:

Bảng dưới đây mô tả nhu cầu về nguồn sống của 7 loài rắn cùng chung sống trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam:

Loài rắn

Môi trường sổng

Thời gian đi bắt mồi

Những loại mồi chủ yếu

Ngày

Đêm

1. Rắn cạp nong

Trên cạn

 

+

Rắn

2. Rắn hổ mang

 

+

Chuột

3. Rắn săn chuột

+

 

Chuột

4. Rắn giun

Chui luồng trong đất

 

+

Sâu bọ

5. Rắn ráo

Trên cạn và leo cây

+

 

Êch nhái, chim non

6. Rắn cạp nia

Vừa ở nước vừa ở cạn

 

+

Lươn, trạch đồng

7. Rắn nước

+

 

Ếch nhái, cá

Khi nói về các loài rắn này, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?

I. Rắn hổ mang và rắn săn chuột phân li ổ sinh thái dinh dưỡng.

II. Rắn cạp nia và rắn nước có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau.

III. Các loài rắn này cùng sống trên một cánh đồng nên có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau.

IV. Nhu cầu dinh dưỡng của các loài rắn này giúp chúng tận dụng nguồn sống của môi trường.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

I Đúng. Rắn hổ mang và rắn săn chuột săn mồi vào thời gian khác nhau → phân li ổ sinh thái dinh dưỡng.

II Sai. Hai loài này sử dụng các loại thức ăn khác nhau → ổ sinh thái dinh dưỡng phân li

III Sai. Các loài rắn này ăn những loại thức ăn khác nhau hoặc ăn cùng loại thức ăn nhưng khác nhau về nơi ở và thời điểm nên ổ sinh thái dinh dưỡng phân li

IV Đúng. Nhu cầu dinh dưỡng của các loài rắn này giúp chúng tận dụng nguồn sống của môi trường. Chúng sử dụng các loại thức ăn khác nhau


Câu 39:

CO2 là một trong những thành phần chính của khí nhà kính. Trong gần 170 năm qua, hàm lượng CO2 khí quyển đã tăng khoảng 50%. Sự gia tăng hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2 là nguyên nhân chính làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Bảng dưới đây cung cấp số liệu về hàm lượng CO2 khí quyển trung bình theo thời gian:

Năm

1850

1958

1969

1978

1989

1998

2009

2018

Hàm lượng CO2 trung bình (ppm)

274,2

315,3

324,6

335,4

353,1

366,7

387,4

408,5

Dựa vào bảng số liệu trên, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi hàm lượng CO2 tăng thì nhiệt độ trái đất cũng tăng.

II. Do tác động của hiệu ứng nhà kính, nếu mức tăng nhiệt độ của trái đất thì ở vùng có vĩ độ cao (rừng lá kim phương bắc sẽ bị tác động nhiều hơn so với vùng có vĩ độ thấp (rừng mưa nhiệt đới).

III. Ở vùng vĩ độ cao, các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa...) có biên độ biến động không nhiều.

IV. Hoạt động chuyển hóa vật chất ở sinh vật sản xuất của kiểu rừng lá kim phương bắc làm tăng gấp 3 lần lượng khí CO2 so với thời điểm năm 1850.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

I đúng. Vì CO2 khí quyển tăng → độ dày lớp khí nhà kính tăng → hạn chế sự phản xạ của các tia sinh nhiệt (tia sóng có bước sóng dài) qua lớp khí nhà kính. Các tia sinh nhiệt quay trở lại bề mặt trái đất làm tăng nhiệt độ.

II sai, III sai.

- Quần xã ở vĩ độ thấp bị tác động nhiều hơn

Ở vùng vĩ độ thấp, các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,...) có biên độ biến động không nhiều → môi trường có tính ổn định cao hơn so với ở vĩ độ cao → các loài thích nghi với môi trường ổn định nên khi nhiệt độ môi trường tăng → ảnh hưởng đến hoạt động sống của các loài

- Quần xã ở vĩ độ thấp có đa dạng sinh học (độ đa dạng) cao nên kích thước quần thể nhỏ (do không có loài ưu thế, chỉ có nhóm loài ưu thế) → khi hàm lượng CO2 khí quyển tăng, tăng hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu → những cá thể thích nghi kém bị chết → kích thước quần thể có thể bị giảm đến/dưới kích thước tối thiểu → giảm hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể, tăng khả năng giao phối gần → quần thể rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng

IV sai. Vì:

- Hoạt động của sinh vật phân giải có trong đất rừng

- Lượng mùn hữu cơ/xác sinh vật trong đất rừng lá kim rất cao trong quá khứ, hoạt động của sinh vật phân giải bị ức chế vì nhiệt độ thấp → nguồn nguyên liệu cung cấp cacbon phong phú

- Nhiệt độ môi trường tăng → tăng tốc độ trao đổi chất của sinh vật phân giải bởi vì sinh vật phân giải thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường → tăng tốc độ chuyển hoá cacbon hữu cơ thành cacbon vô cơ của sinh vật phân giải.


Câu 40:

Những cây thông đen được chuyển đến trồng ở một số đồng cỏ đá khoáng ở Hungary. Do tác động che bóng của cây thông và các chất bị rò rỉ từ lớp thảm mục, những khu rừng thông này gần như đã làm thay đổi hoàn toàn hệ thực vật đồng cỏ đá khoáng phong phú trước đây. Vào năm thứ 0 của thí nghiệm, những đám cháy rừng đã tàn phá những cây thông đen trên dãy núi Buda. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu quần xã cỏ đá núi ban đầu có được phục hồi hay không. Số lượng loài (hình 6A) và độ che phủ (phần trăm %) theo thời gian (hình 6B) đã được tính. Các vị trí trong khu vực bị cháy ở sườn núi phía Bắc (N) và sườn núi phía Nam (S), và đồng cỏ đá tự nhiên như là đối chứng (NC và SC) cũng đã được so sánh. Họ theo dõi các khu vực (ngoại trừ đối chứng) trong 10 năm.

Những cây thông đen được chuyển đến trồng ở một số đồng cỏ đá khoáng ở Hungary (ảnh 1)

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học có thể phát hiện ra những thay đổi khác nhau trong thành phần của quần xã thực vật, được thể hiện trong hình 7.

G = Cây có giá trị kinh tế (ở đây chủ yếu là cây thông đen).

GY = Cỏ dại (loài chịu được tác động nhiễu loạn mạnh,thường là loài xâm lấn);

TZ = Loài chịu nhiễu loạn tự nhiên yếu.

TP = Loài tiên phong (định cư đầu tiên trên đá mẹ).

K = Loài đi kèm loài khác.

E = Loài chiếm ưu thế của quần xã.

V = Loài được bảo vệ.

Chú thích hình: Coverage in percentage: % bao phủ.

Sampling sites and years: Các vị trí lấy mẫu và các năm.

Những cây thông đen được chuyển đến trồng ở một số đồng cỏ đá khoáng ở Hungary (ảnh 2)

Có bao nhiêu nhận định sau có thể là nguyên nhân của sự giảm độ giàu loài giữa năm thứ 5 và năm thứ 10?

I. Do các loài cỏ dại xâm lấn đã lấn át các loài bản địa.

II. Do sự cạnh tranh giữa các loài thực vật tăng mạnh hơn vào giữa những năm thứ 5 và 10 nên các loài cạnh tranh yếu hơn biến mất.

III. Nguyên nhân chính có thể là do sự biến mất gần như hoàn toàn của cỏ dại.

IV. Nguyên nhân gây sự suy giảm số lượng loài là sự cạnh tranh mạnh hơn giữa các cây so với cạnh tranh ở đồng cỏ tự nhiên.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

I. Sai, các loài cỏ dại xâm lấn ở năm thứ 5 đã giảm và giảm mạnh ở năm thứ 10.

II. Đúng. Loài G cạnh tranh làm loài TP biến mất, GY giảm mạnh.

III. Đúng, GY giảm mạnh, TP biến mất.

IV. Sai, GY giảm mạnh, TP biến mất, xuất hiện G. Trên đồng cỏ tự nhiên cũng có sự suy giảm số lượng loài vào năm thứ 10.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương