(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 30) có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 30) có đáp án
-
384 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do
Đáp án B
Điểm giống nhau giữa các loài sinh vật đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy tất cả chúng có chung một nguồn gốc.
Như vậy: A, C, D chưa phù hợp.
Câu 2:
Liệu pháp gen là phương pháp:
Đáp án D
Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến. Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp: một là đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh, hai là thay thế gen bệnh bằng gen lành.
Một phương án được đưa ra đó là dùng virus làm thể truyền vì virus có thể cài xen được vật chất di truyền vào vật chất di truyền của tế bào
Câu 3:
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
A.đúng, Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân ly
B.đúng
C.sai, tính phổ biến mới chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới
D.đúng
Câu 4:
Trong operon Lac ở vi khuẩn E. coli, khi môi trường có lactose, mối tương tác giữa 2 thành phần nào sau đây không diễn ra?
Đáp án A
Câu 5:
Khi nói về liên kết gen hoàn toàn, điều nào sau đây sai?
Đáp án A
A.sai. Liên kết gen chỉ làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
B.đúng. Các cặp gen càng nằm gần nhau thì liên kết càng bền vững, càng xa nhau nhau thì liên kết càng kém.
C.đúng. Liên kết gen là hiện tượng phổ biến.
D.đúng. Các gen trên 1 luôn di truyền cùng nhau giúp các nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau.
Câu 6:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa ở các loài giao phối là
Đáp án C
Câu 7:
Ở cơ thể lưỡng bội, gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ tồn tại thành cặp alen?
Đáp án A
Gen chỉ tồn tại thành cặp alen khi gen trên NST thường hoặc gen trên NST giới X ở giới XX hoặc gen ở vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
Câu 8:
Khi nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản của 1 quần thể cá, người ta xây dựng được biểu đồ như hình bên.
Phân tích biểu đồ này không rút ra được kết luận nào sau đây?
Đáp án D
A Đúng: Tổng tỉ lệ sau sinh sản + đang sinh sản + trước sinh sản của 2 giời xấp xỉ 1 : 1
B Đúng: Tháp tuổi co đáy rộng đỉnh hẹp là tháp dạng phát triển
C Đúng: 15% lứa tuổi sau sinh sản không ảnh hưởng tăng trưởng quần thể
D Sai
Câu 9:
Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A.sai, có những gen không được phiên mã (gen không hoạt động).
B.sai, ở ti thể, lạp thể cũng có phiên mã.
C.sai, mARN do gen trong ti thể, lạp thể phiên mã ra không cần cắt intron, nối exon.
D.đúng, do có sự cắt intron, nối exon tạo ra nhiều mARN trưởng thành.
Câu 10:
Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:
1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.
2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.
3. Cây ngô bị bạch tạng.
4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.
Những biến dị thường biến là:
Đáp án D
Hiện tượng thường biến là hiện tượng cơ thể sinh vật có những biến đổi nhất định khi điều kiện môi trường thay đổi → Hiện tượng 2 và 4
Câu 11:
Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào không chứng minh quá trình thoát hơi nước ở thực vật?
Đáp án D
Câu 12:
Phép lai nào sau đây có bản chất là giao phối cận huyết?
Đáp án C
- Lai kinh tế là phép lai dùng F1 làm thưong phẩm, không dùng làm giống.
- Lai xa là lai giữa 2 cá thể khác loài hoặc khác chi để tạo ra ưu thế lai.
- Lai cải tiến giống (hay còn gọi là lai hồi giao) là lấy F1 lai trở lại với P để tăng cường, cũng cố và duy trì những tính trạng tốt từ thời P.
- Lai khác thứ là phương pháp lai giữa 2 thứ thuần chủng khác nhau tạo ra ưu thế lai.
Câu 13:
Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẫm?
Đáp án C
Cá chép là loài có tim 2 ngăn, tuần hoàn đơn. Cho nên máu rời khỏi tâm thất luôn là đỏ thẫm.
Ở cá chép; tâm thất bơm máu lên động mạch mang, sau đó đến mao mạch mang để thực hiện trao đổi khí làm cho máu đỏ thẫm thành máu đỏ tươi.
Câu 14:
Ở ruồi giấm, alen A (mắt đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (mắt trắng). Locus gen này thuộc vùng không tương đồng của NST X. Phép lai nào sau đây cho đời con có 25% mắt trắng?
Đáp án C
Câu 15:
Một quần thể có tần số kiểu gen là q2 AA : 2pq Aa : p2 aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
Đáp án D
Câu 16:
Giả sử 4 chuỗi thức ăn sau đây thuộc 4 hệ sinh thái và cả 4 hệ sinh thái đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau. Con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
Đáp án B
Sinh vật càng có bậc dinh dưỡng cao thì tích lũy chất độc càng nhiều theo quy luật khuếch đại sinh học.
Câu 17:
Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng săn mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ gì?
Đáp án B
Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng sắn mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng.
Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ hội sinh.
Câu 18:
Ở ruồi giấm, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thể đều dị hợp 3 cặp gen giao phối với nhau, thu được F1 gồm 8 loại kiểu hình trong đó kiểu hình mang 3 tính trặng lặn là . Biết quá trình giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen trong số các cá thể trội 3 tính trạng ở F1 là
Đáp án A
Giả sử có 3 cặp gen A,a ; B,b và D,d vì có 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường nên xét 2 gen A và B liên kết cùng nhau, D và d phân li độc lập
Vì cặp Dd x Dd có 2 loại kiểu hình nên phép lai P dị hợp 2 cặp gen cho 4 loại kiểu hình
F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 tính trạng lặn
" có hoán vị gen xảy ra ở ruồi giấm cái
Vì A-bb=aaB- nên cùng = 1/16
" F1 có 11/16 A_B_: 3/16 aabb: 1/16 aaB_: 1/16 A_bb
Vì P chỉ xảy ra hoán vị ở giới cái nên 3/16 aabb = 3/8 ab x ½ ab " tần số hoán vị = 25%
Xét gen thứ 3 có KH Phân li 3D_: 1dd => P Dd x Dd
Tỉ lệ cá thể có KH mang 3 tính trạng trội dị hợp 1 cặp gen:
= 3/8 x ½ x ½ + 1/8 x ½ x ¼ x2 = 1/8
Vậy trong số các cây tội 3 tính trạng cây dị hợp 1 cặp gen là 1/8 33/64 =8/33
Câu 19:
Dạng đột biến nào góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài?
Đáp án D
Đột biến đảo đoạn NST góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong loài vì ít gây hại hơn so với các dạng còn lại.
Câu 20:
Trong quần thể, mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể được biểu hiện qua đặc điểm nào?
Đáp án B
Câu 21:
Trong điều kiện giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến, cơ thể nào sau đây luôn tạo ra 2 loại giao tử?
Đáp án C
Nếu không có đột biến thì cơ thể có kiểu gen XDEY cho hai loại giao tử là XDE và Y.
Câu 22:
Cừu Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Phát biểu nào sau đây đúng về vật chất di truyền (VCDT) của động vật trên?
Đáp án B
Vật chất di truyền của cừu Dolly gồm có
- Gen trong nhân của cừu cho nhân (ở đây là nhân tế bào tuyến vú).
- Gen ngoài nhân là vật chất di truyền của cừu cho trứng
Câu 23:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
A.sai. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân chưa chắn được thụ tinh tạo thành hợp tử và di truyền cho thế hệ sau. Hoặc đột biến ở tế bào sinh dưỡng chưa chắn di truyền cho thế hệ sau bằng hình thức sinh sản hữu tính.
B.đúng. Giả sử alen a bị đột biến thành alen A thì 2 kiểu gen chứa alen đột biến là AA và Aa được gọi là thể đột biến.
C.đúng.
D.đúng. Các nucleotit dạng hiếm tồn tại sẵn trong nội bào và không phải là tác nhân đột biến thì vẫn phát sinh các dạng đột biến gen.
Câu 24:
Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
A.đúng vì tiêu hóa cơ học đề cập đến sự phá vỡ vật lý phần lớn thức ăn thành miếng nhỏ mà sau đó có thể được enzim tiêu hóa phân giải. Trong quá trình tiêu hóa hóa học, enzim phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ mà cơ thể có thể hấp thu. Các loài động vật đều có tiêu hóa hóa học.
B.sai vì trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được tiêu hoá bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hoá nội bào.
C.đúng vì các loài thuộc lớp cá, lớp bò sát, lớp ếch nhái, lớp chim, lớp thú đều có ống tiêu hóa và tiêu hóa ngoại bào.
D.đúng vì các loài trâu, bò, dê, cừu là động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi.
Câu 25:
Hai loài sinh vật sống ở hai khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
Đáp án D
Hai loài có nơi ở cách nhau rất xa, không có quan hệ họ hàng mà mang những đặc điểm giống nhau có thể giải thích do quá trình tiến hoá đồng quy. Điều kiện sống của 2 loài này tương tự nhau nên CLTN đã hình thành những quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi giống nhau.
Câu 26:
Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào?
Đáp án A
Pheninketo niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanin (Phe) thành Tyrosine (Tyr) ở người, nguyên nhân do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase. Sự rối loạn này gây thiếu hụt Tyrosine - tiền chất quan trọng để sản xuất serotonin, catecholoamine dẫn truyền thần kinh, melanin và hormon tuyến giáp.
Câu 27:
Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để
Đáp án D
Giao phối cận huyết và tự thụ phấn làm tăng sự xuất hiện các cá thể đồng hợp. Trong chọn giống ,người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để củng cố các đặt tính tốt tạo dòng thuần chủng.
Câu 28:
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể.
II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh.
III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
IV. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Đáp án C
II sai vì gen trong tế bào chất cũng được đi vào giao tử và vẫn có thể được di truyền cho đời sau.
IV sai vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau.
Câu 29:
Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do một gen có 2 alen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn, các gen này liên kết với nhau. Đem cây P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây có kiểu hình khác, thu được F1 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1. Biết rằng không có trao đổi chéo và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
- Giả sử 2 cặp gen đang xét là Aa và Bb.
Do không có hoán vị gen nên mỗi cơ thể cho 1 hoặc 2 loại giao tử, đời con có 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 loại kiểu gen. Để có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1, phép lai sẽ phải có 2 hoặc 4 loại kiểu gen.
- Phép lai có 2 loại kiểu gen = 2 x 1
- C đúng, vì F1 trong mỗi trường hợp đều cho 3 loại giao tử khác nhau, do vậy khi ngẫu phối thì đời con có tối đa 3 + 3C2 = 6 kiểu gen.
- D sai, vì F1 chỉ có tối đa 2 loại kiểu gen.
Câu 30:
Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A.sai vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng.
B.đúng vì dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
C.sai vì héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị héo, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại.
D.sai vì cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất
Câu 31:
Ở một loài thực vật: gen quy định màu hoa có ba alen. Một phép lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa tím, ở thế hệ F1 thu được tỉ lệ 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quần thể loài hoa này có 3 kiểu gen qui định màu hoa đỏ
II. Chọn một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì ở thế hệ sau có thể xuất hiện hoa trắng.
III. Chọn một cây hoa đỏ và một cây hoa tím với nhau ở thế hệ sau có thể phân tính với tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
IV. Trong quần thể loài hoa này có 6 loại kiểu gen qui định màu hoa.
Đáp án C
Hoa tím × hoa đỏ → 1 tím:2 đỏ: 1 trắng → đỏ ≫ tím≫trắng
Quy ước: A1: Đỏ; A2: Tím; A3: trắng
Đời con xuất hiện hoa trắng → P: A1A3 × A2A3
Xét các phát biểu:
(1) đúng, hoa đỏ có kiểu gen: A1A1/2/3
(2) đúng, A1A3 × A1A3 → A3A3 (hoa trắng)
(3) sai, không có phép lai nào giữa cây tím và cây đỏ cho tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
(4) đúng, 3 kiểu gen đồng hợp và 3 kiểu gen dị hợp.
Câu 32:
Một tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một nhiễm sắc thể kép không phân li, các tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kì như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể 2n – 1.
II. Kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 chiếm tỉ lệ 1/128.
III. Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên nguyên phân liên tiếp 4 lần.
IV. Quá trình nguyên phân bất thường của hai tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ 6.
Đáp án B
Sử dụng công thức tính số tế bào con sau quá trình nguyên phân
- 1 cặp NST không phân ly trong nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n+1 và 2n -1
Có 8064 tế bào bình thường
Gọi n là số lần nguyên phân của hợp tử: ta có 2n > 8064 → n > log28064 ≈ 12,9 → n = 13.
Số tế bào con được tạo ra là : 213= 8192 → số tế bào đột biến là: 8192 – 8064= 128.
Gọi m là số lần phân chia của 2 tế bào con đột biến ta có 2 × 2m = 128 → m= 6 → III sai
→ đột biến xảy ra ở lần thứ 7 → IV sai.
Trong 128 tế bào đột biến có 64 tế bào 2n+1 và 64 tế bào 2n -1 → I sai.
Kết thúc quá trình nguyên phân tỷ lệ 2n+1 là
Câu 33:
Cà độc dược có 2n= 24. Một thể đột biến có một chiếc của cặp NST số I bị mất một đoạn, một chiếc của NST số V bị đảo một đoạn, một chiếc của NST số III bị lặp một đoạn. Trong quá trình giảm phân nếu tất cả các cặp NST đều phân li bình thường và có 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen ở đoạn không bị đột biến của cặp NST số I thì tỉ lệ giao tử bình thường không chứa gen hoán vị là bao nhiêu?
Đáp án D
Ở nhóm tế bào không có hoán vị gen, tỉ lệ giao tử bình thường là:
Tỉ lệ giao tử không chứa hoán vị gen là: 7,5% + 2,5% = 10
Câu 34:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 16% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1.
II. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
III. Ở F2, số cá thể dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 chiếm tỉ lệ 2%.
IV. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
Đáp án B
Câu 35:
Ở một loài thực vật giao phấn, có hai quần thể sống ở hai bên bờ sông quần thể 1 có cấu trúc di truyền là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa; quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Theo chiều gió thổi, một số hạt phấn từ quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 và cấu trúc di truyền của quần thể 2 không thay đổi. Giả sử tỷ lệ hạt phấn phát tán từ quần thể 2 sang quần thể 1 qua các thế hệ là như nhau, kích thước của 2 quần thể không đổi qua các thế hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A trong quần thể 1 có xu hướng giảm dần qua các thế hệ.
II. Tần số alen A trong quần thể 1 giữ nguyên không đổi khi kích thước quần thể 1 gấp 3 lần quần thể 2.
III. Sau n thế hệ giao phấn ngẫu nhiên thì quần thể 1 biến đổi cấu trúc di truyền giống quần thể 2.
IV. Tần số alen A trong quần thể 1 sẽ tăng khi kích thước quần thể 2 nhỏ hơn rất nhiều quần thể 1.
Đáp án D
Tần số alen của quần thể 1: 0,8A : 0,2a
Quần thể 2: 0,7A : 0,3a
I đúng. Giao tử của quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 có thể dẫn tới các hệ quả sau: Tần số alen A của quần thể 1 giảm dần.
II sai, di nhập gen làm thay đổi tần số alen.
III sai, vì tỷ lệ giao tử luôn thay đổi nên cấu trúc di truyền của quần thể 1 không thể đạt cân bằng di truyền giống quần thể 2.
IV sai, tần số alen A của quần thể 1 có xu hướng giảm.
Câu 36:
Phân lập được 2 dòng đột biến ở một loài côn trùng (gọi là dòng I và dòng II) đều bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol và có đốt chân ngắn, riêng tính trạng đốt chân ngắn do đột biến ở hai gen khác nhau cùng gây nên. Dạng kiểu dại nhận biết được mùi ethanol và có đốt chân bình thường. Người ta tiến hành các phép lai sau:
- Phép lai 1: lai ruồi cái kiểu dại thuần chủng với ruồi đực thuần chủng dòng I, F1 thu được 100% ruồi bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol.
- Phép lai 2: lai ruồi cái kiểu dại thuần chủng với ruồi đực thuần chủng dòng II, F1 cũng thu được 100% ruồi bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol.
- Phép lai 3: lai phân tích ruồi đực thu được từ phép lai 1, F1 thu được 337 ruồi kiểu dại, 62 ruồi đốt chân ngắn, 58 ruồi không nhận biết được mùi ethanol và 343 ruồi đột biến ở cả hai tính trạng.
- Phép lai 4: lai ruồi đực kiểu dại thuần chủng với ruồi cái thuần chủng dòng I, thu được 100% ruồi kiểu dại.
- Phép lai 5: lai giữa dòng I và dòng II thuần chủng, F1 thu được 100% ruồi đột biến về cả hai tính trạng.
Cho biết: In vết gen là một hiện tượng di truyền biểu sinh khiến cho gen được biểu hiện theo cách riêng ở tùy thuộc vào nguồn gốc gen nhận từ bố hay mẹ. Các dạng in vết gen đã được chứng minh trong nấm, thực vật và động vật. Tính đến năm 2014, có khoảng 150 gen in vết được biết đến ở chuột và khoảng một nửa trong số chúng ở người. In vết gen là một cơ chế di truyền không phụ thuộc với di truyền Mendel cổ điển. Nó là một cơ chế di truyền biểu sinh liên quan đến quá trình methyl hóa DNA và methyl hóa histone mà không làm thay đổi trình tự di truyền. Những dấu hiệu biểu sinh được thiết lập ("in vết") trong dòng tế bào mầm (tinh trùng hoặc tế bào trứng) của bố mẹ và được duy trì thông qua các lần phân bào ở tế bào soma của một sinh vật. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên ở F2 thu được tổng số 10000 con, trong đó 100% đều không nhận biết mùi ethanol và có 591 con chân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Tính trạng độ dài đốt chân tuân theo quy luật di truyền liên kết gen.
II. Tính trạng khả năng nhận biết mùi ethanol do hiện tượng in vết gen theo dòng mẹ gây ra.
III. Hai tính trạng nêu trạng di truyền liên kết gen không hoàn toàn với nhau.
IV. Chỉ có một bản đồ di truyền phù hợp của các thể đột biến.
Đáp án A
I đúng.
- Xét tính trạng độ dài đốt chân:
+ Từ phép lai 1, 2 và 4 suy ra cả hai đột biến đều là lặn, kiểu dại là trội. Kết quả phép lai 5 ở F1 cho thấy hai đột biến không bổ sung cho nhau. Vì vậy chúng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
+ Quy ước gen: kiểu dại – B1, B2; đột biến tương ứng – b1, b2
II đúng.
- Xét tính trạng khả năng nhận biết mùi ethanol:
+ Dựa vào phép lai 1, 2 và phép lai 4, ta nhận thấy kết quả lai thuận và lai nghịch không giống nhau chứng tỏ gen quy định khả năng nhận biết mùi không tuân theo quy luật di truyền Menđel thông thường. Tỷ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở cả hai giới nên không thể liên quan đến gen nằm trên NST giới tính mà chỉ có thể do hiện tượng in vết gen, bởi vì 1/2 cá thể dị hợp tử ở phép lai 1 và 2 đều mang kiểu hình đột biến.
+ Từ phép lai 4 thu được 100% ruồi kiểu dại chứng tỏ alen nhận từ bố đã được “xoá” in vết. Do vậy đột biến mất khả năng nhận biết mùi ethanol in vết theo dòng mẹ, là lặn.
+ Quy ước gen: kiểu dại – A, đột biến – a, in vết – A’
III đúng.
- Từ phép lai 3 có kiểu hình khác tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1, phân bố thành 2 nhóm kiểu hình có tỉ lệ cao, 2 nhóm kiểu hình có tỉ lệ thấp. Do đó, A và B1 (alen lặn tương ứng a và b1) liên kết không hoàn toàn.
→ Khoảng cách giữa a và b1 = (62+58)/(343+337+62+58) = 0,15 = 15 cM.
- Từ phép lai 5:
- Đời con F2 có 1110 ruồi chân bình thường trong kiểu gen phải có B1B2 hình thành từ trao đổi chéo giữa b1 và B2. Gọi khoảng cách giữa B1 và B2 là x, ta có: 1/2.x + (1-x).x = 1128/5000 = 0.03 → x = 0.06 = 6 cM
IV sai.
- Do đó bản đồ di truyền của các đột biến có thể là: a_____________15cM_______________b1__6cM__b2
hoặc a_____________9cM__________b2__6cM__b1
Câu 37:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chi phối của ba gen A, B, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen nếu có mặt cả ba gen trội cho kiểu hình hoa vàng, thiếu một trong ba gen hoặc cả ba gen đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây:
Phép lai 1: lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Hoa vàng thuần chủng được tạo ra từ hai phép lai trên chiếm 25%.
(2) Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen quy định cây hoa vàng.
(3) Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen quy định hoa trắng thuần chủng ở đời con.
(4) Kiểu gen của (P) là AaBBDd.
(5) Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu gen.
(6) Nếu cho ba cây trên giao phấn ngẫu nhiên với nhau tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở đời sau là 41,67%.
Đáp án D
Phép lai 1: cây hoa vàng (A-B-D) x aabbDD ® 50% A-B-D-
Phép lai 2: cây hoa vàng (A-B-D) x aaBBdd ® 25% hoa vàng.
Từ phép lai 1 và phép lai 2 ta thấy cây hoa vàng này có 1 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp,
ở phép lai 2 khi lai với cây aaBBdd có 25% cây hoa vàng ® kiểu gen của cây hoa vàng P: AaBBDd ® (4) đúng
Xét các kết luận:
(1) Hoa vàng thuần chủng được tạo từ 2 phép lai trên bằng 0, ® (1) sai
(2) phép lai 1: AaBBDd x aabbDD , cây hoa vàng có thể có kiểu gen : AaBbDD, AaBbDd ® (2) sai
(3) 2 phép lai không thể tạo ra kiểu gen quy định hoa trắng thuần chủng. ® (3) sai
(5) Nếu cho cây hoa vàng P tự thụ phấn : AaBBDd x AaBBDd Số kiểu gen tối đa là: 9 ® (5) đúng
(6) Cho 3 cây giao phấn với nhau: (AaBBDd , aaBBdd, aabbDD)
Cây AaBBDd cho 4 loại giao tử:ABD=aBD=ABd= aBd = 1/4
Cây aaBBdd cho 1 loại giao tử: aBd
Cây aabbDD cho 1 loại giao tử: abD
Vậy tỷ lệ giao tử chung là: ABD=aBD=ABd= 1/12 ; aBd= 5/12; abD = 4/12
Câu 38:
Sói xám (Canis lupus) ở vườn quốc gia Yellowstone bị con người săn bắn từ năm 1926 và dẫn đến tuyệt chủng ngay sau đó. Điều này có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc quần xã trong đó tiêu biểu là số lượng nai sừng tấm (hình A), làm ban quản lí rừng phải chủ động giết bớt nai khỏi khu vực (lên tục đến năm 1968 - khi quần thể nai đạt số lượng tương đối thấp mới dừng lại) và số lượng thực vật trong rừng (hình B, tỉ lệ thuận với lượng cây con tái sinh). Năm 1995, người ta quyết định nhập thêm 14 cá thể sói xám từ Canada sau 70 năm vắng bóng loài động vật ăn thịt ở vùng đất này.
Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không chịu áp lực bởi con người cũng như vắng mặt sói xám, số lượng thực vật sẽ tăng rất nhanh.
II. Vai trò sinh thái của nai sừng tấm là loài ưu thế.
III. Ở các giai đoạn tiếp theo, quần thể nai sẽ phục hồi số lượng và dao động quanh mức cân bằng với quần thể sói xám.
IV. Mô hình kiểm soát được áp dụng cho quần thể này là khống chế từ trên xuống.Đáp án A
I sai.
Khi không chịu áp lực bởi con người cũng như vắng mặt sói xám, số lượng cá thể nai tăng rất nhanh đồng thời số lượng thực vật giảm mạnh (% cây con tái sinh thấp).
II đúng.
Nai sừng tấm là loài ưu thế vì chúng có số lượng lớn và ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của thực vật (làm giảm đa dạng quần xã).
III đúng.
- Sau khi du nhập sói xám, do điều kiện thuận lợi từ môi trường (con mồi dồi dào) → quần thể sói tăng nhanh làm giảm mạnh số lượng nai sừng tấm.
- Trong tương lai, ban đầu quần thể sói cũng sẽ giảm mạnh số lượng do thiếu thức ăn vì trước đó khai thác mạnh con mồi.
- Ở giai đoạn tiếp theo, quần thể thể nai sẽ phục hồi số lượng và dao động quanh mức cân bằng với quần thể sói xám (cân bằng vật ăn thịt – con mồi và sức chức môi trường).
IV đúng.
Vì số lượng cá thể ở bậc dinh dưỡng thấp hơn tăng khi quần thể loài tiêu thụ chúng giảm chứng tỏ quần xã được khống chế từ trên xuống: Sói xám → Nai sừng tấm → Thực vật.
Câu 39:
Hình A mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locus gen khác nhau chưa biết trật tự trên NST (kí hiệu từ A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn NST (từ I đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại ở tất cả 6 locus gen (hình vẽ). Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột biến lặn tại cả 6 locus gen (kí hiệu từ a đến f) thu được kết quả ở bảng B.
Chú thích hình: Các đoạn chỉ ra đoạn NST bị mất so với NST ruồi giấm kiểu dại.
Hình A
Các dòng đột biến mất đoạn |
Cá thể có kiểu gen đồng hợp |
|||||
|
a |
b |
c |
d |
e |
f |
I |
- |
+ |
+ |
- |
+ |
- |
II |
+ |
+ |
- |
- |
+ |
+ |
III |
+ |
+ |
- |
- |
+ |
- |
IV |
- |
+ |
+ |
+ |
- |
- |
V |
- |
- |
+ |
+ |
- |
+ |
Bảng B
Phân tích các dữ liệu trên, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn NST có thể giúp xác định được các đoạn mất có chứa các locus gen.
II. Đoạn mất I chứa 3 locus A, C và F.
III. Trình tự các locus gen là C – D – F – A – E – B.
IV. Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, kết quả thu được 25% hợp tử không phát triển. Ta chắc chắn sẽ kết luận được hợp tử này vẫn có sức sống và sinh trưởng bình thường.
Đáp án A
I đúng.
Nguyên tắc: Đột biến mất đoạn NST có chưa các locus gen nào sẽ làm cho các alen đột biến lặn không có alen kiểu dại tương ứng và được biểu hiện ở thể dị hợp.
II sai.
Đoạn mất I chứa 3 locus A, D và F.
Đoạn mất II chứa 2 locus C, D.
Trong khi đoạn I và II trùng nhau tại băng 2
Băng 2 là vị trí locus D.
Băng 1 (bị mất trên đoạn II mà không mất trên đoạn I) là vị trí locus C.
Băng 3 và 4 là vị trí của locus A và F (chưa xác định).
Đoạn mất III chứa 3 locus C, D và F.
Băng 3 là vị trí locus F
Băng 4 là vị trí locus A Đoạn mất IV chứa 3 locus F, A và E
Băng 5 là vị trí locus E
Còn lại băng 6 là vị trí locus B
III đúng.
Thứ tự các locus gen là C – D – F – A – E – B
IV sai.
Hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV có 1 đoạn mất chung nhau chứa locus gen F. Khi lai giữa hai dòng này có 25% số con bị mất hoàn toàn locus gen này ® Có thể là nguyên nhân gây ra 25% hợp tử bị chết.
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
Đáp án C
Ta thấy bố mẹ bị bệnh sinh con gái bình thường → bệnh do gen trội trên NST thường quy định
A- bị bệnh; a- bình thường
Xác định kiểu gen:
Những người bình thường có kiểu gen aa: 16 người
Những người bị bệnh có con, bố hoặc mẹ bình thường có kiểu gen Aa: 7 người
(1) đúng.
(2) đúng
(3) sai, có 5 người bị bệnh có kiểu gen Aa