Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 17)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 17)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 17)

  • 70 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở tế bào nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra ở vị trí nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 2:

Phương pháp tạo giống mới nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 3:

Áp suất thẩm thấu của máu giảm khi tăng hàm lượng chất nào sau đây tăng?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 4:

Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật 2n = 14. Số thế ba nhiễm tối đa có thể có trong quần thể là?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 5:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, các loài người phát sinh ở đại nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 6:

Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 7:

Diễn thế xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn sau đó được khôi phục lại là kiểu diễn thế nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 9:

Xét 1 tế bào sinh tinh của động vật có kiểu gen AbaBcho biết tần số hoán vị gen giữa A và b là 20%. Tỷ lệ giao tử mang gen AB: Ab: aB: ab lần lượt là như thế nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 16:

Khi nghiên cứu về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 17:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 20:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 21:

Cho các phát biểu sau về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 22:

Phát biểu nào dưới đây là đúng về hệ tuần hoàn ở động vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 25:

Khi nói về cấu tạo và hoạt động hô hấp của mang cá, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 26:

Trong quá trình dịch mã, A trên mARN liên kết bổ sung với nuclêôtit nào của tARN?
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 27:

Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 28:

Một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là 0,6 Aa : 0,4 aa. Tần số alen a của quần thể này là
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 30:

Đợt rét hại tháng 12/2016 ở Việt Nam làm cho ếch nhái ít hơn hẳn là biểu hiện của loại biến động nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 31:

Cá mòi có kích thước khá nhỏ và thuộc bộ cá dầu nhỏ trong họ cá trích. Chúng có nhiều loại và mỗi loại lại có môi trường sống khác nhau, kéo theo đó các loại cá mòi cũng khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng. Môi trường sống của chúng khá rộng khi mà chúng có thể sống ở nước mặn, nước ngọt hay nước lợ. Khi nghiên cứu một loài cá mòi, người ta đã vẽ được biểu đồ phân bố nhóm tuổi như hình bên. Biết loài cá này có tập tính di cư để sinh sản. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở các lứa tuổi của cá mòi cờ đều thích nghi với độ mặn như nhau.

II. Giai đoạn non cá mòi sống ở cửa sông.

III. Lúc 4 tuổi, cá mòi quay lại cửa sông để sinh sản.

IV. Ở biển, giai đoạn 2 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Cá mòi có kích thước khá nhỏ và thuộc bộ cá dầu nhỏ trong họ cá trích (ảnh 1)

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giải thích

I sai. Vì giai đoạn trứng và 1 tuổi ở cửa sông nơi có nồng độ muối thấp, 2,3 và 4 tuổi chúng sống chủ yếu ở biển.

II đúng. Vì 1 tuổi (con non) cá mòi sống ở cửa sông.

III đúng. Lúc 4 tuổi, cá mòi quay lại cửa sông để sinh sản vì 4 tuổi là tuổi thành thục sinh sản bắt gặp chúng cả ở cửa sông và biển.

IV đúng. Ở biển, giai đoạn 2 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất (57%).


Câu 32:

Hai loài chó rừng có cùng nguồn gốc được hình thành bằng cách li địa lí. Người ta đã sử dụng phương pháp bắt đánh dấu, thả ra, bắt lại để xác định kích thước tương đối của quần thể. Biết rằng xác suất bắt, bắt lại là như nhau; trong quá trình bắt đánh dấu không làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của loài và trong thời gian nghiên cứu không có cá thể nào sinh ra hay chết đi.

Quần thể

Bắt lần 1

Bắt lần 2

Đánh dấu

Trên đảo

35

39

12

Trên đất liền

41

34

10

Kích thước tương đối của mỗi loài theo công thức C = x1×x2m. Trong đó C: kích thước tương đối của quần thể; x1: số cá thể bắt được lần 1; x2: số cá thể bắt được lần 2; m: số cá thể được đánh dấu.

Do biến đổi khí hậu, hồ nước cách li hai loài chó rừng bị khô cạn, hai quần thể có thể di chuyển từ đất liền ra đảo và ngược lại.

Dựa vào thông tin trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi chưa có sự biến đổi khí hậu, kích thước tương đối của quần thể chó rừng trên đảo lớn hơn kích thước của quần thể chó rừng ở đất liền.

II. Sau khi có biến đổi khí hậu có thể xảy ra cạnh tranh giữa hai quần thể chó rừng ở đất liền và đảo.

III. Số lượng cá thể của quần thể chó rừng ở đảo có thể bị giảm dần nếu xảy cạnh tranh với quần thể chó rừng ở đất liền.

IV. Nếu xảy ra cạnh tranh giữa hai loài chó rừng ở đất liền và đảo thì có khả năng phân li ổ sinh thái.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Giải thích

I. sai vì kích thước quần thể trên đảo C= (35 x 39)/12 = 113,75.

Kích thước quần thể trên đất liền C = (41 x 34)/10 = 139,4.

Kích thước quần thể trên đảo < đất liền.

II. đúng vì khi có biến đổi khí hậu thì hai quần thể có thể di chuyển từ đất liền ra đảo và ngược lại mà 2 quần thể của 2 loài ban đầu có chung nguồn gốc nên có thể có sự cạnh tranh.

III. đúng vì kích thước của quần thể ở đảo thấp hơn nên khả năng cạnh tranh có thể kém hơn Kích thước quần thể giảm xuống.

IV. đúng vì khi cạnh tranh giữa các loài để giảm cạnh trạnh thì các loài có thể phân li ổ sinh thái.


Câu 33:

Hình bên mô tả sự biến đổi tần số ba kiểu gen AA, Aa, aa ở một quần thể thực vật. Biết quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Hình thức sinh sản của quần thể trên là tự thụ phấn.

II. Ở quần thể trên, tần số alen không đổi qua các thể hệ.

III. Ở thế hệ 0, quần thể có thể có cấu trúc di truyền là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

IV. Quần thể trên thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định.

Hình bên mô tả sự biến đổi tần số ba kiểu gen AA, Aa, aa ở một quần thể thực vật (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Hướng dẫn giải

- I đúng. Vì qua các thế hệ tỷ lệ KG đồng hợp tăng, tỷ lệ KG dị hợp giảm, tần số alen không đổi. tỷ lệ Aa qua mỗi thế hệ giảm 1 nửa => quần thể trên là tự thụ phấn.

- II đúng. Vì tần số alen A = 0,6, a = 0,4 và không đổi qua các thể hệ.

- III đúng. Ở thế hệ 0, quần thể có thể có cấu trúc di truyền là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

- IV đúng. Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần nên khả năng thích và phát triển tốt trong điều kiện môi trường sống ổn định.


Câu 34:

Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBY giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 1 tế bào có cặp NST mang gen Aa không phân ly trong kì sau của giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; 2 tế bào còn lại giảm phân bình thường. Trong số các phát biểu được cho dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Có thể tạo tối đa 8 loại giao tử.

II. Tỉ lệ giao tử AaY là 25%.

III. Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra có thể là 2 : 2 : 1 : 1.

IV. Có thể tạo ra 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Hướng dẫn giải

- Xét 1 tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2. Cụ thể như sau: 2AaXB : 2Y hoặc 2AaY : 2 XB (1)

- Xét 2 tế bào còn lại giảm phân bình thường, có thể xảy ra 2 trường hợp:

  + Nếu 2 tế bào có cùng kiểu sắp xếp NST ở kì giữa GP I ® tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ 4 : 4. Cụ thể là 4AXB : 4aY hoặc 4AY : 4aXB (2)

  + Nếu 2 tế bào có kiểu sắp xếp NST khác nhau ở kì giữa GPI ® tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 2 : 2. Cụ thể là 2AXB : 2aY : 2AY : 2aXB (3)

- Kết luận: + Từ (1) và (2) ® có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 4 : 4 : 2 : 2 hay 2 : 2 : 1 : 1.

      + Từ (1) và (3) ® có thể tạo ra 6 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 2 : 2 : 2 : 2 hay 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.

I sai. Có thể tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

II sai. Có 2 trường hợp xảy ra:

- Nếu tế bào có cặp Aa không phân li trong GP I tạo ra được giao tử AaY thì tỉ lệ giao tử AaY = 2 : (3×4) = 1/6.

- Nếu tế bào có cặp Aa không phân li trong GP I không tạo ra được giao tử AaY thì tỉ lệ giao tử AaY = 0.

III đúng. Từ (1) và (2) ® có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 1 : 1.

IV đúng. Từ (1) và (3) ® có thể tạo ra 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.


Câu 36:

Hai đồ thị dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và mật độ quần thể ở hai loài I và II.

I. Loài I là loài sinh sản vô tính, loài II là sinh sản hữu tính.

II. Ở các điểm A, B, D, mật độ quần thể được giữ tương đối ổn định là nhờ các nhân tố phụ thuộc mật độ.

III. Khi mật độ quần thể nhỏ hơn giá trị C, sự gia tăng về kích thước quần thể là có lợi.

IV. Trong hai loài I và II, loài I dễ bị tuyệt chủng hơn khi mật độ quần thể giảm mạnh.

Hai đồ thị dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và mật độ quần thể ở hai loài I và II. (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Hướng dẫn giải

- I. Đúng, loài I có thể là loài sinh sản vô tính, loài II có thể là loài sinh sản hữu tính. Loài sinh sản hữu tính có tỷ lệ sinh thấp khi mật độ quần thể thấp (gặp khó khăn trong việc tiếp cận và giao phối với bạn tình). Loài sinh sản vô tính có tỷ lệ sinh cao khi mật độ quần thể thấp, do có nguồn tài nguyên dồi dào và không phụ thuộc vào cá thể khác để giao phối

- II. Sai, ở điểm B, mật độ quần thể không được duy trì ổn định (mặc dù B là điểm cân bằng giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử), mật độ quần thể có xu hướng tăng lên chứ không giữ nguyên.

- III. Đúng, khi mật độ quần thể nhỏ hơn giá trị C, sự gia tăng về kích thước quần thể là có lợi, do: Khi mật độ quần thể thấp, số lượng cá thể giao phối là không đủ nhiều, đồng thời tần suất kết cặp và giao phối của 2 giới cũng bị suy giảm → quần thể tăng trưởng với tốc độ chậm. Sự gia tăng về kích thước quần thể sẽ giải quyết được những trở ngại trên.

- IV. Sai, khi mật độ quần thể bị suy giảm mạnh, loài II dễ bị tuyệt chủng hơn loài I, do tỷ lệ sinh của quần thể loài II giảm, trong khi tỷ lệ tử không đổi, dẫn đến tăng trưởng quần thể âm → kích thước quần thể giảm dần qua các thế hệ và cuối cùng là tuyệt chủng. Ngược lại, ở loài I, khi mật độ quần thể thấp thì tỷ lệ sinh cao, cho nên khó bị tuyệt chủng hơn.


Câu 37:

Cho biết các codon mã hóa các axit amin như sau:

  Leu: XUU, XUX, XUG, XUA; Trp: UGG; Gln: XAA, XAG.

  Arg: XGU, XGA, XGX, XGG; Cys: UGU, UGX; Phe:UUU, UUX.

Một đoạn của alen H ở vi khuẩn E. coli có trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa như sau:

Cho biết các codon mã hóa các axit amin như sau: (ảnh 1)

Đoạn gen này mã hóa cho một chuỗi polypeptit có 6 axit amin với trình tự: Leu – Trp – Arg – Cys – Gln – Phe. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 2 là mạch mã gốc của gen.

II. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A-T bằng G-X ở vị trí 9 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen H quy định tổng hợp.

III. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit G-X bằng A-T ở vị trí 13 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thể ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen H quy định tổng hợp.

IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí 1 tạo ra alen ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thể ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen H quy định tổng hợp.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Hướng dẫn giải

Polipeptit: Leu – Trp – Arg – Cys – Gln – Phe.

→ mARN:5’XU…. → Mạch 1 là mạch gốc của gen (vì 3’GA… bổ sung với 5’XU…)

Mạch 1: 3’….GAA AXX GXA AXG GTX AAG…5’

mARN: 5’….XUU UGG XGU UGX XAG UUX…3’

Polipeptit:      Leu – Trp – Arg – Cys – Gln – Phe.

Xét các phát biểu

I sai, mạch 1 là mạch gốc

II sai. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A-T bằng G-X ở vị trí 9:

Mạch 1: 3’….GAA AXX GXG AXG GTX AAG…5’

mARN: 5’….XUU UGG XGX UGX XAG UUX…3’

Polipeptit:      Leu – Trp – Arg – Cys – Gln – Phe.

→ Không thay đổi trình tự axit amin

III đúng. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit G-X bằng A-T ở vị trí 13

Mạch 1: 3’….GAA AXX GXA AXG ATX AAG…5’

mARN: 5’….XUU UGG XGU UGX UAG UUX…3’

Polipeptit:      Leu – Trp – Arg – Cys – Gln – Phe.

→ Xuất hiện mã kết thúc sớm → chuỗi polipeptit ngắn hơn.

IV đúng. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí 1

Mạch 1: 3’….AAA XXG XAA XGG TXA AG…5’

mARN: 5’….UUU GGX GUU GXX AGU UX…3’

Polipeptit ngắn hơn chuỗi polipeptit của gen ban đầu.


Câu 38:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa gồm có 1 dòng hoa đỏ và 4 dòng đột biến hoa trắng. Người ta tiến hành thí nghiệm cho các dòng hoa trắng lai với nhau, thu được kết quả như sau:

Dòng đột biến

A

B

C

D

A

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa đỏ

B

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa đỏ

C

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa đỏ

D

Hoa đỏ

Hoa đỏ

Hoa đỏ

Hoa trắng

Biết rằng các locus gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các gen đột biến nói trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

II. Các chủng A, B, C đột biến ở cùng 1 gen.

III. Trong quần thể có tối đa 30 loại kiểu gen.

IV. F1 của chủng lai giữa A với D có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Hướng dẫn giải

Nếu 2 đột biến ở cùng 1 gen, thì khi 2 đột biến đó lai với nhau, đời con vẫn có kiểu hình đột biến (hoa trắng).

Nếu 2 đột biến ở 2 gen khác nhau, thì khi 2 đột biến đó lai với nhau, đời con sẽ có kiểu hình bình thường (hoa đỏ).

I đúng. Do đó, chúng ta suy ra các chủng A, B và C là đột biến ở cùng 1 gen; Chủng D là đột biến ở 1 gen khác. => Các chủng này thuộc 2 gen khác nhau.

Do 2 gen khác nhau quy định; A, B, C; D.

II đúng. Các chủng đột biến A, B, C là đột biến ở gen M. Gen M này có 4 alen (1 alen kiểu dại và 3 alen đột biến).

III đúng. Chủng đột biến D là đột biến ở gen N. Gen N này có 2 alen (1 alen kiểu dại và 1 alen đột biến).

- Số loại kiểu gen = (4×5/2)×(2×3/2) = 30 kiểu gen.

IV đúng. Vì chủng A và chủng D khác nhau ở 2 gen, nên F1 của phép lai giữa A (MMnn) và D (mmNN) có kiểu gen là MmNn.


Câu 39:

Ở 1 loài thục vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng, 2 cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen d quy định quả dài và nằm trên 1 cặp NST thường khác. Cho cây thân cao, hoa trắng, hạt tròn giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ, hạt dài (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 8 kiểu hình trong đó 17% số cây thuần chủng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tan so bang nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Kiểu gen của cơ thể F1 là AbaBDd.

(2) Ở F2, tổng số cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 21%.

(3) Ở F2, số cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 17%.

(4) Ở F2, tổng số cây thân cao, hoa đỏ, quả dài dị hợp 1 cặp gen chiếm tỷ lệ là 4%.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Hướng dẫn giải

- I đúng. Vì cho cây thân cao, hoa trắng, hạt tròn giao phần với cây thân thấp, hoa đỏ, hạt dài (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 8 kiểu hình trong đó 17% số cây thuần chủng => Cây thuần chuẩn về chiều cao và màu xét hoa là:

17% : 1/2 =34% hay 4x - 2 x + 0,5 = 34% → x = 1%  hay  =1% = 0,l ab×0,1 ab kiểu gen của cơ thể AbaBDd.

- II sai. Kiểu gen dị hợp 1 cặp gen đều có tỉ lệ: (.(DD + dd)+ ().Dd

(x.(0,5-x). 8.1/2+(4x-2x+0,5).1/2 = 33%.

- III đúng. Ta có : () = : () = 2x+2.(0,5-x)² = 4x-2x +0,5 = 17%.

- IV đúng. Ở F2, tổng số cây thân cao, hoa đỏ, quả dài dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là:

().(dd) = x.(0,5- x).4. 1/4 = 4%.


Câu 40:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X (ảnh 1)

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.

II. Người số (1), số (3) và số (11) có kiểu gen giống nhau.

III. Nếu người số (13) kết hôn với người không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái không bị bệnh là 20%.

IV. Cặp vợ chồng (11) - (12) trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 

Hướng dẫn giải

- I Đúng. Vì biết được kiểu gen của 8 người nam và người nữ số (5).

+ Người nữ số (5) không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số (5) phải có alen a và B.

+ Mặt khác người số (5) là con của người số (2) có kiểu gen XABY nên người số (5) phải có kiểu gen XABXaB

+ Người số (7) sinh con bị cả hai bệnh nên người số (7) có thể có kiểu gen XABXab hoặc XabXaB.

- II Sai. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.

- III Đúng. Vì người số (13) có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ là 0,5 × 0,4 = 0,2 = 20%.

- IV Sai. Người số (5) có kiểu gen XABXab, người số (6) có kiểu gen XABY nên người số (11) có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ 0,4 XABXAB: 0,4XABXab: 0,1XABXAb: 0,1 ХАВХаB => Cặp vợ chồng số (11) – (12) sinh con bị cả hai bệnh nếu người (11) có kiểu gen XABXab. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh 0,4.XABXab .XABY = 0,4.0,4 × 1/2 = 0,08 = 8%.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương