Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 12)
-
136 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm hệ tiêu hóa của nhóm động vật ăn thực vật. Những loài động vật nhai lại có cấu trúc dạ dày 4 ngăn.
Cách giải:
Động vật có dạ dày 4 ngăn là: trâu, bò, dê,…
Chọn B.
Câu 2:
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về 5 nhóm nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, bao gồm: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
Cách giải:
Nhân tố giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp, giảm dị hợp nhưng không làm thay đổi tần số alen.
Chọn C.
Câu 3:
Cơ thể có kiểu gen AaBbDd tạo giao tử loại ABD chiếm tỉ lệ bằng
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quá trình hình thành giao tử.
Cách giải:
Cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau → ABD = ⅛.
Chọn A.
Câu 4:
Trong hô hấp ở thực vật, năng lượng của chất hữu cơ được giải phóng ra ở dạng
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quá trình hô hấp ở thực vật. Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải chất hữu cơ (chủ yếu là đường glucozo) thành dạng năng lượng mà tế bào có thể sử dụng là ATP.
Cách giải:
Kết thúc quá trình hô hấp tế bào, phần lớn năng lượng được giải phóng giới dạng nhiệt năng, một phần tích lũy trong ATP.
Chọn B.
Câu 5:
Hiện tượng 4 cặp gen không alen quy định chiều cao của cây trong đó mỗi alen trội đều làm cho cây cao thêm 2 cm là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các quy luật tương tác gen.
Cách giải:
Hiện tượng có mặt thêm của mỗi alen trội trong kiểu gen đều làm tăng chiều cao của cây lên một phần là tương tác cộng gộp.
Chọn B.
Câu 6:
Trong quá trình tiến hóa của sự sống, prôtêin được hình thành từ chất vô cơ ở giai đoạn
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quá trình tiến hóa của sự sống, bắt đầu từ tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
Cách giải:
Trong quá trình tiến hóa của sự sống, protein được hình thành từ chất vô cơ ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
Chọn B.
Câu 7:
Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền quần thể. Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc di truyền tuân
theo định luật Hacđi - Vanbec:
p2AA + 2pq Aa + q2aa = 1
Cách giải:
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền đó là quần thể C: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Chọn C.
Câu 8:
Sự biến đổi trong cấu trúc của gen được gọi là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các dạng đột biến.
Cách giải:
Sự biến đổi trong cấu trúc của gen được gọi là đột biến gen.
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Cách giải:
Trình tự gen trước đột biến: ABCDE*GHIK
Trình tự gen sau đột biến: ABE*GHIK
→ Nhiễm sắc thể này đã bị đột biến dạng mất đoạn NST có trình tự CD.
Chọn D.
Câu 10:
Xác voi Mamut được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp băng là bằng chứng tiến hoá nào sau đây?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các loại bằng chứng tiến hóa.
Cách giải:
Xác voi Mamut được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp băng là bằng chứng tiến hoá hóa thạch.
Chọn B.
Câu 11:
Ở loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14, một cơ thể có số NST trong nhân tế bào sinh dưỡng bằng 15. Cơ thể này là thể đột biến dạng
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Cách giải:
Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là 15, tương đương với (2n + 1) → Cơ thể này là thể đột biến dạng thể ba.
Chọn A.
Câu 12:
Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quy luật phân li để giải bài tập.
Cách giải:
Phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 là: AA x Aa.
Chọn A.
Câu 13:
Đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng hoạt tính của enzim amilaza và được ứng dụng trong sản xuất bia là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về ứng dụng của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Cách giải:
Đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng hoạt tính của enzim amilaza và được ứng dụng trong sản xuất bia là đột biến lặp đoạn.
Chọn D.
Câu 14:
Ở thực vật, bằng công nghệ nuôi cấy hạt phấn rồi cho lưỡng bội hóa, người ta đã tạo ra các cây trồng có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các kĩ thuật trong công nghệ tế bào thực vật.
Cách giải:
Ở thực vật, bằng công nghệ nuôi cấy hạt phấn rồi cho lưỡng bội hóa, người ta đã tạo ra các cây trồng có kiểu gen thuần chủng.
Chọn A.
Câu 15:
Thành tựu nào sau đây là của công nghệ chuyển gen?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm của công nghệ chuyển gen.
Cách giải:
Ứng dụng của công nghệ gen là: Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten trong hạt → bằng hình thức chuyển gen lạ vào cơ thể.
Các ứng dụng còn lại đều thuộc ứng dụng của công nghệ tế bào.
Chọn D.
Câu 16:
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen ở P là: 0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa = 1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa của quần thể này ở F1 bằng
Phương pháp:
Ở quần thể ngẫu phối, kể cả khi thế hệ xuất phát chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền thì chỉ cần sau 1 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng.
Cách giải:
P: 0,2AA + 0,4Aa + 0,4aa = 1, sau 1 thế hệ ngẫu phối
GP: 0,4 A; 0,6 a
→ F1: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
Chọn C.
Câu 17:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập.
Cách giải:
Ta có %A + %T + %G + %X = 100% mà A = T và G = X
→ %A + %G = 50% (1)
Theo đề bài: (A + T)/(G + X) = ⅔ → A/G = ⅔ (2)
Từ (1) và (2) ta có: %A = %T = 20%; %G = %X = 30%.
Chọn C.
Câu 18:
Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo hướng xác định?
I. Đột biến. II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Yếu tố ngẫu nhiên. IV. Di – nhập gen.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Cách giải:
Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo hướng là: đột biến, yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen.
Chọn C.
Câu 19:
Hình dưới đây thể hiện một nhóm gồm 7 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb đang ở kì giữa và kì cuối giảm phân I theo 3 trường hợp; trong đó có 4 tế bào diễn ra theo trường hợp 1; 1 tế bào diễn ra theo trường hợp 2; 2 tế bào diễn ra theo trường hợp 3; các giai đoạn còn lại của giảm phân diễn ra bình thường.
Trong số các giao tử tạo ra khi kết thúc giảm phân, loại giao tử dạng (n – 1) chiếm tỉ lệ bằng
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các quá trình phân bào.
Cách giải:
Xét từng trường hợp:
+ 4 tế bào giảm phân theo trường hợp 1, kết thúc quá trình này thu được 4 giao tử (n): 1 AB; 1 aB; 2 ab.
+ 1 tế bào giảm phân theo trường hợp 2, kết thúc quá trình thu được 4 giao tử (n): 2 Ab; 2 aB.
+ 2 tế bào giảm phân theo trường hợp 3, kết thúc quá trình thu được 2 giao tử (n+1) kí hiệu là ABb và 2 giao tử (n - 1) là a.
→ Tỉ lệ giao tử (n - 1) được tạo ra là: ½ × 2/7 = 1/7
Chọn B.
Câu 20:
Theo học thuyết tiến hóa Đacuyn, nguyên liệu của quá trình tiến hóa là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về thuyết tiến hóa Đacuyn.
Cách giải:
Theo học thuyết tiến hóa Đacuyn, nguyên liệu của quá trình tiến hóa là biến dị cá thể.
Chọn B.
Câu 21:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen nhất là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quy luật phân li độc lập để giải bài tập.
Cách giải:
Phép lai A: AaBb × aabb → F1 có 4 loại kiểu gen
Phép lai B: Aabb × AaBB → F1 có 3 loại kiểu gen
Phép lai C: aaBb × Aabb → F1 có 4 loại kiểu gen
Phép lai D: AaBb × AABb → F1 có 6 loại kiểu gen.
Chọn D.
Câu 22:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về đặc điểm của độ biến gen.
Cách giải:
Phát biểu đúng khi nói về đột biến gen là phát biểu A.
B sai, vì đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen.
C sai, vì đa số đột biến gen là đột biến trung tính.
D sai, vì đột biến gen đóng góp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Chọn A.
Câu 23:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quá trình quang hợp ở thực vật.
Cách giải:
Phát biểu sai về quá trình quang hợp là: A. Vì giai đoạn cố định CO2 xảy ra trong pha tối của quang hợp, tại chất nền lục lạp.
Chọn A.
Câu 24:
Một loài thực vật, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, hai cặp gen phân li độc lập. Cho cây cao hoa đỏ (P) giao phấn với cây thấp hoa trắng, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quy luật phân li độc lập của Menden để giải bài tập.
Cách giải:
Cây thân cao, hoa đỏ có thể có 4 kiểu gen: AABB; AABb; AaBB; AaBb.
Cây thân thấp, hoa trắng có kiểu gen: aabb
F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 khi P: AaBB × aabb hoặc AABb × aabb → D đúng.
F1 có thể chỉ có 1 loại kiểu hình khi P: AABB × aabb → B đúng
F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 khi P: AaBb × aabb → C đúng
A sai, vì không có phép lai nào cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1.
Chọn A.
Câu 25:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của opêron thì quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A có thể không diễn ra ngay cả khi có lactôzơ trong môi trường?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
Cách giải:
Khi môi trường có lactozo, lactozo gắn với protein ức chế làm cho protein này không thể gắn được với vùng O của Operon → ARN polimeraza liên kết với vùng P và chạy qua các gen cấu trúc để thực hiện phiên mã.
Nếu đột biến xảy ra tại vùng P làm cho ARN polimeraza không gắn được vào cùng này thì quá trình phiên mã sẽ không diễn ra.
Chọn C.
Câu 26:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của opêron thì quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A có thể không diễn ra ngay cả khi có lactôzơ trong môi trường?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
Cách giải:
Khi môi trường có lactozo, lactozo gắn với protein ức chế làm cho protein này không thể gắn được với vùng O của Operon → ARN polimeraza liên kết với vùng P và chạy qua các gen cấu trúc để thực hiện phiên mã.
Nếu đột biến xảy ra tại vùng P làm cho ARN polimeraza không gắn được vào cùng này thì quá trình phiên mã sẽ không diễn ra.
Chọn C.
Câu 27:
Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản, alen trội là trội hoàn toàn, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen để giải bài tập.
Cách giải:
Phép lai A: AaBb × Aabb → F1 có 6 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình → sai
Phép lai C: Aabb x aaBB → F1 có 2 loại kiểu gen; 2 loại kiểu hình → sai
Chọn D.
Câu 28:
Người ta thực hiện dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng của 2 cây khác loài (cây M có kiểu gen Aabb và cây N có kiểu gen EeGg), tiếp đó nuôi tế bào lai trong môi trường thích hợp thành cây hoàn chỉnh. Theo lí thuyết, kết quả sẽ tạo được cây lai có kiểu gen là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về kĩ thuật dung hợp tế bào trần trong công nghệ tế bào thực vật.
Cách giải:
Cơ thể lai giữa 2 cây M và N có kiểu gen là: AabbEeGg.
Chọn D.
Câu 29:
Khi theo dõi tính trạng màu mắt ở ruồi giấm, Moocgan đã làm thí nghiệm như sau:
Phép lai thuận |
Phép lai nghịch |
Pt/c: ♀ Mắt đỏ × ♂ Mắt trắng |
Pt/c: ♀ Mắt trắng × ♂ Mắt đỏ |
F1: 100% ♂,♀ mắt đỏ |
F1: 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng |
F2: 100% ♀ mắt đỏ : 50% ♂ mắt đỏ; 50% ♂ mắt trắng |
F2: 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng : 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng. |
Kết luận đúng về gen quy định tính trạng màu mắt là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các quy luật di truyền để giải bài tập.
Cách giải:
Quan sát cặp phép lai thuận nghịch, ta thấy, kết quả lai là khác nhau → Sự di truyền của tính trạng màu mắt có chịu ảnh hưởng bởi giới tính.
Nếu gen nằm ở vùng không tương đồng trên Y → Tính trạng màu mắt chỉ biểu hiện ở giới đực → không đúng với kết quả lai
→ Gen quy định tính trạng màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên NST X.
Chọn B.
Câu 30:
Ở cây hoa phấn, gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Cho hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh thu được thế hệ con có kiểu hình là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền ngoài nhân.
Cách giải:
Theo quy luật di truyền ngoài nhân, tất cả các cá thể đời sau sẽ có kiểu hình giống với cá thể mẹ.
Mà cây mẹ P có lá xanh → F1 có 100% lá xanh.
Chọn D.
Câu 31:
Xét phép lai P: ♂AaBbdd × ♀AaBbDd, biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng tương phản, alen trội là trội hoàn toàn. Ở F1, kiểu hình trội 1 tính trạng chiếm tỉ lệ bằng
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quy luật phân li độc lập để giải bài tập.
Cách giải:
P: ♂AaBbdd × ♀AaBbDd
F1 tỉ lệ kiểu hình trội 1 tính trạng = A-bbdd + aaB-dd + aabbD- = ¾ × ¼ × ½ × 2 + ¼ × ¼ × ½ = 7/32.
Chọn A.
Câu 32:
Ở một loài động vật có vú, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Khi cho giao phối giữa 2 cơ thể đều dị hợp về 3 cặp gen thu được F1 có tất cả 40 loại kiểu gen. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai về sự di truyền của các cặp gen trên?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về các quy luật di truyền để giải bài tập.
Cách giải:
3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau → 1 cặp gen nằm trên 1 cặp NST, 2 cặp gen còn lại cùng nằm trên 1 cặp NST khác.
F1 có 40 loại kiểu gen = 4 × 10
+ Phép lai 1 cặp gen phân li độc lập cho 4 loại kiểu gen → P: XAXa × XAY
+ Phép lai 2 cặp gen (Bb, Dd) liên kết với nhau cho 10 loại kiểu gen → P dị hợp 2 cặp gen, hoán vị 2 bên.
→ F1 cơ thể cái đồng hợp cả 3 cặp có thể là:B đúng.
D đúng.
C sai, vì số loại kiểu gen ở giới đực và cái là bằng nhau.
Chọn C.
Câu 33:
Bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 14. Có thể có tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loại này?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về đột biến thể ba.
Cách giải:
Cơ thể có 3 chiếc nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó, các cặp còn lại đều có 2 chiếc gọi là cơ thể mang đột biến thể ba.
→ Số loại thể ba của loài = số cặp NST của loài = n
→ Số loại thể ba của loài này là 7.
Chọn B.
Câu 34:
Cho phép lai P: AaBbDd × AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở F1 là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quy luật phân li độc lập để giải bài tập.
Cách giải:
P: AaBbDd × AabbDD → F1 có tỉ lệ AaBbDd = ½ × ½ × ½ = ⅛.
Chọn C.
Câu 35:
Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lý.
Cách giải:
Phát biểu đúng là đáp án D.
A sai, vì chọn lọc tự nhiên có vai trò loại bỏ các cá thể yếu đuối, kém thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi.
B sai, vì cách li địa lí chỉ là nhân tố gián tiếp, duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể bị cách li địa lí.
C sai, vì quá trình này xảy ra ở cả động vật và các loài thực vật phát tán mạnh.
Chọn D.
Câu 36:
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa. Phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến tiến hoá tổng hợp hiện đại.
Cách giải:
A sai, vì đột biến làm xuất hiện các alen mới, tăng đa dạng di truyền của quần thể.
C sai, vì di nhập gen làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định.
D sai, vì nếu không có tác động của nhân tố tiến hóa, tần số alen của quần thể ngẫu phối sẽ không thay đổi qua các thế hệ → A = a = 0,5 và số cá thể mang alen a là: Aa + aa = 75%.
B đúng.
Chọn B.
Câu 37:
Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở môi trường nước, cá xương là nhóm trao đổi khí hiệu quả nhất.
II. Ở thú, máu trong các động mạch đều là máu đỏ tươi.
III. Tất cả các động vật có túi tiêu hóa đều tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn hở đều thực hiện trao đổi khí bằng ống khí.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về hình thức tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp của động vật.
Cách giải:
I đúng, vì dòng máu chảy trong mao mạch mang và dòng nước đi qua mang chảy song song và ngược chiều nên lượng oxi trong nước được khuếch tán vào máu hiệu quả.
II sai, vì máu chảy trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm (máu nghèo oxi).
III đúng, vì ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được co bóp và phân giải một phần trong lòng túi (tiêu hóa ngoại bào) sau đó đi vào từng tế bào để tiếp tục tiêu hóa (tiêu hóa nội bào).
IV sai, vì hô hấp bằng hệ thống ống khí chỉ có ở các loài côn trùng, ngoài ra một số loài có hệ tuần hoàn hở như ốc sên, trai …
Chọn A.
Câu 38:
Một nhóm các nhà khoa học thực hiện lại thí nghiệm của Meselson và Stahl (1958) để nghiên cứu mô hình nhân đôi của ADN. Họ đã nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (N15), sau đó chuyển sang môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (N14), tách ADN sau mỗi thế hệ và li tâm. Kết quả thu được các băng ADN có trọng lượng và tỉ lệ khác nhau như hình sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ thứ tư, người ta thu được kết quả thí nghiệm băng B và băng C lần lượt là 12,5% và 87,5%.
II. Thí nghiệm trên chứng minh được quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Tiếp tục thí nghiệm, đến thế hệ thứ 6 băng B hoàn toàn biến mất.
IV. Ở thế hệ thứ 5, người ta chuyển sang môi trường N15 thì sau phải sau 2 thế hệ tiếp theo băng A mới xuất hiện trở lại.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của quá trình nhân đôi ADN.
Quá trình nhân đôi ADN tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn, tức là ADN mới được tổng hợp có một mạch là mạch từ ADN ban đầu và một mạch mới được tổng hợp.
Cách giải:
Giả sử số phân tử ADN ban đầu trong môi trường chứa N15 là .
I đúng. Sau 4 thế hệ, tổng số phân tử ADN trong ống nghiệm là: x . 24 = 16
Trong đó, số phân tử ADN chứa mạch N15 là 2.
Số phân tử ADN chỉ chứa mạch N14 là 14.
→ Tỉ lệ băng B (phân tử ADN chứa N15 và N14) là: 2/16 = 12,5%.
II đúng.
III sai. Băng B sẽ không bao giờ biến mất vì phân tử ADN ban đầu có 2 mạch N15 nên dù sau m thế hệ, số phân tử ADN chứa mạch N15 vẫn là 2.
IV sai, vì nếu chuyển sang môi trường N15 từ thế hệ thứ 5 thì chỉ cần sau 1 thế hệ, phân tử ADN chứa cả 2 mạch N15 sẽ xuất hiện.
Chọn B.
Câu 39:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, gen nằm trên NST thường. Thế hệ xuất phát (P) có 20% số cây hoa trắng. Ở F3, số cây hoa trắng chiếm 25%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 24/35 AA : 4/35 Aa : 7/35 aa.
II. Tần số alen A ở thế hệ P là 9/35.
III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 27 cây hoa đỏ : 8 cây hoa trắng.
IV. Hiệu số giữa tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử với tỉ lệ cây hoa trắng giảm dần qua các thế hệ.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền quần thể để giải bài tập.
Cách giải:
Gọi tần số kiểu gen AA và Aa ở thế hệ xuất phát lần lượt là: x và y (x, y > 0 và x + y = 0,8)
P: x AA : y Aa : 0,2 aa
Sau 3 thế hệ tự thụ, F3: aa = 25% mà cơ thể aa được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen Aa và aa tự thụ
→ Tỉ lệ kiểu gen aa ở F3 = 0,2 + y . (1 - ⅛) : 2
→ y = 4/35; x = 24/35 → I đúng
P: 24/35 AA: 4/35 Aa: 7/35 aa → Tần số alen A = 26/35 → II sai.
Tỉ lệ cơ thể hoa trắng ở F1 là: aa = 7/35 + 4/35 x ¼ = 8/35 → III đúng
Hiệu số giữa cây AA và cây aa luôn không đổi, vì sau mỗi thế hệ, tỉ lệ kiểu gen AA và aa đều tăng lên một phần bằng nhau → IV sai.
Chọn C.
Câu 40:
Ở một loài thú, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F1: 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có 9 con lông đen : 6 con lông vàng : 1 con lông trắng, lông trắng chỉ có ở con đực. Các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thu được F3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Các cá thể cái lông vàng ở F3 chiếm tỉ lệ bằng 1/18.
II. Trong tổng số các con đực ở F3, con đực lông đen chiếm tỉ lệ bằng 1/3.
III. F3 có tất cả 12 loại kiểu gen quy định kiểu hình lông đen.
IV. Tỉ lệ kiểu hình màu lông ở F3 là 56 lông đen : 15 lông vàng : 1 lông trắng.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền liên kết với giới tính và quy luật tương tác gen để giải bài tập.
Cách giải:
F1 100% lông đen → Lông đen là trội so với lông vàng và lông trắng
F1 giao phối thu được F2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 4 → Tính trạng màu lông do 2 cặp gen tương tác cùng quy định theo kiểu 9 : 6 : 1.
Quy ước: A-B-: màu đen; A-bb và aaB-: lông vàng; aabb: lông trắng.
→ F1: AaBb AaBb
F2 chỉ con đực có màu lông trắng → Tính trạng màu lông phân li không đồng đều ở 2 giới.
→ Một trong 2 cặp gen di truyền liên kết với giới tính.
→ F1: Aa XBXb Aa XBY
F2: (1 AA : 2 Aa : 1 aa) (1 XBXB : 1 XBXb : 1 XBY : 1 XbY)
→ Con cái lông đen có các kiểu gen: 1 AA XBXB : 1 AA XBXb : 2 Aa XBXB : 2 Aa XBXb.
Con đực lông đen có kiểu gen: 1 AA XBY : 2 Aa XBY.
→ Cho con lông đen F2 ngẫu phối:
F2: (⅙ AA XBXB : ⅙ AA XBXb : 2/6 Aa XBXB : 2/6 Aa XBXb ) (⅓ AA XBY : ⅔ Aa XBY)
GF2: 6/12 AXB : 3/12 aXB : 2/12 AXb : 1/12 aXb 2/6 AXB : 2/6 AY : ⅙ aXB : ⅙ aY
I sai, vì cá thể cái lông vàng F3 = ⅙ ⅓ = 1/18.
II đúng, vì số cả thể đực ở F3 là: ½.
Số cả thể đực lông đen F3 = 2/6 ¾ = ¼
→ Trong tổng số các con đực ở F3, đực lông đen chiếm tỉ lệ bằng ½ .
III sai, vì số kiểu gen quy định kiểu hình lông đen ở đực là: 2; ở cái là: 6.
IV đúng, vì:
- Tỉ lệ cá thể lông trắng F3 là: 1/12 ⅙ = 1/72.
- Tỉ lệ cá thể lông vàng F3 là: 1/18 + ¼ 2/6 + 5/12 ⅙ = 15/72
→ Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 56 lông đen : 15 lông vàng : 1 lông trắng.
Chọn A.
Câu 41:
Trong một phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb), trong đó các gen trội là trội hoàn toàn và có hoán vị gen cả 2 bên với tần số bằng nhau, người ta thống kê kết quả kiểu hình ở F1 như sau:
- Kiểu hình A–B– có tỉ lệ lớn nhất.
- Tỉ lệ kiểu hình aabb nhiều hơn tỉ lệ kiểu hình A–bb là 7%.
Theo lí thuyết, trong số các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Kiểu gen của bố và mẹ là và tần số hoán vị gen f = 20%.
II. Số kiểu gen đồng hợp ở F1 nhiều hơn số kiểu gen dị hợp.
III. Kiểu hình (A–B–) chiếm tỉ lệ bằng 59%.
IV. F1 có 6 kiểu gen dị hợp.
V. Tổng tỉ lệ các kiểu gen dị hợp 1 cặp gen bằng tổng tỉ lệ các kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền hoán vị gen 2 bên để giải bài tập.
Đối với phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen, hoán vị 2 bên
→ Tỉ lệ kiểu gen ở F1 có sự liên hệ:
A-B- - aabb = 50%
A-bb = aaB-
A-bb + aabb = 25%
Cách giải:
Vì P: 2 cá thể dị hợp hai cặp gen giao phối và hoán vị 2 bên
→ Tỉ lệ A-B- lớn nhất
→ Tỉ lệ aabb - A-bb = 7% mà A-bb + aabb = 25% → A-bb = aaB- = 16% và aabb = 9%.
Vì aabb = 9% → Tỉ lệ giao tử ab = 30% (giao tử liên kết)
Mà tổng số loại kiểu gen ở F1 là 10 loại kiểu gen → Số kiểu gen dị hợp là: 10 - 4 = 6 (kiểu gen).
III đúng, vì tỉ lệ aabb = 9% mà A-B- - aabb = 50% nên tỉ lệ A-B- = 50% + 9% = 59%.
IV đúng.
V sai.
Chọn D.