Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 3) có đáp án

  • 1051 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự hấp thụ của nước vào tế bào lông hút ở rễ cây diễn ra theo cơ chế


Câu 3:

Đơn phân của phân tử ARN bao gồm các loại nuclêôtit nào sau đây?


Câu 5:

Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra các alen mới?


Câu 6:

Tần số hoán vị gen thường không vượt quá bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

C.

Tần số hoán vị gen thường không vượt quá 50%.


Câu 8:

Xem đáp án

A.

Phép lai AA x Aa cho đời con có 100% hạt vàng.


Câu 9:

Xem đáp án

D.

Số loại kiểu hình khác nhau ở F2 là 3n.


Câu 10:

Quy trình tạo ra những tế bào hoặc những cơ thể sinh vật có gen bị biến đổi hay có thêm gen mới gọi là


Câu 11:

Cho các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa sinh học                   II. Tiến hóa hóa học        III. Tiến hóa tiền sinh học

Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất trải qua các giai đoạn lần lượt là

Xem đáp án

D.

Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất trải qua các giai đoạn lần lượt là

Tiến hóa hóa học à Tiến hóa tiền sinh họcà Tiến hóa sinh học         


Câu 12:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?

Xem đáp án

A.

Cánh chim và cánh bướm là cơ quan tương tự vì cùng thực hiện chức năng nhưng khac nhau về nguồn gốc.


Câu 13:

Hình ảnh dưới đây minh họa cho loại tháp sinh thái nào?

Hình ảnh dưới đây minh họa cho loại tháp sinh thái nào?   A. Tháp sinh khối.	  B. Tháp năng lượng.	    C. Tháp số lượng.		D. Tháp tuổi. (ảnh 1)

Câu 15:

Cho ba bình thuỷ tinh có nút kín I, II, III. Mỗi bình II và III treo một chậu cây cùng loài và có diện tích lá như nhau, bình I không được treo chậu cây. Bình II đem chiếu sáng, bình III che tối trong một giờ. Sau đó lấy chậu cây ra và cho vào mỗi bình một lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Thứ tự lượng BaCO3 kết tủa tăng dần trong các bình là

Xem đáp án

B.      

- Khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2:

                   CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O

* Giải thích:

- Bình II: có quá trình quang hợp → CO2 giảm à BaCO3↓ít nhất.

- Bình III: có quá trình hô hấp thải CO2 → CO2 tăng → BaCO3↓ nhiều nhất.

- Bình I: không quang hợp, không hô hấp → lượng BaCO3↓ trung bình.

Thứ tự lượng BaCO3 kết tủa tăng dần trong các bình là IIàIàIII.      

Câu 18:

Thể tứ bội và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là

Xem đáp án

B.

A. thể tứ bội là kết quả của các tác nhân gây đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là kết quả của quá trình lai xa kèm đa bội hoá giữa hai loài khác nhau à SAI.

B. thể tứ bội có bộ nhiễm sắc thể là bội số của bộ nhiễm sắc thể đơn bội, thể song nhị bội gồm 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội à ĐÚNG.

C. thể song nhị bội hữu thụà SAI.

D. Cả hai đều là đột biến đa bội SAI.

Câu 99. Số dạng đột biến thể ba: C17 = 7.


Câu 23:

Cho các thành tựu sau:

I. Chủng Penicilium bị đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.

II. Lai tế bào khoai tây với tế bào cà chua tạo ra cây lai Pomato.

III. Giống “táo má hồng” cho năng suất tăng gấp đôi.

IV. Giống bò trong sữa có chúa prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người.

Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng công nghệ tế bào?

Xem đáp án

A. Có 1 thành tựu được tạo ra bằng công nghệ tế bào là II.

I. Chủng Penicilium bị đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầuà công nghệ gây đột biến.

II. Lai tế bào khoai tây với tế bào cà chua tạo ra cây lai Pomato à công nghệ dung hợp tế bào trần- công nghệ tế bào thực vật.

III. Giống “táo má hồng” cho năng suất tăng gấp đôi à công nghệ gây đột biến.

IV. Giống bò trong sữa có chúa prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người à công nghệ gen.


Câu 24:

Trình tự các nucleotit trong mạch mã gốc của một đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:

- Người:                     - XGA- TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-

- Tinh tinh:      - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

- Gôrila:                     - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-

- Đười ươi:      - TGT- TGG-TGG-GTX-TGT-GAT

Từ các trình tự nuclêotit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người?

Xem đáp án

A.

- Tinh tinh khác người 2 cặp nu, Gôrila khác người 4 cặp nu, sau cùng là đười ươi khác người 8 cặp nu

à Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi.


Câu 25:

Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 27:

Hiện tượng nào dưới đây là một ví dụ của mối quan hệ “hội sinh”?


Câu 28:

Ví dụ về sự biến động số lượng cá thể nào sau đây không diễn ra theo chu kì?

Xem đáp án

D.

Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát, ếch nhái giảm vào những năm mùa động giá rét  là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì.


Câu 30:

Hình ảnh dưới đây minh họa cho kiểu phân bố cá thể nào của quần thể?

Hình ảnh dưới đây minh họa cho kiểu phân bố cá thể nào của quần thể?   A. Phân bố ngẫu nhiên.						B. Phân bố theo nhóm.	 C. Phân bố đồng đều.						D. Phân bố theo chiều ngang. (ảnh 1)

Câu 31:

Một gen có chiều dài 2805 Å và có tổng số 2074 liên kết hidro. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là


Câu 32:

Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

B.

- Có 20 tế bào có cặp số 1 không phân li ở giảm phân I  à kết thúc giảm phân I có 20 tế bào 5 NST kép.

- 20 tế bào này tham gia tiếp vào giảm phân II (diễn ra bình thường) để hình thành giao tử à kết thúc sẽ thu được số giao tử có 5 NST là :

20 x 2 = 40 ( giao tử )

– Sau giảm phân thu được số giao tử là: 2000 x 4 = 8000 ( giao tử)

Vậy số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là: 408000 x 100% = 0.5% à B ĐÚNG.


Câu 33:

Xét hai cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Trong các quy luật di truyền sau đây, có bao nhiêu quy luật phù hợp với kết quả trên?

I. Quy luật phân li độc lập.

II. Quy luật hoán vị gen với tần số f=25%.

III. Quy luật tương tác gen cộng gộp.

IV. Quy luật trội không hoàn toàn.

Xem đáp án

B. Có 2 quy luật phù hợp với kết quả là I và II.

-Quy luật phân li độc lập.

Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a- hạt xanh, B- vỏ hạt trơn, b- vỏ hạt nhăn

P: AaBb x Aabb →3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

- Quy luật hoán vị gen  với tần số f=25%

- Ví dụ: Ở ruồi giấm, A- thân xám, a- thân đen, B- cánh dài, b- cánh ngắn

 P:♀ABab  (f=25%)   x ♂ abab → 3 xám, dài : 3 đen, ngắn : 1 xám, ngắn : 1 đen, dài.

- Quy luật tương tác gen bổ sung

Ví dụ: Ở gà, A-B- mào hình quả hồ đào; A-bb mào hình hoa hồng, aaB- mào hình hạt đậu, aabb mào hình lá. P: AaBb (mào hình quả hồ đào) x Aabb (mào hoa hồng) →3 mào hình quả hồ đào: 3 mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá.


Câu 34:

Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:

+ Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ.

+ Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.

Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến. Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là

Xem đáp án

B.

- Vì trong phép lai, số kiểu tổ hợp giao tử ở giới đực và giới cái bằng nhau® giới cái sẽ có tỉ lệ là: 6 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt trắng.

 F2 có 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng® kết quả tương tác bổ sung  F1 dị hợp tử 2 cặp gen.

Quy ước: A-B- mắt đỏ; A-bb, aaB-, aabb mắt trắng

- Ở F2 tính trạng màu mắt phân bố không đồng đều ở hai giới ® một trong hai cặp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y.

P  ♂aaXbY  x ♀AAXBXB

F1: ♂AaXBY  x ♀aaXbXb

Fa: 1AaXBXb  (1 cái mắt đỏ): 1AaXb Y; 1aaXbY (2 đực mắt trắng): 1aaXBXb (1 đực mắt trắng) à B ĐÚNG.


Câu 37:

Một phân tử ADN trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn có chiều dài 1,02 mm. Trong ADN có tích % giữa A và G bằng 6%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Số liên kết hydrô của phân tử ADN là 78.105.

II. Các loại nuclêôtit của phân tử ADN chiếm tỉ lệ bằng nhau.

III. Số lượng nu loại Timin của ADN là 18.105.

IV. Số liên kết hoá trị hình thành trong phân tử AND là 6.106.

Xem đáp án

C. Có 3 phát biểu đúng là I; III; và IV.

- Ta có số lượng nu của ADN là: N = 2.1,02.1073,4=6.166Nu 

- Ở vi khuẩn, số liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nuclêôtit trong ADN =N= 6.106 liên kếtàIV ĐÚNG.

- %A+%G=0,5%A.%G=0,06%A=30%,%G=20%%A=20%,%G=30% à II SAI.

à Số lượng nu loại Timin của ADN là T=A= (30.6.106):100= 18.105 à III ĐÚNG.

- Trường hợp 1:

+ %G = 20% à G = 20.6.106/100 = 12.105 Nu

+ H = N + G = 72.105 liên kết

- Trường hợp 2:

+ %G = 30% G = 30.6.106/100 = 18.105 Nu

+ H = N + G = 78.105 liên kết à I ĐÚNG.


Câu 38:

Ở một loài động vật, cho bố mẹ thuần chủng đều có kiểu hình lông trắng lai với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 4 cái lông đen: 396 cái lông trắng : 198 đực lông đen: 202 đực lông trắng. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Xảy ra hiện tượng tương tác bổ sung giữa các gen không alen.

II. Khoảng cách giữa các gen trên một nhiễm sắc thể là 20 centimoocgan.

III. Ở F2 có 5 kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng.

IV. Con đực lông đen F1 có kiểu gen dị hợp tử đều.

Xem đáp án

B. Có 2 nhận định đúng là I và III.

- Pt/c: Lông trắng × lông trắng → F1: 1 cái lông trắng : 1 đực lông đen

                                                      → F2 ≈ 1 đen : 3 trắng

→ có hiện tượng tương tác bổ sung giữa các gen à I ĐÚNG.

                  Quy ước gen: A-B-: lông đen;

                                           A-bb, aaBb, aabb: lông trắng.

- Tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

- Nếu con đực thuộc giới dị giao XY và con cái thuộc giới đồng giao XX thì con đực F1  lông đen có KG XABY → ở P con cái sẽ có KG XABX- lông đen → trái với đề bài con cái có NST giới tính XY; con đực là XX.

- Mặt khác Pt/c, F1 có tỉ lệ 1:1, F2 tính riêng ở giới cái con lông đen có tỉ lệ 4/400 = 0,01 → xảy ra hoán vị gen ở con đực F1 → Hai gen tương tác bổ sung cùng nằm trên NST X.

            Tần số hoán vị gen: f = 0,01 x 2 = 0,02 = 2% à II SAI.

- Do tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 và Pt/c lông trắng, F1 xuất hiện lông đen → P có thể có các KG: XaBXaB x XAbY hoặc XAbXAb x XaBY đều cho kết quả như nhau.

- Sơ đồ lai:

            Pt/c XaBXaB(♂ lông trắng)      x       XAbY(♀ lông trắng)

            G:      XaB                                                   XAb; Y

            F1        1XAbaB(♂ lông đen)         :           1XaBY(♀lông trắng) à IV SAI.

    F1 x F1      XAbX­aB(lông đen)         x              XaBY(lông trắng)

        G:          XAb= X­aB= 0,49                            XaB = Y = 0,5

                      XAB = X­ab= 0,01

        F2:    0,245 XAbX­aB : 0,245 XaBX­aB : 0,245 XAbY : 0,245 XaBY

                  0,05 XABX­aB : 0,05 XaBX­ab : 0,05 XABY : 0,05 XabY à 5 KG quy định KH lông trắngà III ĐÚNG.

Tỉ lệ kiểu hình: 0,05 cái lông đen : 0,495 cái lông trắng : 0,25 đực lông đen : 0,25 đực lông trắng.


Câu 39:

Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hơn a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ, trội hơn b quy định hoa trắng; hai lôcut gen này phân li độc lập với nhau. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ (P) giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng, quần thể F1 thu được 87,5% thân thấp, hoa đỏ : 12,5% thân thấp, hoa trắng. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ P là 9:7.

II. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con là 81/256.

III. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỷ lệ kiểu hình F1 là: 175 thân thấp hoa đỏ: 81 thân thấp hoa trắng.

IV. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì xác xuất để ở thế hệ con xuất hiện thân thấp, hoa đỏ là 63/64.

Xem đáp án

C. Có 3 nhận định đúng là II, III và IV.

- Gọi tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ là xaaBB : (1-x)aaBb, vì kiểu gen của cây thân thấp là aa nên ta chỉ xét locus B,b.

à Tỷ lệ giao tử b trong các cây thân thấp, hoa đỏ P là: (1-x)/2.

Khi cho các cây thân thấp, hoa đỏ P giao phấn với thân thấp, hoa trắng ở đời con là (1-x)/2 x 1 = 12,5% à 1-x = 25% à x = 75%.

Tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ P là: 0,75 aaBB : 0,25aaBb à I SAI.

- Ta có tỷ lệ kiểu gen ở F1 là: 0,875 aaBb : 0,125 aabb.

Ta có tần số alen ở thế hệ F1 là: B = 0,4375, b = 0,5625 à B = 7/16, b = 9/16

Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu gen của quần thể F1 tuân theo định luật Hác đi – Vanbéc: 49/256 aaBB: 126/256aaBb: 81/256 aabb à II ĐÚNG

Vậy tỷ lệ kiểu hình F1 là: 175 thân thấp hoa đỏ: 81 thân thấp hoa trắng à III ĐÚNG.

- Tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,75 aaBB: 0,25 aaBb.

àTần số tương đối của alen B = 7/8, b= 1/8.

- Khi cho các cây thâp thấp, hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì tần số kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở thế hệ con là: 1/8 x 1/8 = 1/64.

àTần số kiểu hình thân thấp, hoa đỏ = 1- 1/64 = 63/64 à IV ĐÚNG


Câu 40:

Hình sau mô tả kết quả nghiên cứu trữ lượng carbon có trong đất rừng và cây rừng phân bố theo vĩ độ. Quan sát hình vẽ, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

Hình sau mô tả kết quả nghiên cứu trữ lượng carbon có trong đất rừng và cây rừng phân bố theo vĩ độ. Quan sát hình vẽ, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?   I.	Trữ lượng carbon trong đất rừng, cây rừng làm giảm trực tiếp lượng khí CO2 trong khí quyển. II.	Trữ lượng carbon trong đất rừng tỷ lệ thuận với trữ lượng carbon trong cây rừng ở các vĩ độ nghiên cứu. III.	Khi đi từ xích đạo đến cực bắc, trữ lượng carbon trong cây rừng giảm dần nhưng trong đất từng tăng dần. IV.	Phần lớn diện tích nam bán cầu là đại dương nên diện tích rừng rất thấp. A. 1.			B. 2.				C. 3. 				D. 4. (ảnh 1)
I.                Trữ lượng carbon trong đất rừng, cây rừng làm giảm trực tiếp lượng khí CO2 trong khí quyển.

II.             Trữ lượng carbon trong đất rừng tỷ lệ thuận với trữ lượng carbon trong cây rừng ở các vĩ độ nghiên cứu.

III.           Khi đi từ xích đạo đến cực bắc, trữ lượng carbon trong cây rừng giảm dần nhưng trong đất từng tăng dần.

IV.          Phần lớn diện tích nam bán cầu là đại dương nên diện tích rừng rất thấp.

Xem đáp án

C. Có 3 kết luận đúng là I, III, IV.

I ĐÚNG: Trữ lượng carbon trong đất rừng, cây rừng làm giảm trực tiếp lượng khí Co2 trong khí quyển qua 2 quá trình sau:

- Thực vật hấp thu CO2 từ khí quyển, qua quá trình quang hợp CO2 được chuyển thành carbon lấy 1 phần được sử dụng trong hoạt động sống, phần còn lại được tích lũy trong sinh khối, cây rừng là nguyên nhân làm giảm lượng carbon trong khí quyển.

II SAI: Trữ lượng carbon trong đất rừng tỷ lệ nghich với trữ lượng carbon trong cây rừng ở các vĩ độ nghiên cứu.

III ĐÚNG: - Khi di chuyển từ xích đạo tới vùng cực, nhiệt độ, lượng mua, số giờ nắng trong năm giảm dần, các nhân tố sinh thái này đều tác động làm giảm cường độ quang hợp của thực vật nên lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây giảm.

- Các nhân tố sinh thái đó đồng thời cũng tác động lên sinh vật phân giải, làm giảm khả năng hoạt động của sinh vật phân giải nên lượng mùn hữu cơ còn lại trong đất rừng cao

- Khi di chuyển từ xích đạo đến vĩ độ 60 độ năm, lượng cacbon trong đất rừng cây rừng làm giảm hơn rất nhiều so với vĩ độ tương đương ở bán cầu Bắc.

IV ĐÚNG.


Bắt đầu thi ngay