IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 28)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 28)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 28)

  • 96 lượt thi

  • 43 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 3:

Nguyên nhân nào sau đây thường làm cho ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 4:

Quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi, còn loài kia không có lợi và không bị hại là quan hệ
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 6:

Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 8:

Người ta có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau bằng phương pháp
Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 9:

Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 10:

Ở sinh vật nhân sơ, ôpêrôn là
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 11:

Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 12:

Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 13:

Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại? 

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 14:

Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại nuclêôtít là Ađênin (A), Uraxin (U) và Guanin (G). Theo lý thuyết thì trên mạch khuôn của gen quy định mARN này sẽ không có nuclêôtít loại nào?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 16:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn ở đời con là
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 17:

Tế bào nội bì có chức năng nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 18:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể?
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 21:

Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì điều gì sau đây sẽ xảy ra?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 22:

Loài động vật nào sau đây chỉ có tiêu hoá nội bào
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 23:

Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài là AA, một loài là BB. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể là
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 24:

Cho phép lai P: ♀XAbdXaBd × ♂XaBdY, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 26:

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thông tin nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen là sai?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 28:

Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 29:

Ví dụ nào sau đây mô tả về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 30:

Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện là

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 31:

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền của 2 loại bệnh di truyền M và N hiếm gặp ở người, mỗi bệnh do 1 gen có 2 alen qui định, cả 2 gen này đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Biết không có xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền của 2 loại bệnh di truyền M và N  (ảnh 1)

I. Người số (2) dị hợp về 2 cặp gen.

II. Xác định được kiểu gen của tối đa 9 người trong phả hệ.

III. Xác suất sinh con thứ hai bị bệnh của cặp vợ chồng (9) và (10) là 50%.

IV. Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bệnh của cặp vợ chồng (7) và (8) là 1/8.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

I sai. Vì người số 6 có kiểu gen XnM Y nên nhận giao tử XnM từ người mẹ số 2.

Người số 5 có kiểu gen XNMY nên nhận giao tử XNM từ người mẹ số 2 → Kiểu gen của người số 2 là XNM XnM.

II sai. Vì chỉ có người số 7 chưa xác định được kiểu gen.

III đúng. Vì kiểu gen của người số 9 là XNm XnM → Xác suất sinh con thứ 2 bị bệnh là: 1 × 1/2 = 1/2.

IV đúng. Vì xác suất kiểu gen người số 7 là 1/2 XNMXNM : 1/2XNMXnM

→ Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bệnh của cặp vợ chồng 7-8 là: 1/2 × 1/4 = 1/8.


Câu 32:

Mật độ của cá rô sọc dưa và cá rô sọc đen ở các độ sâu khác nhau khi loại bỏ một trong hai loài khỏi môi trường nước được thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Dữ liệu thu được khi không loại bỏ loài cá nào được sử dụng để làm đối chứng. Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?

Mật độ của cá rô sọc dưa và cá rô sọc đen ở các độ sâu khác nhau khi loại bỏ  (ảnh 1)

I. Khi loại bỏ cá rô sọc đen thì ổ sinh thái của cá rô sọc dưa rộng hơn.

II. Loài cá rô sọc đen thích nghi tốt hơn với điều kiện nước sâu.

III. Ở vùng nước nông cá rô sọc dưa có khả năng trạnh tranh mạnh hơn.

IV. Ở vùng nước trung bình và sâu thì cá rô sọc đen có khả năng cạnh tranh mạnh hơn.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

I sai: Vì dựa vào biểu đồ ta thấy khi loại bỏ cá rô sọc đen, thì kết quả mật độ của cá rô sọc dưa tăng dần ở độ sâu từ 6m đến 3m. Khi không loại bỏ cá rô sọc đen (đối chứng) thì kết quả cũng tương ứng là mật độ cá rô sọc dưa tăng dần ở độ sâu từ 6m đến 3m; Trong cả điều kiện thí nghiệm và đối chứng ở độ sau 3m thì cá rô sọc dưa sinh trưởng, phát triển tốt nhất --> ổ sinh thái của cá rô sọc dưa không đổi.

II đúng: Vì dựa vào biểu đồ, ta thấy mật độ cá rô sọc đen tăng dần ở độ sâu từ 6m đến 9m, và đạt mật độ cao ở độ sâu 9m trong điều kiện thí nghiệm và đối chứng --> cá rô sọc đen thích nghi tốt ở điều kiện nước sâu.

III đúng: Vì theo biểu đồ ta thấy trong thí nghiệm đối chứng thì ở vùng nước nông (3m) mật độ cá rô sọc dưa (10 con/80m2) cao hơn mật độ cá rô sọc đen (5 con/80m2) --> vùng nước nông cá rô sọc dưa có khả năng trạnh tranh mạnh hơn.

IV đúng: Vì theo biểu đồ ta thấy trong thí nghiệm đối chứng thì ở vùng nước trung bình (6m) đến vùng nước sâu (9m) mật độ cá rô sọc dưa (0 con/80m2) thấp hơn mật độ cá rô sọc đen (khoản 7 đến 13 con/80m2) --> ở vùng nước trung bình và sâu thì cá rô sọc đen có khả năng cạnh tranh mạnh hơn.


Câu 33:

Loài hoa quế vàng có thể được thụ phấn nhờ động vật vào cả ban đêm và ban ngày. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các loài động vật thụ phấn vào ban đêm, cũng như ảnh hưởng của các loài thụ phấn vào ban ngày đến sự thành đạt sinh sản của hoa, một nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm như sau:

- Đầu tiên, người đó chia các cá thể hoa quế vàng thành 5 nhóm:

 

Ban ngày

Ban đêm

Nhóm (1)

Không trùm lưới hoa

Không trùm lưới hoa

Nhóm (2)

Không trùm lưới hoa

Trùm lưới hoa

Nhóm (3)

Trùm lưới hoa

Không trùm lưới hoa

Nhóm (4)

Trùm lưới hoa

Trùm lưới hoa

Nhóm (5)

Thụ phấn nhân tạo

Thụ phấn nhân tạo

 

Loài hoa quế vàng có thể được thụ phấn nhờ động vật vào cả ban đêm và ban ngày (ảnh 1)

- Tiếp theo, nhà khoa học đã theo dõi và tính toán số lượng hạt được tạo ra qua quá trình thụ phấn ở mỗi nhóm hoa và lập thành biểu đồ hình bên.

Biết rằng, khi được trùm lưới, các loài động vật không thể tiếp cận và thụ phấn cho hoa. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thụ phấn vào ban đêm do động vật đóng góp 28.6% vào tổng lượng hạt thu được.

II. Loài hoa trên không có khả năng tự thụ phấn.

III. Loài này thụ phấn vào ban đêm hiệu quả hơn ban ngày.

IV. Thụ phấn tự nhiên có hiệu quả kém hơn thụ phấn nhân tạo.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

I đúng: Thụ phấn vào ban đêm do động vật đóng góp 28.6% vào tổng lượng hạt thu được.

-Tổng hạt thu được nhóm 1: 42000

-Thụ phấn ban đêm=N3-N4=16000-4000=12000

=>Tỉ lệ: 28,57

II sai: Nhóm 4 vẫn có hạt --> Loài hoa trên có khả năng tự thụ phấn.

III sai: Nhóm 2,3 so với 4

-Thụ phấn ban đêm nhờ đv: 12000

-Thụ phấn ban ngày nhờ đv: N2-N4=30000-4000=26000

=> Loài này thụ phấn vào ban ngày hiệu quả hơn ban đêm.

IV đúng: Nhóm 5 được thụ phấn nhân tạo có số hạt nhiều nhất --> Thụ phấn tự nhiên có hiệu quả kém hơn thụ phấn nhân tạo.


Câu 34:

Hội chứng tự nhiễm thiếu hụt alpha1-antitrypsin gây nên do alen lặn a. Thể đồng hợp về alen này không có enzyme phân giải trypsin. Người bình thường có kiểu gen đồng hợp trội hoặc dị hợp. Các thực nghiệm về hoạt tính của enzyme cho thấy mỗi cá thể biểu hiện một trong ba mức độ hoạt động khác nhau của enzyme alpha1-antitrypsin có trong huyết thanh. Hình bên thể hiện lượng trypsin bị phân giải trên mỗi mL huyết thanh ở ba nhóm cá thể khác nhau.

Hội chứng tự nhiễm thiếu hụt alpha1-antitrypsin  (ảnh 1)

Nhóm I: quần thể nói chung.

Nhóm II: tập hợp các gia đình có một vài thành viên bị alpha1-antitrypsin.

Nhóm III: nhóm các bệnh nhân bị thiếu hụt alpha1-antitrypsin.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về hội chứng trên là đúng?

I. Các cá thể con cháu bị bệnh chủ yếu là do có cả bố và mẹ cùng bị bệnh.

II. Alen lặn tồn tại chủ yếu trong quần thể dưới dạng dị hợp.

III. Một người phụ nữ có kết quả xét nghiệm lượng trypsin bị phân giải trong huyết thanh là 0.5 mg/mL thì cô ấy là thể dị hợp mang kiểu gen Aa.

IV. Nếu một đứa trẻ bị thiếu hụt alpha1-antitrypsin, có thể dự đoán được mức độ phân giải trypsin của người bố bình thường là 1.6 mg/mL.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

I sai. Nhóm I là nhóm có số lượng cá thể lớn (cả quần thể nói chung), biểu đồ của nhóm I lại cho thấy không có/rất ít cá thể có mức phân giải trypsin dưới 0.2 mg/mL → tỉ lệ cá thể bị bệnh trong quần thể nhìn chung là rất thấp. Mặt khác trong các gia đình có người bị bệnh, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp tử trội và dị hợp khá cao → Con bị bệnh phần lớn do bố mẹ đều mang kiểu gen dị hợp tử,

II đúng. Từ 3 biểu đồ của 3 nhóm, có thể thấy alen lặn tồn tại chủ yếu trong quần thể dưới dạng dị hợp.

Trong quần thể vẫn có các cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn aa.

Đột biến trên một alen xảy ra ngẫu nhiên với tần số rất thấp, khó có thể làm thay đổi tần số alen một cách rõ rệt, đặc biệt là trong quần thể có kích thước lớn.

III đúng. Kết hợp giữa thông tin và biểu đồ được cung cấp, có thể thấy các cá thể mang kiểu gen
đồng hợp lặn (aa) biểu hiện bệnh với mức độ trypsin trong huyết thanh bị phân giải thấp (khoảng dưới 0.2 mg/mL). Trong khi, những người có mức độ trypsin bị phân giải ở mức 0.4 – 0.6 mg/mL mang kiểu gen dị hợp (Aa) còn những người là thể đồng hợp trội (AA) có mức độ phân giải trypsin trên 0.8 mg/mL. Từ đây, có thể xác định được người phụ nữ trong câu trên mang kiểu gen dị hợp Aa, do dó không biểu hiện triệu chứng bệnh và không phải lúc nào cũng truyền lại gen mang bệnh cho con của mình.

IV sai. Đứa trẻ bị thiếu hụt alpha1-antitrypsin mang kiểu gen aa nhận từ bố một alen a, người bố có kiểu hình bình thường không biểu hiện bệnh → người bố mang kiểu gen Aa, có mức phân giải trypsin nằm trong khoảng 0.4 – 0.6 mg/mL.


Câu 35:

Ở 1 loài thực vật, khi cho lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp hoa trắng (P) thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho cây thân cao, hoa đỏ F1 lai với cây thân cao, hoa trắng thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 20%. Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số hoán vị gen ở F1 là 20%.

II. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 45%.

III. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 30%.

IV. Ở F2, kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 5%.

Xem đáp án

Chọn đáp án D 

I đúng,

Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng (P) thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ → Thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); Hoa đỏ (B) trội hoàn toàn so với hoa trắng (b) và F1 dị hợp 2 cặp gen (Aa; Bb)

Cho cây thân cao, hoa đỏ F1 lai với cây thân cao, hoa trắng thu được F2 có 4 loại kiểu hình và cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 20% khác với tỉ lệ của phân li độc lập (14 ×12 = 12,5%) à F1 có kiểu gen và xảy ra hoán vị gen.

Cho cây thân cao, hoa đỏ F1 (ABab) × cây thân cao, hoa trắng có kiểu gen Abab→ F2 cây thân thấp, hoa trắng (abab) chiếm tỉ lệ 20% = 0,4 ab × 0,5 ab → 0,4 ab là giao tử liên kết → Giao tử hoán vị = 0,1 → Tần số hoán vị gen là 2 × 0,1 = 0,2 = 20%.

II đúng, ở F2, kiểu hình thân cao, hoa đỏ = 0,25 + 0,2 = 0,45 = 45%.

III đúng, ở F2, kiểu hình thân cao, hoa trắng = 0,5 – 0,2 = 0,3 = 30%.

IV đúng, ở F2, kiểu hình thân thấp, hoa đỏ = 0,25 – 0,2 = 0,05 = 5%.


Câu 36:

Ở người, chứng loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) là một bệnh liên quan đến gen lặn trên nhiễm sắc thể X, ảnh hưởng đến cơ bắp. Khi nghiên cứu tế bào của 6 bé trai bị DMD, ngoài ra còn có thêm nhiều rối loạn khác, người ta tìm thấy có vùng bị mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể X, được hiển thị ở hình bên dưới.

Theo lý thuyết, hãy cho biết phát biểu nào sao đây sai?

 

Ở người, chứng loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) là một bệnh liên quan đến gen lặn trên nhiễm sắc thể X (ảnh 1)

Chú thích: i → vi: NST X của các bé trai bị DMD.

1 → 13: Các vị trí tương ứng trên NST X ở người bình thường.

Đoạn bị trống là các đoạn NST tương ứng bị mất.

 

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

- Theo giả thuyết, ta có: Gen DMD ở trạng thái bình thường (trội: A) --> Bình thường, trạng thái đột biến lặn (a) --> bệnh DMD. Gen A, a nằm trên NST X => X mang A thì bé trai biểu hiện bình thường, X mang a hoặc mất đoạn X chứa A thì bé trai bị bệnh DMD

- Theo hình vẽ trên, ta thấy tất cả bé trai bị bệnh đều mất đoạn vị trí số 5, ngoài ra còn mất đoạn vị trí xung quanh vùng 5 --> A, B đúng

- Phương pháp nhuộm băng NST phát hiện đột biến mất đoạn rõ nhất --> D đúng

- Một vùng trên NST (ví dụ vùng 5) có thể chứa rất nhiều gen, ngoài gen DMD ra thì còn có gen khác. Và các bé trai bị bệnh thì đều mất vùng 5 của NST --> C sai


Câu 37:

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường (số 1) và hai người bị đột biến (số 2 và số 3).

Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai?

I. Người số 3 vừa bị đột biến cấu trúc, vừa bị đột biến số lượng NST.

II. Người mang đột biến số 2 nhiều khả năng sẽ có cơ thể phát triển bất thường.

III. Ở vùng đầu mút của nhiễm sắc thể giới tính Y chứa gen quy định giới tính nam.

IV. Lệch bội ở cặp NST giới tính khiến các thể đột biến có kiểu hình nam.

Cá thể

1

2

3

Giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nhiễm sắc thể thường

22 cặp

22 cặp

22 cặp

Nhiễm sắc thể giới tính

 
Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 1)

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 2)

 

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 3)

 

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

I đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 3 có NST 1 chiết X (Đột biến số lượng NST) và chiết X mang đoạn Y (Xảy ra đột biến chuyển đoạn NST Y sang X, đột biến cấu trúc NST)

II đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 2 có NST Y bị mất 1 đoạn ở đầu mút của NST (Đột biến cấu trúc NST) --> mất gen --> cơ thể bất thường.

III đúng: Vì người số 3 có NST giới tính (XO) theo lý thuyết thì kiểu hình là nữ. Nhưng ở đây theo giả thuyết kiểu hình là nam và NST X của người số 3 mang đoạn đầu mút của NST Y => vùng đầu mút của NST Y chứa gen quy định giới tính nam

IV sai: Vì kiểu hình nam hay nữ do gen nằm trên NST giới tính quy định, giới tính nam do gen nằm trên NST Y quy định, người số 3 vừa thể lệch bội và vừa đột biến cấu trúc NST --> người số 3 biểu hiện nam.


Câu 38:

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường (số 1) và hai người bị đột biến (số 2 và số 3).

Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai?

I. Người số 3 vừa bị đột biến cấu trúc, vừa bị đột biến số lượng NST.

II. Người mang đột biến số 2 nhiều khả năng sẽ có cơ thể phát triển bất thường.

III. Ở vùng đầu mút của nhiễm sắc thể giới tính Y chứa gen quy định giới tính nam.

IV. Lệch bội ở cặp NST giới tính khiến các thể đột biến có kiểu hình nam.

Cá thể

1

2

3

Giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nhiễm sắc thể thường

22 cặp

22 cặp

22 cặp

Nhiễm sắc thể giới tính

 
Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 1)

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 2)

 

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 3)

 

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

I đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 3 có NST 1 chiết X (Đột biến số lượng NST) và chiết X mang đoạn Y (Xảy ra đột biến chuyển đoạn NST Y sang X, đột biến cấu trúc NST)

II đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 2 có NST Y bị mất 1 đoạn ở đầu mút của NST (Đột biến cấu trúc NST) --> mất gen --> cơ thể bất thường.

III đúng: Vì người số 3 có NST giới tính (XO) theo lý thuyết thì kiểu hình là nữ. Nhưng ở đây theo giả thuyết kiểu hình là nam và NST X của người số 3 mang đoạn đầu mút của NST Y => vùng đầu mút của NST Y chứa gen quy định giới tính nam

IV sai: Vì kiểu hình nam hay nữ do gen nằm trên NST giới tính quy định, giới tính nam do gen nằm trên NST Y quy định, người số 3 vừa thể lệch bội và vừa đột biến cấu trúc NST --> người số 3 biểu hiện nam.


Câu 39:

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số bằng nhau.

Phép lai

Tỉ lệ kiểu hình ở F1

Lai cây M với cây X

9 cây cao, hoa đỏ: 6 cây cao, hoa trắng: 1 cây thấp, hoa đỏ: 4 cây thấp, hoa trắng

Lai cây M với cây Y

9 cây cao, hoa đỏ: 1 cây cao. hoa trắng: 6 cây thấp, hoa đỏ: 4 cây thấp, hoa trắng

 

Cho cây M giao phấn với cây X và cây Y, thu được kết quả như ở bảng trên.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây M có kiểu gen ABab .

II. Nếu cho cây X lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 1.

III. Nếu cho cây M lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 4: 4: 1: 1.

IV. Nếu cho cây Y tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có 75% số cây thân thấp, hoa đỏ.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

- Ở phép lai cây M với cây X

+ Ta có, cao : thấp = 15 : 5 = 3 : 1 à Aa   x Aa và đỏ : trắng = 10 : 10 = 1 : 1 à Bb x bb => Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen và đồng hợp lặn 1 cặp gen. Mà tỉ lệ KH ở F1: 9 : 6 : 4 : 1 khác với (3 : 1) (1 : 1) => có hiện tượng hoán vị gen.

+ Ở F1 cây thấp hoa trắng (abab ) chiếm tỉ lệ:  = 0,2 = 0,4  x 0,5  à 0,4 là giao tử liên kết và tần số hoán vị gen bằng 20% à kiểu gen P:  x .

- Ở phép lai cây M với cây Y

+ Ta có, cao : thấp = 10 : 10 = 1 : 1 à Aa   x aa và đỏ : trắng = 15 : 5 = 3 : 1 à Bb x Bb => Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen và đồng hợp lặn 1 cặp gen. Vì cây M đem lai với cây cây X và Y nên cây dị hợp 2 cặp gen ở hai phép lai phải là cây M.

I đúng: Kiểu gen cây M là ABab

II đúng: Cây X có kiểu gen Abab , lai phân tích:  Abab x abab --> Fa có tỉ lệ kiểu hình: 1 : 1

III đúng: Cây M có kiểu gen là ABab  (f= 20%), lai phân tích: ABab (f= 20%) x abab  --> Fa có tỉ lệ kiểu hình: 4 : 4 :1 : 1

IV đúng: Cây Y có kiểu gen aBab nên khi tự thụ phấn: aBab x aBab --> đời con có 75% số cây thân thấp, hoa đỏ.


Câu 40:

Đồ thị sau mô tả kết quả nghiên cứu trữ lượng cácbon có trong đất rừng và cây rừng phân bố theo vĩ độ. Quan sát và phân tích đồ thị, em hãy cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

Đồ thị sau mô tả kết quả nghiên cứu trữ lượng cácbon có trong đất rừng và cây rừng  (ảnh 1)

I. Trữ lượng cácbon trong đất rừng, cây rừng làm giảm trực tiếp lượng khí CO2 trong khí quyển.

II. Trữ lượng cácbon trong đất rừng tỷ lệ thuận với trữ lượng cácbon trong cây rừng ở các vĩ độ nghiên cứu.

III. Khi đi từ xích đạo đến cực bắc, trữ lượng cácbon trong cây rừng giảm dần nhưng trong đất từng tăng dần.

IV. Phần lớn diện tích nam bán cầu là đại dương nên diện tích rừng rất thấp.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

I đúng: Trữ lượng cácbon trong đất rừng, cây rừng làm giảm trực tiếp lượng khí CO2 trong khí quyển qua 2 quá trình sau:

- Thực vật hấp thu CO2 từ khí quyển, qua quá trình quang hợp CO2 được chuyển thành cácbon lấy 1 phần được sử dụng trong hoạt động sống, phần còn lại được tích lũy trong sinh khối, cây rừng là nguyên nhân làm giảm lượng cácbon trong khí quyển.

II sai: Trữ lượng cácbon trong đất rừng tỷ lệ nghich với trữ lượng cácbon trong cây rừng ở các vĩ độ nghiên cứu.

III đúng: - Khi di chuyển từ xích đạo tới vùng cực, nhiệt độ, lượng mua, số giờ nắng trong năm giảm dần, các nhân tố sinh thái này đều tác động làm giảm cường độ quang hợp của thực vật nên lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây giảm.

- Các nhân tố sinh thái đó đồng thời cũng tác động lên sinh vật phân giải, làm giảm khả năng hoạt động của sinh vật phân giải nên lượng mùn hữu cơ còn lại trong đất rừng cao

- Khi di chuyển từ xích đạo đến vĩ độ 60 độ nam, lượng cácbon trong đất rừng, cây rừng là giảm hơn rất nhiều so với vĩ độ tương đương ở bán cầu Bắc.

IV đúng: Khi di chuyển từ xích đạo đến nam bán cầu thì diện tích đất liền nhỏ hơn đại dương, do đó trử lượng cácbon trong cây rừng giảm mạnh --> diện tích rừng thấp


Câu 41:

Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu quần đảo nhỏ trong bản đồ Hình dưới đây. Họ đã so sánh hệ sinh thái của đất liền với hệ sinh thái trên các đảo gần đó và đã đưa ra một vài khám phá. Khu vực này chưa có con người đến sinh sống, vì vậy nó vẫn còn rất tự nhiên. Đất liền có một dãy núi thấp cách bờ biển khoảng 50 km (đỉnh cao nhất khoảng 400m so với mực nước biển) và gió thịnh hành là hướng Tây.

 

Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu quần đảo nhỏ (ảnh 1)
Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong 6 đảo trên, đảo 3 được cho là có độ đa dạng về loài lớn nhất

II. Các nhà sinh thái học theo dõi số lượng tắc kè trên đảo 3 và thấy rằng tỷ lệ sinh sản của chúng là 25% , tỉ lệ tử vong 5% mỗi năm và không có xuất cư và nhập cư. Họ cũng xác định được có 110 con tắc kè trên đảo trong năm đó. Số lượng tắc kè trên đảo này vào cùng một thời điểm này trong một năm sau là 132 con.

III. Chỉ xem xét những đảo 2, 4, 5, 6; đảo 6 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.

IV. Các nhà sinh thái học nghiên cứu sự đa dạng sinh học trên các đảo và nhận thấy rằng những con tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng cùng loài. Điều có khả năng nhất tạo ra sự khác biệt về màu sắc của tắc kè ở đảo 3 và đảo 1 là áp lực của vật dữ ở đảo 3.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

I sai.

- Đảo 1 sẽ có độ đa dạng về loài lớn nhất, do có diện tích lớn và gần đất liền nhất (theo lý thuyết về đa dạng đảo của MacArthur và Wilson).

- Vì đất liền là nguồn phát tán (di cư) của các loài tới đảo, do đất liền có diện tích lớn, địa hình đa dạng → điều kiện sống có sự phân hóa cao → nên số loài nhiều.

II đúng.

Số lượng tắc kè trên đảo 3 sau 1 năm là: 110 + (110 × 0,2) = 132 con.

III sai.

Trong số các hòn đảo 2, 4, 5, 6, thì đảo 5 được kỳ vọng sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất, vì diện tích 4 đảo này tương đương nhau, nhưng đảo 5 gần đất liền nhất, nên khả năng di cư của các loài từ đất liền ra đảo cao hơn và khả năng bị tuyệt chủng của các loài ở đảo 5 sẽ thấp hơn các đảo khác do gần đất liền và được dãy núi cao che chắn.

IV đúng.

- Tắc kè ở đảo 3 trông sẫm màu hơn so với những con ở đảo 1, mặc dù phân tích gen cho thấy chúng là cùng loài → Điều có khả năng nhất tạo ra hiện tượng này là áp lực của vật dữ ở đảo 3.

- Giải thích: vì màu sắc ở ĐV có 3 ý nghĩa: nhận biết đồng loại, ngụy trang và cảnh báo kẻ thù để tự vệ. Ở đây màu sắc khác nhau giữa 2 đảo không có ý nghĩa nhận biết đồng loại (vì cùng loài). Hai ý nghĩa còn lại là do áp lực của vật ăn thịt chúng mà có (tức là để ngụy trang hoặc cảnh báo) → màu sẫm chủ yếu để ngụy trang.


Câu 42:

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường (số 1) và hai người bị đột biến (số 2 và số 3).

Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai?

I. Người số 3 vừa bị đột biến cấu trúc, vừa bị đột biến số lượng NST.

II. Người mang đột biến số 2 nhiều khả năng sẽ có cơ thể phát triển bất thường.

III. Ở vùng đầu mút của nhiễm sắc thể giới tính Y chứa gen quy định giới tính nam.

IV. Lệch bội ở cặp NST giới tính khiến các thể đột biến có kiểu hình nam.

Cá thể

1

2

3

Giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nhiễm sắc thể thường

22 cặp

22 cặp

22 cặp

Nhiễm sắc thể giới tính

 
Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 1)

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 2)

 

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 3)

 

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

I đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 3 có NST 1 chiết X (Đột biến số lượng NST) và chiết X mang đoạn Y (Xảy ra đột biến chuyển đoạn NST Y sang X, đột biến cấu trúc NST)

II đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 2 có NST Y bị mất 1 đoạn ở đầu mút của NST (Đột biến cấu trúc NST) --> mất gen --> cơ thể bất thường.

III đúng: Vì người số 3 có NST giới tính (XO) theo lý thuyết thì kiểu hình là nữ. Nhưng ở đây theo giả thuyết kiểu hình là nam và NST X của người số 3 mang đoạn đầu mút của NST Y => vùng đầu mút của NST Y chứa gen quy định giới tính nam

IV sai: Vì kiểu hình nam hay nữ do gen nằm trên NST giới tính quy định, giới tính nam do gen nằm trên NST Y quy định, người số 3 vừa thể lệch bội và vừa đột biến cấu trúc NST --> người số 3 biểu hiện nam.


Câu 43:

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường (số 1) và hai người bị đột biến (số 2 và số 3).

Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai?

I. Người số 3 vừa bị đột biến cấu trúc, vừa bị đột biến số lượng NST.

II. Người mang đột biến số 2 nhiều khả năng sẽ có cơ thể phát triển bất thường.

III. Ở vùng đầu mút của nhiễm sắc thể giới tính Y chứa gen quy định giới tính nam.

IV. Lệch bội ở cặp NST giới tính khiến các thể đột biến có kiểu hình nam.

Cá thể

1

2

3

Giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nhiễm sắc thể thường

22 cặp

22 cặp

22 cặp

Nhiễm sắc thể giới tính

 
Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 1)

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 2)

 

Dưới đây là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường  (ảnh 3)

 

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

I đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 3 có NST 1 chiết X (Đột biến số lượng NST) và chiết X mang đoạn Y (Xảy ra đột biến chuyển đoạn NST Y sang X, đột biến cấu trúc NST)

II đúng: Vì theo sơ đồ trên, ta thấy người số 2 có NST Y bị mất 1 đoạn ở đầu mút của NST (Đột biến cấu trúc NST) --> mất gen --> cơ thể bất thường.

III đúng: Vì người số 3 có NST giới tính (XO) theo lý thuyết thì kiểu hình là nữ. Nhưng ở đây theo giả thuyết kiểu hình là nam và NST X của người số 3 mang đoạn đầu mút của NST Y => vùng đầu mút của NST Y chứa gen quy định giới tính nam

IV sai: Vì kiểu hình nam hay nữ do gen nằm trên NST giới tính quy định, giới tính nam do gen nằm trên NST Y quy định, người số 3 vừa thể lệch bội và vừa đột biến cấu trúc NST --> người số 3 biểu hiện nam.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương