Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 19)
-
134 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
Phương pháp:
Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn:
- Tiến hoá hoá học: Hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
- Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
- Tiến hoá sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay.
Cách giải:
Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Chọn C.
Câu 2:
Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?
Phương pháp:
Các đặc trưng cơ bản của quần thể:
Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ đực/cái trong quần thể
Cấu trúc tuổi: gồm tuổi trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản.
Mật độ cá thể: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích
Kích thước: Số lượng cá thể hay khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể
Sự phân bố cá thể: gồm phân bố đều, theo nhóm và ngẫu nhiên
Cách giải:
Quần thể có đặc trưng tỉ lệ giới tính. Các đặc trưng còn lại là của quần xã.
Chọn A.
Câu 3:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
Phương pháp:
Cấu trúc HST:
+ Sinh vật sản xuất: Thực vật, VSV tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm, SV ăn mùn bã.
Cách giải:
Trong hệ sinh thái, thực vật là sinh vật tự dưỡng.
Chọn B.
Câu 4:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường qua phổi và da?
Phương pháp:
Hình thức hô hấp ở động vật.
+ Qua bề mặt cơ thể: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, lưỡng cư.
+ Bằng ống khí: Côn trùng.
Ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với tế bào để đưa khí đến tế bào
+ Bằng mang: Trai, ốc, tôm, cua, cá.
+ Bằng phổi: Lưỡng cư, Bò sát, chim, thú.
Cách giải:
Ếch đồng đổi khí với môi trường qua phổi và da.
Tôm trao đổi khí qua mang.
Châu chấu trao đổi khí qua ống khí.
Chuột trao đổi khí qua phổi.
Chọn A.
Câu 5:
Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã là
Phương pháp:
Operon Lac có 3 thành phần:
+ Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp prôtêin tham gia chuyển hóa và sử dụng đường lactozơ.
+ Vùng vận hành: O: gen chỉ huy chi phối hoạt động của cụm gen cấu trúc.
+ P: vùng khởi động (nơi ARN – pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã).
+ R: gen điều hòa kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế
Gen điều hòa không thuộc cấu trúc operon Lac.
Cách giải:
Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã là vùng vận hành.
Chọn D.
Câu 6:
Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh?
Phương pháp:
Nhân tố sinh thái
Vô sinh: Ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm...
Hữu sinh: Sinh vật, các mối quan hệ.
Cách giải:
Thực vật là nhân tố hữu sinh, các nhân tố còn lại là nhân tố vô sinh.
Chọn C.
Câu 7:
Dạng đột biến điểm nào sau đây làm cho gen đột biến tăng thêm 1 liên kết hiđrô so với gen bình thường?
Phương pháp:
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Cách giải:
Đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X làm cho gen đột biến tăng thêm 1 liên kết hiđrô so với gen bình thường.
Chọn B.
Câu 8:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
Phương pháp:
Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm:
Diễn ra trên quy mô quần thể
Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá
Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Kết quả: hình thành loài mới
Cách giải:
A sai, nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là đột biến.
B sai, tiến hóa nhỏ hình thành loài mới.
C đúng.
D sai, chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa nhỏ.
Chọn C.
Câu 9:
Moocgan phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
Phương pháp:
Morgan đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết và HVG ở ruồi giấm.
Cách giải:
Moocgan phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu ruồi giấm.
Chọn D.
Câu 10:
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và thể truyền, người ta đã sử dụng enzim
Phương pháp:
- Tạo ADN tái tổ hợp theo 3 bước là:
(1) tách chiết thể truyền và gen cần chuyển
(2) dùng enzim cắt giới hạn (enzyme restrictaza) mở vòng thể truyền và cắt gen cần chuyển.
(3) nối gen cần chuyển vào thể truyền bằng enzyme ligaza11
Cách giải:
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và thể truyền, người ta đã
sử dụng enzim restrictaza.
Chọn D.
Câu 11:
Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
Phương pháp:
Cách giải:
Lừa lại với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về cách li sau hợp tử.
Chọn A.Câu 12:
Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
Phương pháp:
Nhận biết di truyền ngoài nhân:
+ Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
+ Đời con có kiểu hình giống nhau và giống kiểu hình mẹ.
Cách giải:
Lấy hạt phấn của cây lá xanh (♂) thụ phấn cho cây lá đốm(♀) → Đời con 100% lá đốm.
Chọn B.
Câu 13:
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN chủ yếu diễn ra
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Chọn B.
Câu 14:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?
Phương pháp:
Kiểu gen dị hợp là kiểu gen mang 2 alen khác nhau của 1 gen.
Cách giải:
Kiểu gen Aabb là kiểu gen dị hợp 1 cặp gen.
Chọn C.
Câu 15:
Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?
Phương pháp:
Cách giải:
Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin là đặc điểm của tính đặc hiệu.
Chọn B.
Câu 16:
Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
Phương pháp:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-U; T-A; G-X; X-G.
Agốc = rU; Tgốc = rA; Ggốc = rX; Xgốc = rG
Cách giải:
Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với nuclêôtit loại U ở môi trường nội bào.
Chọn B.
Câu 17:
Một quần thể bò gồm 65 cá thể có kiểu gen AA, 26 cá thể có kiểu gen Aa và 169 cá thể có kiểu gen aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
Phương pháp:
Mỗi cơ thể lưỡng bội mang 2 alen.
Tần số của một alen = số alen đó/ tổng số alen của quần thể.
Quần thể có số lượng cá thể mang kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là a,b,c.
Tổng số cá thể N=a+b+c.
Tần số alen
Cách giải:
65 cá thể có kiểu gen AA, 26 cá thể có kiểu gen Aa và 169 cá thể có kiểu gen aa.
Tần số alenChọn B.
Câu 18:
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
Phương pháp:
Cơ quan thoát hơi nước chính là lá.
Cách giải:
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá.
Chọn C.
Câu 19:
Tầm gửi lùn mọc bám và hút chất dinh dưỡng từ cây khế để sinh trưởng, đồng thời sự xâm nhập này làm cho cây khế yếu dần. Đây là ví dụ mối quan hệ sinh thái nào?
Phương pháp:
Các mối quan hệ trong quần xã:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
- - |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
Trong mối quan hệ này, tầm gửi được lợi còn cây khế bị hại nên đây là mối quan hệ kí sinh.
Chọn B.
Câu 20:
Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen Ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây lưỡng bội có kiểu gen
Phương pháp:
Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng thuần.
Cách giải:
Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen Ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây lưỡng bội có kiểu gen AAbb.
Chọn C.
Câu 21:
Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
Phương pháp:
Biện luận kiểu gen của P dựa vào kiểu hình của đời con.
Gen nằm trên NST giới tính X di truyền chéo, nằm trên Y di truyền thẳng.
Cách giải:
Họ sinh được con gái bị bệnh → P đều mang Xm.
Kiểu gen của P là: XMXm × XmY.
Chọn D.
Câu 22:
Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian
Trong giới hạn sinh thái có 1 khoảng thuận lợi và 2 khoảng chống chịu.
- Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài.
- Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần
- Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài.
Cạnh tranh khác loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài, để giảm cạnh tranh, các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Cách giải:
Phát biểu đúng về ổ sinh thái là C, mỗi loài có một ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
Chọn C.
Câu 23:
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Cơ quan tương tự: những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
Cơ quan thoái hóa( cũng là cơ quan tương đồng) là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Do điều kiện sống của loài thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vết tích xưa kia của chúng.
- Ví dụ: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người, di tích các tuyến sữa ở con đực của các loài động vật có vú,....
Cách giải:
A sai, cánh sâu bọ và cánh dơi là các cơ quan tương tự vì chúng không cùng nguồn gốc.
B đúng, vì cánh dơi và tay người đều có nguồn gốc là chi trước.
C sai, cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy.
D sai, cơ quan tương đồng phản ánh tiến hóa phân li.
Chọn B.
Câu 24:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Chuỗi thức ăn: các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một bậc dinh dưỡng.
Lưới thức ăn: Gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Cách giải:
Phát biểu sai về lưới và chuỗi thức ăn là: D, trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất có sinh khối nhỏ nhất.
Chọn D.
Câu 25:
Ở người, những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
Phương pháp:
Xác định nguyên nhân của các bệnh, hội chứng.
Bệnh, hội chứng do đột biến gen: bạch tạng, mù màu, máu khó đông, PKU,…
Bệnh, hội chứng do đột biến số lượng NST: Đao, Tớcnơ, Claiphento, siêu nữ,…
Bệnh, hội chứng do đột biến cấu trúc NST: Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng mèo kêu…
Cách giải:
Những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể: Hội chứng Tớcnơ, hội chứng Đao.
Chọn A.
Câu 26:
Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Kết quả thí nghiệm cho thấy giọt nước màu di chuyển về phía bên trái. Điều này chứng tỏ quá trình hô hấp của hạt nảy mầm
Phương pháp:
Hô hấp là quá trình oxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp đến sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O, một phần năng lượng được tích lũy trong ATP
Phương trình tổng quát của hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6 CO2 + 6H2O+ATP + nhiệt.
Cách giải:
Hạt đang nảy mầm sẽ hô hấp mạnh tạo ra khí CO2 ; nhiệt lượng, hút khí O2
Khí CO2 sẽ bị hấp thụ bởi vôi xút tạo thành canxi cacbonat.
Kết quả thí nghiệm cho thấy giọt nước màu di chuyển về phía bên trái. Điều này chứng tỏ quá trình hô hấp của hạt nảy mầm hấp thụ oxi.
Chọn A.
Câu 27:
Một NST có trình tự các gen là ABCDEF*GHI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEF*GHI. Đây là dạng đột biến nào?
Phương pháp:
So sánh trình tự gen trước và sau đột biến.
Cách giải:
Trước đột biến: ABCDEF*GHI
Sau đột biến: ADCBEF*GHI
→ đột biến đảo đoạn BCD.
Chọn C.
Câu 28:
Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin?
Phương pháp:
Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.
+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.
+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Cách giải:
Dạ múi khế ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Chọn B.
Câu 29:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Kích thước của quần thể là kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
Kích thước quần thể có 2 cực trị: kích thước tối thiểu và kích thước tối đa.
Cách giải:
A sai, khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ nhỏ.
B sai vì kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào môi trường.
C sai, kích thước quần thể số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
Chọn D.
Câu 30:
Một cá thể có kiểu gen giảm phân có hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử Ab là
Câu 31:
Phả hệ bên mô tả một bệnh di truyền ở người do một lôcut đơn gen chi phối. Biết không có đột biến mới xuất hiện, theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ chưa xác định được chính xác kiểu gen nếu không có các phân tích hóa sinh và phân tử?
Phương pháp:
Biện luận quy luật di truyền, xét các trường hợp vị trí của gen.
Cách giải:
Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh → Bệnh do gen lặn.
A- bình thường; a – bị bệnh.
TH1: Gen nằm trên NST thường:
Những người bị bệnh có kiểu gen: aa: 4 người.
Những người có bố, mẹ, con bị bệnh có kiểu gen: Aa:
→ Có 6 người chưa biết kiểu gen.
TH2: Gen nằm trên NST giới tính X:
→ chỉ có 2 người chưa biết kiểu gen.
Chọn D.
Câu 32:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
II. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.
IV. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
Phương pháp:
Con đường |
Cách li |
Đặc điểm |
Đối tượng |
Khác khu vực địa lí |
Cách li địa lí |
Điều kiện địa lí khác nhau → CLTN theo các hướng khác nhau - Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian. |
Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú). |
Cùng khu vực địa lí |
Cách li tập tính |
Do có tập tính giao phối thay đổi nên từ 1 loài ban đầu đã hình thành nên 2 loài mới. |
Các loài động vật có tập tính giao phối phức tạp. |
Cách li sinh thái |
Hai quần thể của cùng một loài sống ở 2 ổ sinh thái khác nhau, dần dần sẽ hình thành nên 2 loài mới. |
ĐV ít di chuyển |
|
Lai xa và đa bội hóa |
Lai xa kèm theo đa bội hoá → con lại có bộ NST song nhị bội nên bị cách li sinh sản với loài bố và loài mẹ. Là con đường nhanh nhất. |
Thực vật |
Cách giải:
Các phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới là: I,II.
Ý III sai, hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật có khả năng di chuyển mạnh.
Ý IV sai, hình thành loài bằng con đường sinh thái xảy ra ở cả thực vật và động vật.
Chọn C.
Câu 33:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
Những hoạt động của con người góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên gồm cả 4 hoạt động trên.
Chọn D.
Câu 34:
Cho sơ đồ lưới thức ăn trong hệ sinh thái như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ốc sên và cá A có thể cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn.
II. Vịt thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Chim cốc là loài duy nhất khống chế số lượng cá trình.
IV. Nếu diệc bị con người khai thác quá mức thì ngao sẽ giảm số lượng.
Phương pháp:
Sinh vật sản xuất thuộc bậc 1 → tiếp theo là bậc 2,3,4…
Bậc dinh dưỡng: Bậc 1 → Bậc 2 → Bậc 3 → Bậc 4 → Bậc 5.
- Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần
- Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài.
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị loài khác khống chế ở một mức độ nhất định.
Cách giải:
I đúng, vì ốc sên và cá có nguồn thức ăn chung là thực vật thủy sinh.
II đúng.
III sai, chim cốc và vịt khống chế số lượng cá trình.
IV đúng, nếu lượng diệc giảm → cá B tăng, cá B ăn ngao → ngao giảm.
Chọn B.
Câu 35:
Hình bên mô tả ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể A, B, C, D thuộc bốn loài sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A và quần thể B có thể cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng.
II. Sự thay đổi kích thước quần thể C không ảnh hưởng đến kích thước quần thể D.
III. Sự cạnh tranh giữa quần thể C và quần thể D khốc liệt hơn giữa quần thể A và quần thể B.
IV. Quần thể A và quần thể C có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau.
Phương pháp:
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian
- Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần
- Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài.
Cách giải:
I đúng, vì ổ sinh thái dinh dưỡng của 2 loài này trùng nhau.
II sai, vì 2 loài C, D có trùng nhau 1 phần về ổ sinh thái dinh dưỡng nên sự thay đổi kích thước quần thể C ảnh hưởng đến kích thước quần thể D.
III sai, sự cạnh tranh giữa 2 loài A,B khốc liệt hơn giữa 2 loài C,D vì sự trùng nhau về ổ sinh thái lớn hơn.
IV sai, loài C và A không trùng nhau về ổ sinh thái.
Chọn D.
Câu 36:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân, trong đó cặp NST chứa cặp gen A, a không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp B, b và D, d phân li bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
Phương pháp:
Một tế bào sinh tinh giảm phân:
+ Không có HVG tạo 2 loại giao tử liên kết.
+ Có HVG tạo 4 loại giao tử.
Cách giải:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử.
Chọn A.
Câu 37:
Một nhóm nghiên cứu đã nuôi một số vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp 5 thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E.coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tỉ lệ % số mạch ADN chứa N nặng trong 5 thế hệ được biểu diễn ở đồ thị bên.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ % số mạch ADN chứa 15N giảm dần qua các thế hệ.
II. Ở thế hệ thứ 5, phân tử ADN chỉ mang 14N chiếm 93,75%.
III. Ở thế hệ thứ 1, tất cả các phân tử ADN đều chứa 15N.
IV. ADN chứa cả 2 mạch 15N có thể xuất hiện ở thế hệ thứ 1.Phương pháp:
Có a phân tử ADN chỉ có N15 nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14:
- Số phân tử ADN con: a´2k
- Số phân tử ADN chỉ có N14: a ´ (2k - 2)
- Số phân tử ADN có cả N14 và N15: 2a
Cách giải:
I đúng, quan sát đồ thị ta có thể thấy.
II đúng, tỉ lệ phân tử ADN chỉ mang
III đúng, theo nguyên tắc bán bảo toàn thì ADN con chứa 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch mới tổng hợp.
IV sai, ở thế hệ 1 chỉ có phân tử ADN chứa cả 14N và 15N.
Chọn C.
Câu 38:
Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể ở một loài thực vật qua 4 thế hệ, thu được bảng số liệu sau:
Thành phần kiểu gen |
Thế hệ F1 |
Thế hệ F2 |
Thế hệ F3 |
Thế hệ F4 |
AA |
0,40 |
0,525 |
0,5875 |
0,61875 |
Aa |
0,50 |
0,25 |
0,125 |
0,0625 |
aa |
0,10 |
0,225 |
0,2875 |
0,31875 |
Biết alen A trội hoàn toàn so với alen a, sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Từ thế hệ F1 đến F4, quần thể không tiến hóa.
II. Ở thế hệ F3, quần thể có tần số alen A = 0,3.
III. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ dần các cơ thể có kiểu gen dị hợp.
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen qua các thế hệ.
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Tần số alen
Bước 2: So sánh tần số alen các thế hệ
+ Nếu thay đổi theo 1 hướng → Chọn lọc tự nhiên
+ Nếu thay đổi đột ngột → Các yếu tố ngẫu nhiên
+ Nếu không thay đổi → giao phối.
Cách giải:
I sai, từ thế hệ F1 đến F4, quần thể có biến đổi về cấu trúc di truyền → có tiến hóa.
II sai, ở F3, tần số alen A:
III đúng, ta thấy tần số alen không đổi, tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng → giao phối không ngẫu nhiên.
IV sai, không có tác động của chọn lọc tự nhiên.
Chọn B.
Câu 39:
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim do vậy chất K không chuyển hóa thành sắc tố, hoa có màu trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Viết quy ước kiểu gen quy định kiểu hình, xét các trường hợp, viết sơ đồ lai.
Cách giải:
Quy ước:
A-B- vàng; A-bb: đỏ; aaB-:xanh; aabb: trắng.
Xét các phát biểu:
A đúng, VD: Aabb × aaBb → 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb.
B sai, Aabb × Aabb không thể tạo ra đời con màu vàng (A-B-)
C đúng, AaBb × AaBb → 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb.
D đúng, AABb × aabb → 50%AaBb:50%Aabb → 50% hoa vàng: 50% hoa đỏ.
Chọn B.
Câu 40:
Ở một loài động vật có vú, cho lai giữa con đực thuần chủng lông trắng, chân thấp với con cái thuần chủng lông đen, chân cao, F1 thu được 100% cá thể lông đen, chân cao. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, F2 thu được tỉ lệ:
- Giới cái: 70% lông đen, chân cao : 5% lông đen, chân thấp : 5% lông vàng, chân cao : 20% lông vàng, chân thấp.
- Giới đực: 35% lông đen, chân cao : 37,5% lông vàng, chân cao : 2,5% lông trắng, chân cao : 2,5% lông đen, chân thấp : 12,5% lông vàng, chân thấp : 10% lông trắng, chân thấp.
Biết rằng hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái, gen quy định các tính trạng không nằm trên NST giới tính Y. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu lông di truyền liên kết với giới tính.
II. Có ít nhất 2 cặp gen tác động đến sự hình thành màu lông.
III. Có 5 kiểu gen khác nhau quy định tính trạng lông đen ở loài này.
IV. Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì tỉ lệ cá thể lông đen, chân cao ở đời con là 40%.
Phương pháp:
Bước 1: Xét tỉ lệ phân li từng tính trạng → Quy luật di truyền
Bước 2: Xác định kiểu gen của P, dựa vào tỉ lệ con đực chân thấp, lông trắng → tần số HVG
+ Tính ab/ab → ab = ?
+ Tính f khi biết ab
Bước 3: Xét các phát biểu
Ở thú: XX – con cái; XY – con đực.
Cách giải:
Ở F1, xét tỉ lệ phân li từng tính trạng
Tính trạng chiều cao chân: chân cao : chân thấp ở cả 2 giới đều là 3 : 1.
→ Chân cao là trội so với chân thấp.
Quy ước: A – chân cao; a – chân thấp → P: Aa × Aa.
Tính trạng màu lông của cả F1: Lông đen : lông vàng : lông trắng = 9 : 6:1→ Cặp Bb, Dd tương tác bổ sung B-D- quy định lông đen; B-dd; bbD- quy định lông vàng; bbdd quy định lông trắng.
Tính trạng màu lông ở 2 giới phân li khác nhau → tính trạng này do gen nằm trên NST X quy định.
Nếu các gen phân li độc lập thì đời con có tỉ lệ (9:6:1)(3:1) ≠ đề cho → 1 trong 2 cặp gen quy định màu lông liên kết với cặp gen Aa.
Giả sử cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Con đực lông trắng chân thấp: giao tử ab ở giới cái = 0,4 (vì con đực không có HVG nên ab=0,5)
→ f= 20%.
I đúng.
II đúng.
III sai, có 6 kiểu gen quy định lông đen:
IV sai, nếu cho con cái F1 lai phân tích:
Chọn A.