Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 5) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 5) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 5) có đáp án

  • 931 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 2:

Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Đáp án D

Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí


Câu 3:

Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tế bào người có 47 NST chứng tỏ là thể ba nhiễm. 

- A sai vì thế dị bội có thể có cả các thể một nhiễm, khuyết nhiễm.

- B sai vì ngoài hội chứng Đao còn có các hội chứng khác cũng là thể ba nhiễm

- C đúng

- D sai vì hội chứng Tocno là thể 1 nhiễm


Câu 4:

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

- Phép lai A tạo 3.4 = 12 kiểu gen; 2.8 = 8 kiểu hình

- Phép lai B tạo 3 kiểu gen, 3 kiểu hình

- Phép lai C tạo 32 = 9 kiểu gen; 22 = 4 kiểu hình

- Phép lai D tạo 3.2 = 6 kiểu gen; 2.1=2 kiểu hình


Câu 5:

Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số tương đối của các alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là: qa = 0,0004 = 0,02 ® PA = 1 - 0,02 = 0,98. Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,9604DD : 0,0392Dd : 0,0004dd


Câu 6:

Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện tượng có taọ ra con lai,nhưng con lai có sức sống kém hoặc con lai có sức sống tốt nhưng không sinh sản được là do cách ly sau hợp tử


Câu 7:

Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là

Xem đáp án

Đáp án A

- A sai vì đột biến thường có hại

- B đúng vì đọt biến tạo alen mới, còn giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen

- C đúng vì vai trò của CLTN là làm thay đổi chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa

- D đúng vì tần số đột biến là rất nhỏ


Câu 8:

Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?

Xem đáp án

Đáp án B

- Mối quan hệ hội sinh là mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó một loài được lợi còn loài kia không được lợi cũng không bị hại gì.

- A là quan hệ kí sinh, C là quan hệ hợp tác, D là quan hệ cộng sinh

- B là quan hệ hội sinh


Câu 9:

Sự tháo xoắn và đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào có ý nghĩa:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta biết rằng nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein histon, ADN là một phần tử rất dài so với kích thước của tế bào nhiễm sắc thể (được cấu tạo từ ADN) phải cuộn xoắn các mức độ để nằm gọn trong nhân tế bào.

Việc nhiễm sắc thể đóng/giãn xoắn có ý nghĩa sau:

+ Giãn xoắn giúp cho enzim dễ tác động vào ADN và tiến hành nhân đôi ADN, qua đó nhân đôi nhiễm sắc thể.

+ Đóng xoắn giúp cho quá trình phân li diễn ra dễ dàng, các nhiễm sắc thể không còn quá “dài” để vướng vào nhau gây đứt gãy nhiễm sắc thể,...


Câu 10:

Điều nào không đúng với chỉ số ADN?

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ số ADN được đặc trưng cho mỗi các thể,vì vậy được dùng để nhận biết cá thể đó,nhận biết mối quan hệ huyết thống của cá thể đó với các cá thể khác. Vì vậy A,B, D đều đúng

C.sai vì sự lặp lại một đoạn N không có ý nghĩa gì


Câu 11:

Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là

Xem đáp án

Đáp án A

- A đúng vì cả 2 nhân tố này không làm xuất hiện alen mới

- B sai vì đột biến làm xuất hiện alen mới

- C sai vì di nhập gen có thể đưa alen mới vào trong quần thể

- D sai vì cả đột biến và di nhập gen đều làm xuất hiện alen mới


Câu 12:

Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm

Xem đáp án

Đáp án B

Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm: thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh.

Thành phần vô sinh là môi trường vật lí và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.


Câu 13:

Nếu một phân tử protein được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu?

5’ – XG AUG UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAG XXG – 3’

Không tính axit amin mở đầu.

Xem đáp án

Đáp án A

-Bộ ba mở đầu của mARN là 5’AUG3’; quá trình dịch mã kết thúc khi gặp 1 trong các bộ ba sau 5’UAA3’ hoặc 5’UAG3’ hoặc 5’UGA3’ → Nếu không tính axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ có 7 axit amin.

5’ – XGAUGUUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAGXXG – 3’


Câu 14:

Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp giao phối với nhau tạo ra 4 loại kiểu hình, trong đó loại kiểu hình lặn chiếm 0,09. Chọn đáp án đúng để cho kết quả trên:

Xem đáp án

Đáp án A

Tỷ lệ kiểu hình lặn = 0,09,vậy tỷ lệ giao tử ab = 0,09 = 0,3 > 0,25. Vậy đây là giao tử liên kết. Kiểu gen P là AB/ab. Tần số hoán vị gen là (0,5-0,3)×2= 0,4= 40%


Câu 15:

Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở

Xem đáp án

Đáp án D

A, B, là đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể

Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen


Câu 16:

Điểm chung giữa di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn là

Xem đáp án

Đáp án C

- Di truyền độc lập và liên kết không hoàn toàn làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp →A sai.

- Các gen di truyền độc lập nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng → B sai.

- Liên kết không hoàn toàn và di truyền độc lập → các tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau → D sai.

- C đúng vì cả 2 quy luật đều tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống


Câu 17:

Đặc điểm không đúng về ung thư là

Xem đáp án

Đáp án C

- Ung thư có thể do đột biến gen hay đột biến NST, vì vậy đều liên quan đến cấu trúc ADN, vậy A và B đúng

- Ung thư do 1 số tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát vì vậy hình thành nên 1 khối u, khối u này có thể là lành tính (không di căn) nhưng có thể là ác tính (di căn).Nếu là ác tính sẽ gây ra ung thư. Vậy D đúng, C sai


Câu 18:

Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

Xem đáp án

Đáp án B

Tự thụ phấn và giao phối cận huyết là tăng tỷ lệ gen đồng hợp, giảm tỷ lệ gen dị hợp. Vì vậy xuất hiện nhiều tính trạng xấu nên gọi là hiện tượng thoái hóa giống


Câu 19:

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể


Câu 20:

Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng

Xem đáp án

Đáp án D

Để bảo vệ tài nguyên rừng có thể sử dụng nhiều biện pháp như chống phá rừng,tích cực trồng rừng, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên,vận động đồng bào dân tộc định canh,định cư.Vậy A, B, C đúng

- D sai vì việc chống xói mòn, khô hạn,ngập úng, chống mặn cho đất chỉ nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên đất


Câu 21:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

Xem đáp án

Đáp án D

- Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn là lặp đoạn


Câu 22:

Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

- Nếu lai thuận khác lai nghịch thì xảy ra 2 trường hợp: Gen nằm trên NST giới tính (nếu kiểu hình ở đời con có thể có cả ở bố và mẹ); hoặc gen nằm trong tế bào chất cụ thể là ti thể hoặc lục lạp (nếu đời con hoàn toàn giống mẹ)


Câu 23:

Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Các ý A, B, D đúng

- C sai do chọn lọc tự nhiên tác động ở cả giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học .


Câu 24:

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo thông báo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, một người được đánh giá là cao huyết áp nghĩa là có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.


Câu 26:

Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B:

Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B:   Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh. B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn. C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật. (ảnh 1)
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

Đây là tháp sinh khối, A: HST dưới nước; B: HST trên cạn.

A. đúng, thực vật phù du có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.

B. sai. không thể là HST trên cạn.

C. sai, đây là tháp sinh khối, không sử dụng để xác định được sự thất thoát năng lượng.

D. sai, mỗi bậc dinh dưỡng có thể gồm nhiều loài sinh vật.


Câu 27:

Hệ gen của sinh vật có thể bị biến đổi bằng các phương pháp sau đây :

1. Đưa thêm gen lạ vào.

2. Thay thế nhân tế bào

3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng

5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen

Phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

- Các cách làm biển đổi hệ gen của sinh vật:

1. Đưa thêm gen lạ vào.

3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen


Câu 28:

Trong một gia đình, bố và mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng, đã sinh 1 con trai bị mù màu và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai tính trạng. Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các gen trội tương phản qui định kiểu hình bình thường. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Con trai bị cả 2 bệnh nhận giao tử Y từ bố, giao tử Xdm từ mẹ

Con gái bình thường nhận 1X từ bố và nhận 1X từ mẹ. Trong đó bố bình thường nên giao tử X từ bố là XDM

Vì mẹ bình thường nên phải có giao tử XDM

Vậy kiểu gen của bố là XDMY. Kiểu gen của mẹ là XDM Xdm


Câu 29:

Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm:

Xem đáp án

Đáp án D

- Kích thước của quần thể được tính bằng công thức

N = B-D+ I - E trong đó B: tỉ lệ sinh sản; D: tỉ lệ tử vong, I: tỉ lệ nhập cư; E: tỉ lệ xuất cư. Đối với dữ kiện của bài toán coi như không có tác động của yếu tố xuất cư và nhập cư.

- Sau mỗi năm kích thước quần thể tăng lên B – D = 4,5-1,25 = 3.25% → kích thước quần thể sau năm thứ nhất là: 2000+2000.3,25% = 2065 cá thể.

- Kích thước quần sau thời gian 2 năm là: 2065+ 2065.3,25% = 2.132 cá thể


Câu 30:

Hình ảnh bên dưới thể hiện phương pháp nào trong những phương pháp chọn, tạo giống thực vật:

Hình ảnh bên dưới thể hiện phương pháp nào trong những phương pháp chọn, tạo giống thực vật:   A. Nuôi cấy hạt phấn.	B. Nuôi cấy mô.	C. Cấy truyền phôi.	D. Lai tế bào trần. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án B

Người ta cắt ngang ở giữa củ cà rốt, thu được một khối tế bào gọi là các mô. Sau đó đem khối tế bào này đi nuôi cấy trong môi trường tạo thành các mô sẹo, rồi cuối cùng sử dụng hoocmon sinh trường để những mô sẹo phát triển thành cây hoàn chỉnh. Đây là phương pháp nuôi cấy mô.


Câu 31:

Phong tục nào gây bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường cần xóa bỏ?

Xem đáp án

Đáp án A

- Các phong tục trong ý B, C, D đều nhằm tăng đa dạng sinh học, khả năng sống sót cho các loài.

-Tự do hái lộc trong đêm giao thừa → gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật → bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường


Câu 33:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST thường. Thực hiện phép lai giữa hai cây P: AaBB × aabb, thu được các cây F1, tứ bội hoá thành công các cây F1 bằng dung dịch consixin. Chọn một trong các cây F1 đã được tứ bội hoá cho tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là

Xem đáp án

Đáp án D

P. AaBB × aabb → F1: 1/2 AaBb : 1/2 aaBb

-Tứ bội hóa các cây F1 bằng conxixin → tạo cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb; aaaaBBbb

- Nếu cây F1 AAaaBBbb tự thụ phấn → tạo F2 có kiểu hình (35A--- : 1aaaa) × (35B--- : 1bbbb) = 1225:35:35:1

- Nếu cây F1 aaaaBBbb tự thụ phấn → Tạo F2 có kiểu hình (1aaaa) × (35B--- : 1bbbb) = 35:1


Câu 34:

Cho phả hệ

Cho phả hệ:   Chú thích: Tô màu đen gia tộc bên trái mắc bệnh K do gen trội nằm trên NST thường                    Tô màu đen gia tộc bên phải mắc bệnh H do gen lặn nằm trên NST giới tính X                     Để trắng là không biểu hiện bệnh Khả năng đứa con trai thế hệ thứ IV mắc cả 2 bệnh Kvà H là : A. 6,25 % 	B. 12,5 %	C. 50% 	D. 25 % (ảnh 1)

Chú thích: Tô màu đen gia tộc bên trái mắc bệnh K do gen trội nằm trên NST thường

                   Tô màu đen gia tộc bên phải mắc bệnh H do gen lặn nằm trên NST giới tính X

                   Để trắng là không biểu hiện bệnh

Khả năng đứa con trai thế hệ thứ IV mắc cả 2 bệnh Kvà H là :

Xem đáp án

Đáp án B

- Xác suất để người con ở thế hệ thứ IV mắc bệnh K là:

+ Người chồng ở thế hệ thứ III có kiểu gen Aa do nhận a từ bố anh ta

- Người vợ ở thế hệ thứ III có kiểu gen aa → Xác suất con mắc bệnh K là 1/2

- Xác suất để người con trai mắc bệnh H là:

+ Người con gái bình thường ở thế hệ II có bố bị bệnh XbY → Có kiểu gen XBXb, người này lấy chồng bình thường sinh con gái dị hợp tử tỉ lệ = 1/2.

+ Người con gái dị hợp tử lấy chồng bình thường (XBY) sinh con trai bị bệnh H với tỉ lệ 1/2

→ Xác suất người con trai ở thế hệ IV mắc bệnh H là 1/2. 1/2 = 1/4

→ Xác suất để đứa con trai ở thế hệ IV mắc cả 2 bệnh là: 1/4 × 1/2 = 1/8 = 12,5%


Câu 35:

Khi nghiên cứu mối quan hệ của các loài trong một quần xã sinh vật, người ta thấy có 2 loài A và B có họ hàng gần gũi, cùng phạm vi phân bố, cùng màu sắc sặc sỡ trong đó A là loài có độc. Để đánh giá phản ứng thích nghi của loài B, người ta đã tạo ra những cá thể B nhân tạo đặt ở nhiều nơi. Kết quả thu được như biểu đồ dưới đây:

Khi nghiên cứu mối quan hệ của các loài trong một quần xã sinh vật, người ta thấy có 2 loài A và B có họ hàng gần gũi, cùng phạm vi phân bố, cùng màu sắc sặc sỡ trong đó A là loài có độc. Để đánh giá phản ứng thích nghi của loài B, người ta đã tạo ra những cá thể B nhân tạo đặt ở nhiều nơi. Kết quả thu được như biểu đồ dưới đây:   Hãy cho biết đây là hiện tượng gì trong tự nhiên? A. Hiện tượng đồng hóa.	B. Hiện tượng bắt chước tập tính. C. Hiện tượng tấn công xâm lấn lãnh thổ.	D. Hiện tượng suy thoái. (ảnh 1)

Hãy cho biết đây là hiện tượng gì trong tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án B

- Đây là hiện tượng bắt chước tập tính (giả dạng, bắt chước).

- Khi có loài A và loài A là loài có độc nên vật ăn thịt không tấn công loài A. Những cá thể B nhân tạo có mầu sặc sỡ giống loài A cũng sẽ ít bị tấn công hơn, những cá thể B nhân tạo không có màu bị tấn công nhiều hơn.


Câu 36:

Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 1/4 cây hoa đỏ, quả tròn : 1/4 cây hoa đỏ, quả dài : 1/4 cây hoa trắng, quả tròn : 1/4cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả trên có thể nhận định:

(1) Gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau.

(2) Chưa xác định hết tính chất di truyền của các gen là trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn.

(3) Có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán vị là 50%.

(4) Một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp gen quy định.

Kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

-Từ kết quả phép lai → có thể gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau hoặc có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán vị là 50%. Chưa thể xác định được trội lặn (kết luận 1, 2, 3 đúng)

+ Nếu phân li độc lập:

P. AaBb (đỏ, tròn) × aabb (trắng, dài)

G. AB, Ab, aB, ab ; ab

F1: 1AaBb (đỏ tròn) : 1 Aabb (đỏ dài): 1 aaBb (trắng tròn) : 1aabb (trắng, dài)

+ Nếu 2 cặp gen liên kết và hoán vị 50%

P. AB/ab hoặc Ab/aB (đỏ, tròn) × ab/ab (trắng dài)

G và tỉ lệ kiểu hình F1 giống như trường hợp phân li độc lập.

-Từ kết quả lai 1:1:1:1 → cũng có thể lý giải do 1 tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn, tính trạng còn lai do 1 cặp gen quy định (kết luận 4 đúng)

P. AB/ab Dd × ab/ab dd

G: AB D; ABd ; abD ; abd ; abd

F1: AB/ab Dd (đỏ, tròn): AB/abdd (đỏ, dài) : ab/abDd (trắng, tròn) : ab/abdd (trắng, dài)


Câu 37:

Cho biết mỗi gen quy định có một tính trạng và không có đột biến xảy ra. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Lấy một cây thân cao, hoa đỏ ở F1 cho lai phân tích, thu được Fb. Theo lí thuyết, Fb có thể bắt gặp bao nhiêu trường hợp sau đây?

I. 100% thân thấp, hoa đỏ.

II. 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ.

III. 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng.

IV. 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng.

Xem đáp án

Đáp án D

Cây thân cao, hoa đỏ ở F1 có kiểu gen là: AABB hoặc AaBB hoặc AABb hoặc AaBb.

- I sai. Vì không thể có 100% cây thân thấp, hoa đỏ.

-I I đúng. Vì nếu cây được lấy có kiểu gen AaBB thì phép lai AABb ×aabb sẽ sinh ra Fb có 1 AaBb.

Fb có tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ.

-I II đúng. Vì nếu cây được lấy có kiểu gen AABb thì phép lai AABb ×aabb sẽ sinh ra Fb có 1AaBb : 1Aabb. Fb có tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng.

- IV đúng. Vì nếu cây được lấy có kiểu gen AaBb thì phép lai AaBb ×aabb sẽ sinh ra Fb có 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb. Fb có tỉ lệ: 1 thân cao, hoa đỏ : 1 thân cao, hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng.


Câu 38:

Các gen ở vi khuẩn E. coli được khởi động phiên mã nhờ ARN polymerase nhận biết và liên kết vào các hộp -10 (5’-TATAAT-3’) và -35 (5’-TTGACA-3’) trong vùng khởi động của gen. Một gen có sản phẩm phiên mã chứa 2 nucleotit đầu tiên là 5’-AG-3’, đồng thời có trình tự vùng khởi động như sau:

Các gen ở vi khuẩn E. coli được khởi động phiên mã nhờ ARN polymerase nhận biết và liên kết vào các hộp -10 (5’-TATAAT-3’) và -35 (5’-TTGACA-3’) trong vùng khởi động của gen. Một gen có sản phẩm phiên mã chứa 2 nucleotit đầu tiên là 5’-AG-3’, đồng thời có trình tự vùng khởi động như sau:   Do mỗi mạch của phân tử ADN sợi kép đều có thể làm khuôn phiên mã, nên sự phiên mã có thể diễn ra theo một trong hai chiều 1 hoặc 2 như ở hình trên. Cho các phát biểu sau:  1. Điểm khởi đầu phiên mã và các hộp -10 và -35 tương ứng sẽ có 2 vị trí nucleotit. 2. Chiều phiên mã với trình tự khởi động nêu trên theo chiều 1. 3. Mạch trình tự 5’ 3’ ở trên là mạch làm mạch mã hóa. 4. Vị trí khởi động phiên mã là vị trí số 6. Số phát biểu đúng là:  A. 1	B. 3	C. 2	D. 4 (ảnh 1)

Do mỗi mạch của phân tử ADN sợi kép đều có thể làm khuôn phiên mã, nên sự phiên mã có thể diễn ra theo một trong hai chiều 1 hoặc 2 như ở hình trên. Cho các phát biểu sau:

1. Điểm khởi đầu phiên mã và các hộp -10 và -35 tương ứng sẽ có 2 vị trí nucleotit.

2. Chiều phiên mã với trình tự khởi động nêu trên theo chiều 1.

3. Mạch trình tự 5’® 3’ ở trên là mạch làm mạch mã hóa.

4. Vị trí khởi động phiên mã là vị trí số 6.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

1. Đúng, Điểm khởi động phiên mã sẽ là vị trí A trong cặp nucleotit 5’-AG-3’ của mạch mã hóa cách ngược dòng khoảng 10 nucleotit tới hộp 5’-TATAAT-3’ và khoảng 35 nucleotit tới hộp 5’- TTGACA-3’ trên mạch mã hóa; Hoặc vị trí C trong cặp nucoleotit 5’-CT-3’ cách xuôi dòng khoảng 10 nucleotit tới hộp 5’- ATTATA-3’ và khoảng 35 nucleotit tới hộp 5’- TGTCAA-3’ trên mạch làm khuôn (theo nguyên tắc bổ sung)

® Từ trình tự trên có thể nhận thấy Vị trí khởi động phiên mã là vị trí số 6; hộp -10 từ vị trí 14 đến vị trí 19; hộp -35 từ vị trí 38 đến vị trí 43 ® 4 Đúng

2. Sai, Theo chiều 2, vì các hộp -10 và -35 nằm phía phải (nhìn từ ngoài vào) so với vị trí khởi đầu phiên mã

3. Sai, Mạch trình tự ở trên là mạch làm khuôn phiên mã, như đã được giải thích ở ý 1


Câu 40:

Hình dưới ghi lại sự biến động số lượng của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng thí nghiệm. Số lượng cá thể (các chấm đen trên hình) rất phù hợp với dạng đồ thị hình chữ S.

Hình dưới ghi lại sự biến động số lượng của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng thí nghiệm. Số lượng cá thể (các chấm đen trên hình) rất phù hợp với dạng đồ thị hình chữ S.   Cho các phát biểu sau: 1. Vào ngày thứ 5 - 6 quần thể có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. 2. Để quan sát tốc độ tăng trưởng rõ ràng nhất, cần đưa thêm vào quần thể nuôi cấy 1 số loài khác. 3. Từ những ngày thứ 7 trở đi, số lượng cá thể ngày càng nhiều. 4. Trước ngày thí nghiệm thứ 5 số lượng cá thể của quần thể sinh sản ít, tốc độ tăng trưởng chậm. 5. Từ ngày thứ 7 trở đi mức cạnh tranh gay gắt, tốc độ sinh sản giảm, môi trường nuôi cấy có sự biến đổi theo chiều hướng ô nhiễm hơn, độ dinh dưỡng giảm dần. Số phát biểu đúng là: A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5. (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau:

1. Vào ngày thứ 5 - 6 quần thể có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

2. Để quan sát tốc độ tăng trưởng rõ ràng nhất, cần đưa thêm vào quần thể nuôi cấy 1 số loài khác.

3. Từ những ngày thứ 7 trở đi, số lượng cá thể ngày càng nhiều.

4. Trước ngày thí nghiệm thứ 5 số lượng cá thể của quần thể sinh sản ít, tốc độ tăng trưởng chậm.

5. Từ ngày thứ 7 trở đi mức cạnh tranh gay gắt, tốc độ sinh sản giảm, môi trường nuôi cấy có sự biến đổi theo chiều hướng ô nhiễm hơn, độ dinh dưỡng giảm dần.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

1. Đúng. Vì vào ngày thứ 5-6 (điểm uốn giữa đồ thị) của thời gian thí nghiệm thì quần thể có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

2. Sai. Vì Các điều kiện môi trường vô sinh trong thí nghiệm phải được duy trì ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Trong môi trường nuôi trùng đế giày phải không có các loài ăn thịt cũng như các loài cạnh tranh với trùng đế giày. Trong những điều kiện như vậy thì quần thể khi đạt tới sức chịu đựng của môi trường sẽ không thể phát triển hơn nữa.

3. Đúng. Vì từ những ngày thứ 7 trở đi, số lượng cá thể ngày càng nhiều.

4. Đúng. Vì trước ngày thí nghiệm thứ 5 thì số lượng cá thể của quần thể còn ít nên số lượng cá thể sinh sản ít, tốc độ tăng trưởng chậm.

5. Đúng. Vì Vì từ những ngày thứ 7 trở đi, số lượng cá thể ngày càng nhiều thì nguồn dinh dưỡng khan hiếm hơn, môi trường ô nhiễm hơn, mức độ cạnh tranh cao,. khiến tốc độ sinh sản giảm.


Bắt đầu thi ngay