Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết
Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 2)
-
4207 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chu trình sinh địa hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
Đáp án B
Chu trình sinh địa hóa của nguyên tố bị thất thoát nhiều nhất là photpho vì trong chu trình, photpho thường bị lắng đọng dưới các đáy biển sâu, ít có khả năng quay lại chu trình
Câu 2:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể
Đáp án D
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể là mất đoạn
Câu 3:
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
Đáp án C
Chiều hướng tiến hóa của cơ quan tiêu hóa diễn ra theo các hướng
+ Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào
+ Cơ thể đơn bào → Cơ thể đa bào bậc thấp → Cơ thể đa bào bậc cao
+ Chưa có cơ quan tiêu hóa → Cơ quan tiêu hóa đơn giản → Túi tiêu hóa → Ống tiêu hóa
+ Kích thước thức ăn nhỏ → Kích thước thức ăn lớn → kích thước thức ăn lớn hơn
Câu 4:
Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?
Đáp án A
Lời giải chi tiết
Giao phối cận huyết hay giao phối gần được biểu hiện bằng những phép lai mà kiểu gen của các cơ thể đem lai giống nhau
Câu 5:
Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do gen B trội không hoàn toàn. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp
Đáp án A
Mèo tam thể có kiểu gen dị hợp là Bb, mèo đực bắt buộc phải có NST Y mà trên Y không mang gen ⇒ Mèo đực tam thể phải có kiểu gen là: XBXbY.
Để sinh ra đời con có kiểu gen như trên thì có các trường hợp xảy ra là:
+ XBXb × XBY (hoặc XbY), mẹ lông tam thể, bố lông hung hoặc lông đen, mẹ bị rồi loạn phân ly cặp NST giới tính.
+ XBXB (hoặc XBXb) × XbY, mẹ lông tam thể hoặc lông đen, bố lông hung, bố bị rồi loạn phân li cặp NST giới tính.
+ XbXb (hoặc XBXb) × XBY, mẹ lông tam thể hoặc lông hung, bố lông đen, bố bị rồi loạn phân li cặp NST giới tính.
Xét 4 đáp án ta tìm được đáp án đúng.
Câu 7:
Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án A
Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 8:
Sơ đồ sau minh họa cho 1 dạng đột biến cấu trúc NST : ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH. Phát biểu nào dưới đây là chính xác với dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể này ?
Đáp án D
NST sau đột biến lặp một đoạn CD nên đây là dạng đột biến lặp đoạn. Đột biến lặp đoạn thường làm tăng hoặc giảm khả năng biểu hiện của tính trạng.
Câu 9:
Tuổi vị thành niên là những người có độ tuổi khoảng từ ?
Đáp án D
Tuổi vị thành niên ở người có độ tuổi khoảng từ 10 đến dưới 18 tuổi.
Từ trên 18 tuổi đến 25 tuổi là tuổi trưởng thành
Câu 11:
Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
Đáp án A
Ở lá có 2 con đường thoát hơi nước là thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
Khi mặt trên của lá không có khí khổng thì sự thoát hơi nước vẫn diễn ra qua cutin
Câu 12:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBXb giảm phân bình thường, không xảy ra trao đổi chéo và đột biến sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án D
Một tế bào sinh tinh giảm phân không có trao đổi chéo thì chỉ tạo ra được tối đa 2 loại giao tử.
Câu 13:
Cho quần thể sóc có số lượng như sau: 140 con lông nâu đồng hợp; 20 con lông nâu dị hợp; 40 con lông trắng (tính trạng màu lông do một gen gồm 2 alen quy định). Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì tỉ lệ Sóc lông nâu trong quần thể là :
Đáp án C
Vì con lông nâu có kiểu gen dị hợp nên lông nâu trội hoàn toàn so với lông trắng.
Quy ước: A - lông nâu, a - lông trắng.
Theo bài ra ta có cấu trúc di truyền của quần thể là:
140AA : 20Aa : 40aa = 0,7AA : 0,1Aa : 0,2aa.
Tần số alen A là: 0,7 + 0,1 : 2 = 0,75 ⇒ Tần số alen a là: 1 - 0,75 = 0,25.
Khi quần thể cân bằng di truyền thì sẽ có cấu trúc di truyền là: 0,752AA + 2 × 0,75 × 0,25 + 0,252aa = 1.
⇒ Tỉ lệ sóc nâu trong quần thể là: 1 - 0,252 = 93,75%.
Câu 14:
Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Đột biến gen.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
Đáp án A
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là: chọn lọc tự nhiên và đột biến gen.
Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể
Câu 15:
Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp, quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn.
Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:
Đáp án C
- Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Cao/thấp = 3:1. Quy ước: A - cao. a - thấp
+ Tròn/bầu dục = 3:1. Quy ước: B - tròn, b - bầu dục
- Xét chung 2 cặp tính trạng: 0,7 : 0,2 : 0,05 : 0,05 ≠ (3:1)(3:1) → hoán vị gen
có aabb = 0,2 = 0,5.0,4 → ab là giao tử liên kết và hoán vị 1 bên với tần số 20%
Câu 16:
Hướng động khác cơ bản với ứng động ở điểm nào?
Đáp án B
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng. Vd: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối
Câu 17:
Quá trình tiến hoá hoá học hình thành các đại phân tử tự nhân đôi gồm có các bước trình tự là:
Đáp án B
Quá trình tiến hoá hoá học hình thành các đại phân tử tự nhân đôi gồm có các bước trình tự là sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ, sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản và sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi
Câu 19:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao, b quy định thân thấp, tính trạng trội hoàn toàn. Để xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ (cây M) có thể sử dụng những phép lai nào sau đây?
(1) Cho cây M giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng.
(2) Cho cây M giao phấn với cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
(3) Cho cây M tự thụ phấn.
(4) Cho cây M giao phấn với cây thân cao, hoa trắng thuần chủng.
Đáp án A
Câu 20:
Ở sinh vật nhân thực, xét 3 nhóm các tế bào sinh tinh đang phân bào bình thường.
Nhóm 1: có 5 tế bào mà mỗi tế bào có 6 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực của tế bào.
Nhóm 2: có 3 tế bào mà mỗi tế bào có 6 nhiễm sắc thể kép đang phân li về 2 cực của tế bào.
Nhóm 3: có 2 tế bào mà mỗi tế bào có 6 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Cho các phát biểu sau đây:
(1) 3 nhóm tế bào này đều có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội giống nhau.
(2) Nhóm 1 đang ở kỳ sau giảm phân II với 2n = 12.
(3) Nhóm 2 đang ở kỳ sau giảm phân I với 2n = 12.
(4) Số lượng tinh trùng khi kết thúc giảm phân của cả 3 nhóm tế bào là 30.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Nhóm 1 đang ở kì sau của giảm phân 2. 6 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, thì mỗi tế bào đó sẽ tách thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa 3 NST nên không thể là kỳ sau của nguyên phân. Loài này có 2n = 6.
Nhóm 2 đang ở kỳ sau của giảm phân 1 vì các NST kép phân li về 2 cực của thế bào chỉ có ở giảm phân 1. Loài này có 2n = 6.
Nhóm 3 đang ở kỳ giữa của giảm phân 1. Loài này có 2n = 6.
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2, 3 sai.
Nội dung 4 đúng. Nhóm 1 tạo ra 10 tinh trùng do ở kỳ sau của giảm phân II mỗi tế bào con sẽ tạo thành 2 tinh trùng, nhóm 2 tạo ra 12 tinh trùng, nhóm 3 tạo ra 8 tinh trùng
Câu 21:
Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các trường hợp sau:
(1) AAaaBbbbDddd × AaaaBBBbdddd (2) AaaaBBbbDDdd × aaaaBbbbDDdd
(3) AaaaBBBbdddd × AaaaBbbbDddd (4) AAaaBBbbDddd × AaaaBbbbdddd
Theo lý thuyết, có mấy phép lai cho đời con có 24 kiểu gen và 4 kiểu hình
Đáp án B
(2) và (4) cho 8 loại kiểu hỉnh → loại.
(3) cho 18 loại kiểu gen → loại
(1) cho 4 loại kiểu gen và 24 loại kiểu hình → thỏa mãn
Câu 23:
Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên thường rất thấp.
(2) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
(3) Gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính. Xét ở cấp độ phân tử thì đa phần đột biến gen là trung tính.
Đáp án D
Cả 4 nội dung trên đều đúng. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là rất thấp. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính. Xét ở cấp độ phân tử thì đa phần đột biến gen là trung tính. Mức độ có hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong đồng thời là một ứng dụng từ quan hệ hỗ trợ.
(2) Ứng dụng của mối quan hệ cộng sinh như: trồng luân canh, xen canh các loại cây hoa màu mới cây họ đậu.
(3) Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.
(4) Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
(5) Dựa vào hiểu biết quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Câu 25:
Trong một quẩn thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là
Đáp án D
Giả sử: A: bình thường, a: mang gen đột biến
Ta có: a= 0,1 → A = 0,9
Tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là: Aa + aa = 2.0,9.0,1 + 0,12 =19%
Câu 26:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmis trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có mấy phát biểu sau đây là đúng?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(2) Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
(3) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
(4) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
Đáp án D
Chỉ có ý (4) đúng
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trên một mạch polynucleotit, khoảng cách giữa hai đơn phân kế tiếp nhau là 0,34nm
(2) Khi so sánh các đơn phân của AND và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của AND và ARN có cấu tạo như nhau.
(3) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nu.
(4) Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN
(5) Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.
(6) Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nu tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới.
(7) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực mARN, rARN, tARN được tạo ra bởi một loại ARN polimeraza như nhau.
(8) ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án A
Nội dung 1 sai. Đây là chiều dài của một cặp nucleotit chứ không phải là khoảng các giữa 2 nucleotit.
Nội dung 2 sai. Nucleotit cấu tạo nên ADN và ARN có cấu tạo khác nhau. Ở ADN phân tử đường cấu tạo nên nucleotit có 4 O còn ARN có 5 O.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 đúng. Do tARN và rARN có liên kết hidro nên bền vững hơn.
Nội dung 5 sai. Quá trình phiên mã diên ra ở giai đoạn kỳ trung gian, lúc đó NST giãn xoắn cực đại.
Nội dung 6 sai. Có 8 loại nu tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, 4 loại nu cấu tạo nên ADN và 4 loại nu cấu tạo nên ARN trong các đoạn mồi.
Nội dung 7 sai. Mỗi loại ARN lại được tổng hợp bởi 1 loại enzim ARN polimeraza.
Nội dung 8 đúng. Ví dụ rARN là thành phần cấu tạo của riboxom.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 28:
Xét các kết luận sau đây:
(1) Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.
(2) Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
(3) Bệnh pheninkêto niệu được biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
(4) Hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST dạng thể một.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án A
Nội dung 1 sai. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Nội dung 2 đúng. 2 bệnh này do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định nên ở nam chỉ cần 1 alen lặn là đã biểu hiện bệnh còn ở nữ cần đến 2 alen mới biểu hiện bệnh.
Nội dung 3 sai. Bệnh này do gen lặn nằm trên NST thường quy định nên biểu hiện đồng đều ở cả nam và nữ.
Nội dung 4 đúng. Hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST dạng thể một, người bệnh chỉ có 1 NST giới tính XO.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 29:
Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở:
Đáp án B
Xitôkinin:
- Nơi sản sinh: Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia TB, làm chậm quá trình già của TB.
+ Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus.
- Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong công tác giống để trong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý
Câu 30:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa vàng, quả tròn chiếm tỉ lệ 16%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) Theo lí thuyết, ở F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) Theo lí thuyết, ở F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Theo lí thuyết, ở F2 số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 26%.
(4) Theo lí thuyết, F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(5) Theo lí thuyết, ở F2 số cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 24%.
(6) Theo lí thuyết, ở F2 có 2 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả bầu dục.
Đáp án C
Theo bài ra ta quy ước: A - hoa đỏ, a - hoa vàng. B - quả tròn, b - quả bầu dục.
Tỉ lệ kiểu hình hoa vàng, quả tròn aaB_ = 16% = 25% - aabb ⇒ aabb = 9% = 0,3ab × 0,3ab.
0,3 > 0,25 nên ab là giao tử liên kết.
Kiểu gen của F1 là: , tần số hoán vị gen là 40%. Nội dung 4 đúng.
Nội dung 1 đúng. Có 10 kiểu gen ở đời F2.
Nội dung 2 đúng. Có 5 kiểu gen quy định hoa đỏ, quả tròn ở đời F2.
Nội dung 3 sai. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen giống F1 ở đời F2 là: 0,3 × 0,3 × 2 = 0,18.
Tỉ lệ cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn dị hợp về một cặp gen là:
= 0,3 × 0,2 × 4 = 0,24. Nội dung 5 đúng.
Nội dung 6 đúng.
Vậy có 5 nội dung đúng.
Câu 31:
Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi.
(4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
(5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
Có mấy thông tin nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên?
Đáp án A
Vai trò của chọn lọc tự nhiên là: 1, 6.
Câu 32:
Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì
I. Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
II. Giọt nước động trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.
III. Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn không hút được nước.
IV. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
Số phương án đúng là
Đáp án C
I - Sai. Vì khi tưới nước vào buổi trưa thì đất đang nóng sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi giật cục này khiến hoa vốn non yếu sẽ chịu không nổi và chết.
II - Đúng. Vì những giọt nước đọng trên lá sẽ trở thành 1 thấu kính hội tụ → các tia nắng mt sẽ hội tụ lại trên bề mặt lá qua thấu kính đó và đốt cháy lá.
III - Sai. Vì khi tưới nước → khí khổng no nước → mở → tia nắng mt trực tiếp chiếu vào → diệp lục có thể bị phá vỡ, đồng thời qt thoát hơi nước mạnh → cây mất nước.
IV - Đúng. Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá
Câu 33:
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ AB/ab Dd × ♂ AB/ab Dd thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1?
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
(4) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
(5) Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
Đáp án C
Câu 34:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n =18) tạo ra cây lai khác loài; hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Cho các đặc điểm sau:
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sác thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
Đáp án A
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2 sai. Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sác thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 2 nhiễm sắc thể tương đồng.
Nội dung 3 đúng. Do các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên có khả năng sinh sản hữu tính.
Nội dung 4 đúng. Tương tự như quá trình lưỡng bội hóa các hạt phấn đơn bội, quá trình lưỡng bội hóa ở cây lai này cũng tạo ra các cá thể đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Có 3 nội dung đúng
Câu 35:
Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
Đáp án C
Các hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ sinh thái là: 1, 3, 4, 5.
Câu 36:
Tiến hành lai tạo ruồi đực F1 dị hợp về 2 cặp gen quy định màu sắc thân và kiểu lông (thân xám, lông ngắn) với 1 ruồi cái ta thu được tỉ lệ 1 thân xám, lông ngắn và 1 thân xám, lông dài. Biết rằng cặp gen Aa quy định tính trạng màu sắc thân, cặp gen Bb quy định tính trạng độ dài lông. Các cặp gen nằm trên các NST thường khác nhau. Trong số những nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Ở F2 thu được 4 tổ hợp giao tử với 4 kiểu gen khác nhau.
(2) Cặp alen quy định tính trạng chiều dài lông ở con cái đem lai là đồng tử trội.
(3) Con cái đem lai dị hợp về tính trạng màu thân.
(4) Ruồi cái đem lai có kiểu gen là aaBB.
(5) Ruồi cái đem lai có kiểu gen AAbb.
Đáp án A
Ruồi đực thân xám, lông dài dị hợp 2 cặp gen (AaBb) lai với ruồi cái cho ra 100% thân xám ⇒ Ruồi cái có kiểu gen đồng hợp trội về tính trạng màu sắc thân AA.
Tỉ lệ lông dài : lông ngắn = 1 : 1 ⇒ Kiểu gen của ruồi cái là AAbb.
Ta có phép lai thỏa mãn đề bài là: AaBb × AAbb.
Nội dung 1 đúng. Phép lai trên tạo ra 4 loại kiểu gen và 4 tổ hợp giao tử khác nhau.
Nội dung 2 sai. Con cái đem lai có kiểu gen đồng hợp lặn về tính trạng màu lông.
Nội dung 3 sai. Con cái đem lai có kiểu gen đồng hợp.
Nội dung 4 sai. Nội dung 5 đúng.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 37:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa nước và quang hợp
I. Thoát hơi nước ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
II. Nước ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.
III. Nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng nên ảnh hưởng tới kích thước bộ lá.
IV. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrat hóa của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng đến hoạt động các enzim quang hợp.
V. Nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp cho quá trình quang hợp.
VI. Thoát hơi nước điều nhiệt cho lá, do vậy đã ảnh hưởng đến quang hợp.
Số phương án đúng là
Đáp án B
I - Đúng. Thoát hơi nước ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó ảnh hưởng đến lượng CO2 đi vào lục lạp.Mà CO2 là nguyên liệu của quá trình quang hợp.
II - Đúng. Khi tế bào hình hạt đậu trương nước → khí khổng mở → CO2 đi vào → mà CO2 là nguyên liệu quả quang hợp.
III - Đúng. Khi cây được cung cấp đầy đủ nước thì tốc độ sinh trưởng của cây tăng → diện tích bề mặt lá tăng → quang hợp tăng.
IV - Đúng. Nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ nhớt chất nguyên sinh. Là môi trường hoạt động của các enzim trong đó có enzim tham gia quá trình quang hợp.
V - Đúng. Phương trình quang hợp là: 6CO2 + 6H20 → C6H12O2
VI - Đúng. Thoát hơi nước làm giảm sức nóng cho lá → lá sinh trưởng tốt → quá trình quang hợp diễn ra bình thường
Câu 38:
Trong số các bệnh, tật và hội chứng sau đây ở người, có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng không liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
(1) Bệnh máu khó đông.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Bệnh pheninketo niệu.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Claiphenter.
(6) Tật dính ngón tay số 2 và số 3.
(7) Hội chứng Tơcner.
(8) Bệnh bạch tạng.
Đáp án D
Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính gây nên.
Bệnh ung thư máu do mất đoạn NST số 21 - đột biến cấu trúc NST.
Bệnh pheninketo niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.
Hội chứng Đao biểu hiện ở cơ thể có 3 NST ở cặp số 21, đây là dạng đột biến lệch bội.
Hội chứng Claiphenter biểu hiện ở cơ thể có NST giới tính là XXY, đây là dạng đột biến lệch bội.
Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do đột biến gen lặn nằm trên NST Y.
Hội chứng Tơcner biểu hiện ở cơ thể có NST giới tính là XO.
Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.
Vậy bệnh, tật và hội chứng không liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: 1, 2, 3, 6, 8.
Câu 39:
Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, có mấy phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
(2) Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
(3) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(4) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
Đáp án B
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
I. Nước, muối khoáng đi từ rễ lên thân, phải qua bó mạch gỗ.
II. Tùy theo thế nước trong mạch rây, nước có thể chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hay ngược lại.
III. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ phải qua mạch rây.
IV. Tùy theo chất hữu cơ được tổng hợp nhiều hay ít chất hữu cơ có thể chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án C
I - Đúng. Vì dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
→ Nước, muối khoáng đi từ rễ lên thân, phải qua bó mạch gỗ.
II - Đúng. Vì nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây sang mạch gỗ theo con đường vận chuyển ngang
III - Đúng. Vì Dòng mạch rây (còn gọi là Prolem hay dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các TB quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng hoặc dự trữ ( rễ, thân, củ…).
IV - Sai. Vì tùy theo thế nước trong mạch rây, nước có thể chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hay ngược lại chứ không phải tùy theo chất hữu cơ được tổng hợp nhiều hay ít.