IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 10)

  • 4208 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hiện tượng khống chế sinh học tạo nên trạng thái cân bằng sinh học không dựa trên mối quan hệ nào:

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng khống chế sinh học tạo nên trạng thái cân bằng sinh học không dựa trên mối quan hệ hội sinh do trong mối quan hệ này các loài tham gia không tác động đến số lượng cá thể lẫn nhau


Câu 2:

Đặc điểm nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa thể đa bội và thể dị bội:

Xem đáp án

Đáp án C

Các dạng đột biến đều có đặc điểm giống nhau cơ bản là đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống


Câu 4:

Đặc điểm nào sau đây không phải của hiện tượng thoái hóa giống

Xem đáp án

Đáp án C

Con lai có sức sống hơn hẳn bố mẹ là hiện tượng ưu thế lai


Câu 5:

Ở tằm, gen A quy định màu trứng trắng, gen a quy định màu trứng sẫm, các gen này nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn giống phân biệt được tằm đực và tằm cái ở ngay giai đoạn trứng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai giúp các nhà chọn giống phân biệt được tằm đực và tằm cái ở ngay giai đoạn trứng là: XaXa × XAY do phép lai này tằm cái sinh ra toàn trứng sẫm còn tằm đực sinh ra toàn trứng trắng


Câu 6:

Quá trình nào sau đây không có vai trò cung cấp nguồn biến dị cho quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn lọc tự nhiên chỉ có vai trò sàng lọc những kiểu gen có sẵn trong quần thể chứ không cung cấp biến dị mới


Câu 7:

Trong mối quan hệ hỗ trợ cùng loài, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Hỗ trợ cùng loài chỉ giúp cho các cá thể của quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện kiện môi trường chứ không giúp tăng tỉ lệ sinh sản. Và sự tăng tỉ lệ sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong không giúp cho kích thước quần thể được duy trì ổn định


Câu 8:

Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì căn cứ vào:

Xem đáp án

Đáp án C

Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì căn cứ vào sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo. Nếu đột biến trội thì sẽ biểu hiện ngay còn đột biến lặn thì chưa biểu hiện


Câu 9:

Tuổi của cây một năm được tính theo:

Xem đáp án

Đáp án A

Cây một năm là cây chỉ sống được trong một năm.

Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.

Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân


Câu 10:

Sự hình thành cừu Đôly là kết quả của

Xem đáp án

Đáp án D

Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ


Câu 11:

Chu kì sinh địa hóa (chu trình vật chất) là

Xem đáp án

Đáp án B

Chu kì sinh địa hóa (chu trình vật chất) là sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường với quần xã sinh vật


Câu 14:

Nhận định nào sau đây là đúng ? 

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận định đúng là: sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới


Câu 16:

Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là

Xem đáp án

Đáp án C

Thân cây đậu hướng lên phía ánh sáng, nên thân cây đậu sẽ hướng đất âm, hướng sáng dương

Rễ cây đậu hướng xuống dưới nên nó sẽ hướng đất âm


Câu 17:

Động lực của chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Đáp án C

Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn ở mỗi cơ thể sống


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng một sinh cảnh và sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh


Câu 19:

Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa hồng. Cho F1 lai phân tích Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa hồng: 6,25 cây hoa đỏ. Nhận định nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cho F1 lai phân tích Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng F1 có 1 kiểu gen dị hợp.

Phép lai thỏa mãn là:

P: Hoa đỏ AA × hoa trắng aa.

F1: Aa (hoa hồng).

Fa: 1Aa (hoa hồng) : 1aa (hoa trắng).

Cho các cây Fa tạp giao với nhau thu được: 1 hoa đỏ AA : 9 hoa trắng aa : 6 hoa hồng Aa. 

Vậy nhận định đúng là: Tính trạng màu sắc hoa do một gen qui định


Câu 20:

Trong 1 lần nguyên phân của 1 tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sặc thể của cập số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong 1 lần nguyên phân của 1 tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sặc thể của cập số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là (2n + 1 + 1) và (2n - 1 - 1) hoặc (2n + 1 - 1) và (2n - 1 + 1).


Câu 21:

Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các trường hợp sau:

(1) AAaaBbbb × AaaaBBBb.                 

(2) AAaaBBbb × AaaaBbbb.

(3) AaaaBBBb × AAaaBbbb.                 

(4) AaaaBBbb × aaaaBbbb.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con 12 kiểu gen và 2 kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai 1: AAaaBbbb × AaaaBBBb → Tạo ra 12 kiểu gen và 2 kiểu hình.

Phép lai 2: AAaaBBbb × AaaaBbbb → Tạo ra 16 kiểu gen và 4 kiểu hình.

Phép lai 3: AaaaBBBb × AAaaBbbb → Tạo ra 12 kiểu gen và 2 kiểu hình.

Phép lai 4: AaaaBBbb × aaaaBbbb →   Tạo ra 8 kiểu gen và 4 kiểu hình.

Vậy có 2 phép lai cho đời con 12 kiểu gen và 2 kiểu hình


Câu 22:

Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Hình thức sinh sản hữu tính là hình thức có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái nên nó sẽ tạo nhiều biến dị di truyền


Câu 23:

Các dạng đột biến cấu trúc NST bao gồm

Xem đáp án

Đáp án D

Các dạng đột biến cấu trúc NST bao gồm mất, đảo, lặp, chuyển đoạn NST.


Câu 24:

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung 1 sai. Đây không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ vì chỉ những năm nhiệt độ xuống dưới 8 độ C thì số lượng bò sát mới giảm mạnh chứ không phải mùa đông nào cũng thế.

Nội dung 3 sai. Sự biến động số lượng cây Tràm ở rừng U Minh Thượng là do cháy rừng chứ không theo chu kỳ thời gian.

Nội dung 2, 4 đúng


Câu 25:

Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối IA, IB, IO. Kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A. Kiểu gen IBIB, IBIO qui định nhóm máu B. Kiểu gen IAIB  qui định nhóm máu AB. Kiểu gen IOIO qui định nhóm máu O. Trong một quẩn thể người, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể cân bằng di truyền nên ta có:

Tần số alen IO là:0,2.

Gọi a là tần số alen IB ta có tỉ nhóm máu B là: IBIB + IBIO = a2 + 2.a.0,2 = 0,21.

Giải phương trình ta có a = 0,3 Tần số alen IA là: 1 - 0,3 - 0,2 = 0,5.

Tỉ lệ nhóm máu A là: IAIA + IAIO = 0,52 + 2 × 0,5 × 0,2 = 0,45.


Câu 26:

Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lai có thể cho ưu thế lai.

(2) Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.

(3) Các con lai F1 có ưu thế lai nhưng không sử dụng làm giống cho đời sau.

(4) Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng thì đời F1 không có ưu thế lai.

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung 1 đúng. Vì một số tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định và di truyền theo dòng mẹ nên khi lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.

Nội dung 2 đúng. Đây được gọi là ưu thế lai.

Nội dung 3 đúng. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ nên F1 không được dùng làm giống.

Nội dung 4 đúng. Ví dụ AABBDD lai với AABBDD thì tạo ra F1 AABBDD không có ưu thế lai


Câu 27:

Cho các nhận định sau:

(1) Các loại ARN đều được sao chép từ mạch gốc của ADN

(2) Mạch gốc là mạch mang thông tin di truyền

(3) Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã

(4) Sự điều hòa hoạt động của gen chỉ xảy ra ở cấp độ phiên mã

(5) Quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân chuẩn xảy ra đồng thời

(6) Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã sẽ có bấy nhiêu phân tử protein được tổng hợp

(7) Riboxom tách thành 2 tiểu đơn vị sau khi hoàn thành dịch mã

Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định trên?

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung 1 sai. Không phải ARN nào cũng được phiên mã từ mạch gốc.

Nội dung 2 đúng.

Nội dung 3 sai. Nguyên tắc bổ sung trong dịch mã thể hiện giữa các nu trên tARN với các nu trên mARN.

Nội dung 4 sai. Điều hòa hoạt động gen xảy ra ở nhiều mức độ.

Nội dung 5 sai. Ở sinh vật nhân chuẩn, quá trình phiên mã xảy ra trong nhân, dịch mã xảy ra ở tế bào chất và không diễn ra đồng thời.

Nội dung 6, 7 đúng.


Câu 28:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn

Biết rằng không xảy ra đột biến và quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền với tần số alen trội là 0,4. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là

Xem đáp án

Đáp án D

Cặp bố mẹ ở thế hệ thứ 2 không bị bệnh nhưng sinh ra con gái bị bệnh nên bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh.

Người vợ ở thế hệ thứ 3 không bị bệnh nhưng có em gái bị bệnh nên bố mẹ người này có kiểu gen dị hợp Aa và người vợ không bị bệnh này có kiểu gen là: 1/3AA : 2/3Aa. Tỉ lệ giao tử: 2/3A : 1/3a.

Cặp bố mẹ ở thế hệ thứ 1 không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp bố mẹ này có kiểu gen dị hợp là Aa. Người con gái sinh ra từ cặp bố mẹ này và không bị bệnh có kiểu gen là: 1/3AA : 2/3Aa. Tỉ lệ giao tử 2/3A : 1/3a.

Chồng của người phụ nữ này đến từ quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc di truyền là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa và không bị bệnh nên có kiểu gen là: 1/4AA : 3/4Aa. Tỉ lệ giao tử: 5/8A : 3/8a.

Người chồng ở thế hệ thứ 3 được sinh ra từ cặp vợ chồng nói trên và không bị bệnh nên khả năng có kiểu gen đồng hợp tử trội là: 5/8 × 2/3 : (1 - 3/8 × 1/3) = 10/21. Xác suất để người này có kiểu gen Aa là: 11/21. Tỉ lệ giao tử là: 31/42A : 11/42a.

 Xác suất cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 3 sinh con ra bị bệnh là: 11/42 × 1/3 = 11/126.


Câu 29:

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 32:

Cho các yếu tố sau, yếu tố nào không ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng.

I. Nồng độ axit abxixic trong tế bào khí khổng.

II. Lượng protein có trong tế bào khí khổng.

III. Nồng độ ion kali trong tế bào khí khổng.

IV. Ánh sáng.

V. Sự biến đổi tinh bột thành đường (hay ngược lại) xảy ra trong tế bào khí khổng.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

I - Sai. Vì nồng độ axit abxixic trong tế bào khí khổng có ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng. Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.

II - Đúng. Lượng protein trong tế bào không ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng.

III - Sai. Vì ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.

IV - Sai. Vì ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) →  tăng tốc độ thoát hơi nước

V - Sai. Vì Sự biến đổi tinh bột thành đường (hay ngược lại) xảy ra trong tế bào khí khổng làm thay đổi áp suất thẩm thấu. sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở


Câu 33:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng giao phấn với cây hoa đỏ thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn với các thông tin trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Cây hoa hồng (aaB_ hoặc A_bb) lai với cây hoa đỏ (A_B_) cho ra tỉ lệ 1 hoa đỏ : 1 hoa hồng.

Tỉ lệ 1 : 1 này tạo ra khi: Aa x aa hoặc Bb x bb.

Với TH hoa đỏ A_B_ lai với hoa hồng aaB_ thì hoa đỏ có kiểu gen là AaB_ và hoa hồng là aaB_. Để tạo ra 1 hoa hồng : 1 hoa đỏ thì phép lai B_ x B_ tạo ra toàn B_. Vậy có 3 phép lai thỏa mãn là: AaBB x aaBB, AaBB x aaBb và aaBb x AaBB.

Trường hợp còn lại hoàn toàn tương tự tạo ra 3 phép lai nữa. Vậy ta có 6 phép lai thỏa mãn


Câu 34:

Có 3 tế bào sinh tinh ở ruồi giấm có kiểu gen AbaBMemE giảm phân không phát sinh đột biến và không xảy ra hoán vị gen đã tạo ra 4 loại tinh trùng. Theo lí thuyết, tỷ lệ 4 loại tinh trùng đó là

Xem đáp án

Đáp án B

Cách giải nhanh:

3 tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra 12 tinh trùng với 4 loại khác nhau.

Loại ngay đáp án 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1 vì chỉ có 4 loại thôi.

(1: 1: 1: 1) × 3 = 12 Mỗi tế bào đều phải tạo ra 4 loại tinh trùng, và các tế bào đều tạo ra 4 loại giống nhau. Loại vì không có trao đổi chéo không thể tạo ra 4 loại tinh trùng được.

3 : 3 : 1 : 1 = 3 + 3 + 1 + 1 = 8 Loại vì có 12 tinh trùng được tạo ra, ở đây chỉ có 8, tỉ lệ này không rút gọn được.

Đáp án là (1: 1: 2: 2) × 2 = 12. 2 tế bào giảm phân giống nhau, mỗi tế bào cho ra 2 loại tinh trùng, vậy mỗi loại tinh trùng sẽ gồm 4 tinh trùng, tế bào còn lại cho ra 2 loại tinh trùng khác, mỗi loại tinh trùng gồm 2 tinh trùng. Tỉ lệ là: 4 : 4 : 2 : 2 = (1: 1: 2: 2) × 2


Câu 36:

Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở thực vật

I. Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn: Đường phân hiếu khí và chu trình Krebs.

II. Trong quá trình hô hấp, đường phân xảy ra trong ti thể và kị khí

III. Trong giai đoạn phân giải đường, nguyên liệu của hô hấp là glucozo được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất chứa 3 nguyên tử cacbon là axit piruvic.

IV. Kết quả của giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucozo đã tạo được 2 phân tử axit piruvic và 3ATP.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

I - Sai. Vì quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn: Đường phân và hô hấp hiếu khí.

II - Sai. Trong quá trình hô hấp, đường phân xảy ra trong tế bào chất và kị khí.

III - Đúng. Quá trình dường phân tạo ra Axit piruvic (CH3COCOOH) + 2ATP + 2H2O.

IV - Sai. Quá trình dường phân từ glucozo tạo ra 1 phân tử  ra 2 Axit piruvic (CH3COCOOH) + 2ATP + 2H2O


Câu 40:

Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:

1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. 2. Thay thế nhân tế bào.

3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.

5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.

Trong các phương pháp trên, phương pháp tạo ra sinh vật biến đổi gen là: 1, 3, 5.


Bắt đầu thi ngay