IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp chuyên đề ôn tập Sinh Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 7)

  • 3794 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một gen dài 5100 Å có số nuclêôtit là 

Xem đáp án

Đáp án B

Một gen dài 5100Å; mỗi nucleotide dài 3,4 Å; 1 phân tử DNA gồm có 2 chuỗi polynucleotide


Câu 2:

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

Xem đáp án

Đáp án B

- Rễ cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

- Cấu tạo của TB lông hút:

+ Bản chất là do các TB biểu bì kéo dài ra

+ Thành TB mỏng không thấm cutin

+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn

+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt đọng hô hấp của rễ mạnh


Câu 3:

Trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu

Xem đáp án

Đáp án B

Trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu để có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp


Câu 4:

Điều nào dưới đây là không đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các phát biểu trên, phát biểu A sai vì tính trạng số lượng thường là các tính trạng chịu sự kiếm soát của tác dụng cộng gộp của một số lượng lớn các gen, có biến dị liên tục. Đó là các tính trạng có liên quan đến kích thước, khối lượng... được xác định dựa trên các thang định lượng. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, dễ bị thay đổi bởi các yếu tố của môi trường. Còn tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp hơn


Câu 5:

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:

Xem đáp án

Đáp án B

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả - nơi saccarozo được dự trữ hoặc sử dụng ) có áp suất thẩm thấu thấp.


Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung A, B, D đúng.

Nội dung C sai. Quần thể là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các khác nhau chứ không phải thuộc cùng một loài


Câu 8:

Nguyên tắc bán bảo tồn là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

Ơstrôgen được sinh ra ở:

Xem đáp án

Đáp án B

Hoocmon ostrogen: Nơi sản sinh: Buồng trứng

Tác dụng sinh lí: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.


Câu 10:

Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn là vì:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 12:

Điều kiện không đúng trong phép lai một cặp tính trạng, để cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 trội : 1 lặn là

Xem đáp án

Đáp án B

Điều kiện đúng trong phép lai một tính trạng để cho F2 có tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 trội:1 lặn là:

Thế hệ xuất phát phải thuần chủng

Số lượng cá thể đủ lớn

Trội lặn phải hoàn toàn, nếu trội lặn không hoàn toàn thì tỷ lệ kiểu hình sẽ là 1 trội: 2 tính trạng trung gian: 1 lặn.


Câu 16:

Ứng động (Vận động cảm ứng) là

Xem đáp án

Đáp án B

Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường) → Đáp án B

Các loại ứng động: Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

- Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa).

- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào ( liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước)


Câu 18:

Mật độ cá thể của quần thể là

Xem đáp án

Đáp án A

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Ví dụ: mật độ cây thông là 100 cây/ha diện tích đồi, mật độ sâu rau 2 con/m2 ruộng rau, mật độ cá mè giống nuôi trong ap là 2 con/m3 nước.

Vậy chọn đáp án A.

C, D đúng nhưng chưa đầy đủ.

B sai vì mật độ là số lượng cá thể chứ không phải khối lượng cá thể một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể


Câu 19:

Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Thực hiện phép lai ở ruồi giấm: ♀ AaBbDEde x ♂ AabbDEde thu được tỉ lệ kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời con là 26,25%. Tính theo lí truyết, tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét phép lai AaBb x Aabb tạo ra tỉ lệ đời con có 2 tính trạng trội là: 3/4 x 1/2 = 3/8.

Vậy phép lai DE//de x DE//de tạo ra tỉ lệ đời con mang 2 tính trạng trội là: 26,25% : 3/8 = 0,7.

Áp dụng công thức tỉ lệ KH trội-trội = lặn-lặn + 0,5 => Tỉ lệ kiểu hình lặn-lặn là: 0,7 – 0,5 = 0,2.

Tỉ lệ kiểu hình : T-L = L-T = 0,25 – L-L = 0,25 – 0,2 = 0,05.

Phép lai AaBb x Aabb:

Tỉ lệ Kiểu hình : L-L = 1/4 x 1/2 = 1/8.

Tỉ lệ kiểu hình 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn là: 1/4 x 1/2 + 3/4 x 1/2 = 1/2.

Vậy tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con là:

0,7 x 1/8 + 3/8 x 0,2 + (0,05 + 0,05) x 1/2 = 21,25%


Câu 20:

Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

Xem đáp án

Đáp án A

Kí hiệu NST của tế bào trong quá trình giảm phân là: AaBb (nhân đôi) → AAaaBBbb

+ Giảm phân I: cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li kí hiệu NST ở giai đoạn này là: AABBbb và aa hoặc aaBBbb và AA.

+ Giảm phân II: diễn ra bình thường các giao tử có kí hiệu NST: ABb và a hoặc aBb và A.


Câu 21:

Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ kiểu hình: 56,25% hoa đỏ : 18,75% hoa hồng : 18,75% hoa vàng: 6,25% hoa trắng. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số các kết luận sau:

(1) Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li độc lập.

(2) Trong số những cây hoa đỏ ở F1 thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9.

(3) Cho cây P lai phân tích, Fa thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.

(4) Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F1 lai phân tích, loại kiểu hình hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ 2/3.

(5) Nếu cho tất cả các cây hoa hồng ở F1 lai phân tích, loại kiểu hình hoa hồng ở đời con chiếm tỉ lệ 1/3.

(6) Khi cho tất cả các cây hoa vàng ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là 8: 1.

Xem đáp án

Đáp án D

Cây hoa đỏ tự thụ phấn cho ra đời con có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 3 : 3 : 1.

Quy ước A_B_ hoa đỏ, A_bb hoa hồng, aaB_ hoa vàng, aabb – hoa trắng.

Nội dung 1 sai.

Ta có phép lai:

P: AaBb x AaBb.

Nội dung 2 đúng. Cây hoa đỏ có kiểu gen thuần chủng AABB chiểm tỉ lệ 1/4 x 1/4 = 1/16.

Trong số những cây hoa đỏ ở F1 thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ: 1/16 : 56,25% = 1/9.

Nội dung 3 đúng.

AaBb x aabb => 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb = 1 hoa đỏ : 1 hoa hồng : 1 hoa vàng : 1 hoa trắng.

Cây hoa vàng sẽ có kiểu gen là 2/3aaBb : 1/3aaBB. => Tỉ lệ giao tử 2/3aB : 1/3ab. (1)

Đem cây hoa vàng lai phân tích với aabb thì kiểu hình hoa vàng ở đời con là: 2/3 x 1 = 2/3 => Nội dung 4 đúng.

Nội dung 5 sai. Tương tự với phép lai phân tích hoa vàng, tỉ lệ hoa hồng ở đời con chiếm tỉ lệ 2/3.

Nội dung 6 đúng. Tỉ lệ giao tử ở các cây hoa vàng (theo 1) là: 2/3aB : 1/3ab khi giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây hoa trắng là: 1/3 x 1/3 = 1/9.

Các cây còn lại đều là hoa vàng nên tỉ lệ phân li kiểu hình là 8 hoa vàng : 1 hoa trắng.


Câu 22:

Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 23:

Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án C

Nghiên cứu trẻ đồng sinh:

- Mục đích: Nhằm xác định tính trạng do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống.

- Kết quả:

+ Màu mắt, nhóm máu không chịu ảnh hưởng của môi trường;

+ Chiều cao ít chịu ảnh hưởng của môi trường hơn khối lượng của cơ thể.

+ Những tính trạng nhóm máu, bệnh máu khó đông... hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen.

+ Khối lượng cơ thể, độ thông minh phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường.


Câu 24:

Khi nói về sinh trưởng thứ cấp. kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận C là đúng. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên


Câu 25:

Ở một loài thực vật, các alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể số 2; các alen B và b nằm trên nhiễm sắc thể số 3. Người ta tiến hành phép lai: P: ♀ aaBB x ♂AAbb. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

(1) Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì F1 sẽ đồng nhất về kiểu gen và đồng tính về kiểu hình.

(2) Trong trường hợp xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♀ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2 thì F1 sẽ thu được tỉ lệ kiểu gen là 1AAaBb : 1ABb.

(3) Trong trường hợp xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2 thì F1 sẽ thu được tỉ lệ kiểu gen là 1AAaBb : 1aBb.

(4) Trong trường hợp xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3 thì F1 sẽ thu được tỉ lệ kiểu gen là 1AaBBb : 1Aab.

(5) Trong trường hợp xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♀ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3 thì F1 sẽ thu được tỉ lệ kiểu gen là 1AaBbb : 1Aab.

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung 1 đúng. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì F1 đồng nhất có kiểu gen là AaBb.

Nội dung 2 sai. Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân ở ♀ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2 thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử bất thường là aaB và B. Giới đực giảm phân bình thường tạo giao tử Ab. Khi lai với nhau sẽ tạo ra cơ thể lai 1AaaBb : 1ABb.

Nội dung 3 đúng. Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2 thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử bất thường là AAb và b. Giới cái giảm phân bình thường tạo giao tử aB. Khi lai với nhau sẽ tạo ra cơ thể lai 1AaaBb : 1aBb.

Nội dung 4 sai. Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3 thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử bất thường là Abb và A. Giới cái giảm phân bình thường tạo giao tử aB. Khi lai với nhau sẽ tạo ra cơ thể lai 1AaBbb : 1AaB.

Nội dung 5 sai. Nếu đột biến xảy ra trong giảm phân ở ♀ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3 thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử bất thường là aBB và a. Giới đực giảm phân bình thường tạo giao tử Ab. Khi lai với nhau sẽ tạo ra cơ thể lai 1AaBBb : 1Aab


Câu 28:

Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi hình thái của NST?

(1) Đột biến mất đoạn.                                                          

(2) Đột biến lặp đoạn

(3) Đột biến lệch bội.                                                            

(4) Đột biến tự đa bội.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các dạng đột biến của đề bài:

Đột biến mất đoạn làm NST ngắn đi do đó làm thay đổi hình thái NST.

Đột biến lặp đoạn làm NST dài ra → Đột biến lặp đoạn làm thay đổi hình thái NST.

Đột biến lệch bội và đột biến tự đa bội chỉ làm thay đổi số lượng NST mà không làm thay đổi hình thái NST.

Vậy trong các dạng trên có 2 dạng đột biến làm thay đổi hình thái NST


Câu 30:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,2BB:0,5Bb:0,3bb. Cho biết các cá thể Bb không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tần số tương đối của alen B và b lần lượt ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể thực vật tự thụ phấn có tỷ lệ kiểu gen P: 0,2 BB : 0,5 Bb: 0,3 bb

Cá thể Bb không có khả năng sinh sản → những cá thể tham gia sinh sản: 0,2 BB : 0,3bb = 0,5 → 0,4 BB : 0,6 bb =1

Quần thể tự thụ phấn → BB × BB → BB, bb × bb → bb

Tỷ lệ kiểu gen của quần thể không thay đổi: 0,4 BB: 0,6 bb =1


Câu 31:

Các phương pháp chủ yếu để chuyển gen ở thực vật là :

(1) Chuyển gen bằng platmit                    (2) Chuyển gen bằng virut

(3) Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn    (4) Sử dụng tế bào gốc

(5) Kĩ thuật vi tiêm ở tế bào trần               (6) Dùng súng bắn gen

Số phương án trả lời đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Các phương pháp (1), (2), (3), (5), (6) đều được dùng để chuyển gen ở tế bào thực vật

Phương pháp tế bào gốc chỉ sử dụng đối với động vật. Tế bào gốc là những tế bào sơ khai có khả năng biệt hóa và phát triển thành bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể. Để có được tế bào gốc, các nhà khoa học phải hủy đi phôi thai vài ngày tuổi.


Câu 32:

Một người thanh niên trong quá trình phát sinh giao tử cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở giảm phân II thì có thể tạo ra các loại giao tử nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trước khi bước vào GP I bộ NST nhân đôi tạo thành XXYY

Kết thúc GP I tạo thành 2 tế bào XX, YY

Tiếp tục bước vào GP II, do cặp NST giới tính không phân li nên ta có

  + Nếu tế bào có NST XX không phân li, tế bào có NST YY phân li bình thường tạo ra các loại giao tử là: XX, O, Y

  + Nếu tế bào có NST YY không phân li, tế bào có NST XX phân li bình thường tạo ra các loại giao tử là: YY, O, X


Câu 33:

Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

Xem đáp án

Đáp án C

Tập tính bẩm sinh là những tập tính vừa sinh ra đã có, đây là những phản xạ không điều kiện, mang tính di truyền, không thay đổi trong suốt đời sống cá thể.

Các tập tính học được mới thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể


Câu 34:

Ở người , bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường qui định , bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X qui định . 1 cặp vợ chồng bình thường về 2 bệnh trên nhưng phía bên người vợ có bố bị mù màu có bà nội và mẹ bị điếc bẩm sinh . Bên phía người chồng có bố bị điếc bẩm sinh , những người khác trong gia đình không có ai bị 2 bệnh này . Cặp vợ chồng này sinh được 1 đứa con , xác suất để đứa con này bị cả 2 bệnh này là

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi M: Bình thường, m: Mù màu

Và A : Bình thường, a: Bị điếc

- Người vợ có bố bị mù màu → Người vợ có kiểu gen dị hợp về kiểu gen: XMXm.

Người vợ có bà nội và mẹ bị điếc bẩm sinh nên người vợ này có kiểu gen: Aa

- Người chồng có bố bị điếc bẩm sinh → Bố có kiểu gen: Aa

P: AaXMXm × AaXMY

Xác suất để vợ chồng này sinh con bị bệnh điếc là : 1/4 (aa).

Xác suất để vợ chồng này sinh con bị mù màu là : 1/2 (Xm) x 1/2 (Y) = 1/4.

→ Vậy xác suất để đứa con này bị cả 2 bệnh này là: 1/4 x 1/4 = 1/16


Câu 35:

Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa màu đỏ. Cho Fl giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ ; 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 lần lượt giao phấn với từng cây hoa trắng thì ở đời con có thể bắt gặp bao nhiêu tỉ lệ phân li kiểu hình trong số các tỉ lệ phân li kiểu hình dưới đây?

(1) 9 đỏ : 7 trắng.      (2) 1 đỏ : 3 trắng.  

(3) 1 đỏ : 1 trắng.      (4) 3 đỏ : 1 trắng.     

(5) 3 đỏ : 5 trắng.       (6) 5 đỏ : 3 trắng.

(7) 13 đỏ : 3 trắng.      (8) 7 đỏ: 1 trắng.

(9) 7 đỏ : 9 trắng

Xem đáp án

Đáp án A

Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ ; 43,75% cây hoa trắng → F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng = 16 tổ hợp = 4.4 → Mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử. Giả sử: F1: AaBb.

Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.

Quy ước: A-B-: đỏ, A-bb + aaB- + aabb: trắng.

Cho f1 giao phấn với từng cây hoa trắng ta được các trường hợp:

AaBb x AAbb hoặc AaBb x aaBB → Thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình: 3 đỏ : 1 trắng.

AaBb x aabb → Thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình: 3 trắng : 1 đỏ.

AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb → Thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình: 3 đỏ : 5 trắng.

→ Vậy trong các tỉ lệ phân li kiểu hình của đề bài, có 3 trường hợp: 2, 4, 5 thỏa mãn


Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

I. Nhiệt độ là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng.

II. Khí khổng đóng khi cấy thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.

III. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua của tế bào tăng, tinh bột bị biến đổi thành đường, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu hút và trương nước, khí khổng mở.

IV. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây khí sinh.

V. Đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng đóng lại vào ban đêm, khi ngừng quang hợp.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

I - Sai. Vì ánh sáng mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng.

II - Đúng. Vì khi cây thiếu nước, khí khổng luôn đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.

III - Sai. Vì ngoài sáng khí khổng mở ra theo diễn biến: Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, enzim biến đổi tinh bột thành đường, áp suất thẩm thấu tế bào hạt đậu tăng, tế bào hút và trương nước, khí khổng mở ra.

IV - Sai. Vì khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây hạn sinh.

V - Sai. Vì đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng chủ động đóng lại khi nắng gắt, cường độ thoát hơi nước cao.


Câu 38:

Khi cho P thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản giao phấn với nhau thu được F1 gồm toàn cây thân cao, hoa tím. Cho F1 lai với cây thứ 1 thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 thân cao, hoa tím : 1 thân thấp, hoa trắng. Cho cây F1 lai với cây thứ 2 thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1. Biết rằng A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa tím; b: hoa trắng. Kiểu gen của cây F1, cây thứ 1 và cây thứ 2 lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở F2:

Thân cao : thân thấp = 1 : 1, P thuần chủng tương phản, F1 đồng tính thân cao → Tính trạng thân cao là trội so với thân thấp. F1: Aa x aa

Hoa tím : hoa trắng = 1 : 1, P thuần chủng tương phản, F1 đồng tính hoa tím → Tính trạng hoa tím là trội so với hoa trắng, F1: Bb x bb

P thuần chủng tương phản, nên F1 chắc chắn có kiểu gen dị hợp.

Mặt khác F2 phân tính theo tỉ lệ 1 :1 → biến dị tổ hợp giảm → các gen liên kết hoàn toàn.

Thân cao, hoa tím là các tính trạng luôn di truyền cùng nhau → F1 có kiểu gen: AB/ab, cây thứ nhất có kiểu gen: ab/ab

Cho cây F1 lai với cây thứ 2 thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1 = (3:1).1

Ta thấy F1: AB/ab, nên cây thứ hai có thể đồng trội về 1 trong 2 cặp, cặp còn lại dị hơp hoặc có kiểu gen AB/ab

Vậy cây thứ 2 có thể có kiểu gen: AB/ab hoặc AB/aB hoặc AB/Ab


Câu 39:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả bầu dục; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định quả có vị thơm, alen d quy định quả không có vị thơm. Khi cho hai cây (P) có cùng kiểu gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây P là

Xem đáp án

Đáp án A

F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm tương ứng: 9 tròn, ngọt, thơm : 3 tròn, ngọt, không thơm, 3 bầu dục, chua, thơm : 1 bầu dục, chua, không thơm.

Từ kết quả F1 ta thấy: Tính trạng quả tròn A - vị ngọt; B luôn di truyền cùng nhau, tính trạng bầu dục a, chua b luôn di truyền cùng nhau → các cặp tính trạng này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn với nhau.

F1: 3 tròn, ngọt : 1 bầu dục, chua → P: AB/ab x AB/ab.

Cây quả thơm : không thơm = 3 : 1 → P: Dd x Dd

F1: phân li theo tỉ lệ 3 : 1 = (3 : 1).(3:1) → P có kiểu gen: AB/ab Dd


Bắt đầu thi ngay