Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:
A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại
B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại
C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì
D. cả hai loài đều có lợi
Đáp án D
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa (hoa cung cấp mật cho ong, còn ong thì giúp cho quá trình thụ phấn của hoa diễn ra); trong đó thì:
A. → sai. Loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B. → sai. Cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
C. → sai. Loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
Cặp gen thứ nhất (A,a) có gen A chứa 600 Adenin và 900 Guanin, gen a chứa 450 Adenin và 1050 Guanin. Cặp gen thứ hai (B,b) có gen B chứa 240 Adenin và 960 Guanin, gen b chứa 720 Adenin và 480 Guanin. Các cặp gen này đều nằm trên một cặp NST tương đồng. Số lượng nucleotit từng loại hợp tử dị hợp 2 cặp gen:
Một gen có 2346 liên kết hiđrô. Hiệu số giữa Adenin của gen với một loại nucleotit khác bằng 20% tổng số nucleotit của gen đó. Gen này tự tái bản liên tiếp 5 lần, thì số lượng từng loại nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự tái bản của gen là:
Ở gà gen A quy định lông đốm, a quy định lông đen, gen này liên kết trên NST X không có trên Y. Gen B quy định mào to, b quy định mào nhỏ, gen này nằm trên NST thường. Số kiểu giao phối có thể có của loài khi xét cả 2 gen trên là
Khi nói đến tế bào lông hút, thì đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào không phù hợp với chức năng hút nước từ đất?
Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
Trong trồng trọt, vì sao cần cung cấp khoáng cho cây thường xuyên cho cây?
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc và môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân ly theo tỷ lệ : 31% cây thân cao, quả tròn : 19% cây thân cao, quả dài : 44% cây thân thấp, quả tròn : 6% cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là:
Để giúp cho bộ rễ cây phát triển tốt, có bao nhiêu biện pháp sau đây đúng?
I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
III. Vun gốc và xới xáo cây.
IV. Cắt bớt các cành không cần thiết
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân ly độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 gồm 35% cây thân cao, quả dài, 35% cây thân thấp, quả tròn, 15% cây thân cao, quả tròn, 15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là: