25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải
25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 23)
-
6609 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong tế bào, loại acid nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
Đáp án C
Trong tế bào, ADN có kích thước lớn nhất
+ mARN có số loại nhiều nhất trong tế bào, nhưng số lượng thì ít nhất (5%)
+ tARN có khoảng 61 loại tARN (vì có 61 codon mã hóa trên mARN → 61 loại tARN)
+ rARN có số loại ít nhất nhưng hàm lượng thì nhiều nhất (70%)
Câu 2:
Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?
Đáp án C
Bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền do đột biến nhiễm sắc thể:
A. → sai. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.
B. → sai. Bệnh phêninkêtô niệu và hội chứng Claiphentơ.
C. → đúng. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.
D. → sai. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu
Câu 3:
Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
Đáp án B
Về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi tần số alen và tần số kiểu gen
Câu 4:
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
Đáp án D
A. → sai. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu → quan niệm của Lamac
B. → sai. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu → Đacuyn chưa có khái niệm đột biến
C. → sai. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. → đúng. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 5:
Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là
Đáp án D
Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là các yếu tố ngẫu nhiên. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho alen tốt cũng có thể bị đào thải; alen xấu có thể được giữ lại → có thể kém thích nghi hơn, làm nghèo vốn gen hơn
Câu 6:
Phát biểu sau không đúng về vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là:
Đáp án D
Ngẫu phối làm trung hòa tính có hại của đột biến, làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
→ A, B, C : đúng
D. → sai. Giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. Giao phối tạo ra những biến dị tổ hợp, thông qua CLTN mới chọn lọc những tổ hợp kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi → qua quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 7:
Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ:
Đáp án B
Đây là một hình thức sống kí sinh cùng loài → có thể xếp vào nhóm cạnh tranh cùng loài.
Câu 8:
Quá tình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon?
Đáp án D
Trong chu trình cacbon, nguồn C đầu tiên phải nói là từ khí quyển (dưới dạng ), nguồn C này được lấy vào và di chuyển qua chuỗi, lưới thức ăn đó là nhờ nhóm sinh vật tự dưỡng (thực vật là chủ yếu) có khả năng quang hợp để chuyển khí quyển thành C trong các hợp chất hữu cơ (gluxit) từ đó mới cung cấp cho các nhóm sinh vật khác.
Câu 9:
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:
Đáp án D
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa (hoa cung cấp mật cho ong, còn ong thì giúp cho quá trình thụ phấn của hoa diễn ra); trong đó thì:
A. → sai. Loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B. → sai. Cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
C. → sai. Loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
Câu 10:
Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi.
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là:
Đáp án B
Khởi đầu môi trường đã có 1 quần xã sinh vật từng sống (giai đoạn đầu) → Tiếp theo là 1 dãy các quần xã tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) → Kết quả hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái (giai đoạn cuối)
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
Đáp án B
Hệ sinh thái: là hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hóa.
A. → đúng. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn (qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi).
B. → sai. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. (Năng lượng biến đổi qua các bậc dinh dưỡng rồi mất đi dưới dạng nhiệt, không trở lại ban đầu → không có chu trình tuần hoàn năng lượng).
C. → đúng. Vì qua mỗi bậc dinh dưỡng có tới khoảng 90% năng lượng bị mất đi.
D. → đúng. Nên có các chu trình N, C, ,…
Câu 12:
Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
Đáp án D
Trong lưới thức ăn trên:
+ Sinh vật sản xuất: ngô bậc dinh dưỡng cấp 1.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, châu chấu bậc dinh dưỡng cấp 2.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim chích, ếch xanh bậc dinh dưỡng cấp 3.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn hổ mang bậc dinh dưỡng cấp 4.
Câu 13:
Khi nói đến tế bào lông hút, thì đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào không phù hợp với chức năng hút nước từ đất?
Đáp án D
- Đặc điểm cấu tạo và sinh lí của tế bào lông hút phù hợp với chức năng nhận nước từ đất là: thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp rễ mạnh.
- Nếu môi trường tế bào lông hút mà nhược trương (thế nước cao hay áp suất thẩm thấu thấp) so với môi trường đất thì nước từ trong tế bào lông hút ra ngoài chứ không thể hấp thu vào được
Câu 14:
Trong trồng trọt, vì sao cần cung cấp khoáng cho cây thường xuyên cho cây?
Đáp án B
Trong trồng trọt, cần cung cấp khoáng cho cây vì: chất khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo và hoạt động hệ enzim
Câu 15:
Trong quang hợp, oxi được hình thành từ đâu?
Đáp án B
Giai đoạn quang phân li nước:
bị phân li
+ tham gia vào khử để tạo NADPH, nhờ có năng lượng giải phóng từ diệp lục
+ liên kết
+ bù cho diệp lục.
Câu 16:
Trong hô hấp kị khí, 1 phân tử axit pruvic () được phân giải thành rượu êtylic hoặc axit lactic và:
Đáp án D
Hô hấp kị khí không tích lũy thêm năng lượng ngoài 2 phân tử ATP được hình thành ở chặng đường phân vì vậy từ 1 phân tử axit pruvic được phân hủy thành rượu êtylic hoặc axit lactic không giải phóng ATP
Câu 17:
Dịch vị không chứa enzim nào?
Đáp án D
- Dạ dày, enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit.
- Tụy tiết enzim Tripsin vào ruột non để thủy phân prôtêin thành các acid amin
Câu 18:
Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
Đáp án A
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường → quan hệ ức chế - cảm nhiễm quan hệ đối kháng.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng → quan hệ kí sinh quan hệ đối kháng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng → quan hệ hội sinh quan hệ hỗ trợ.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y → quan hệ cộng sinh quan hệ hỗ trợ.
Câu 19:
Khi nói đến chức năng của hệ tuần hoàn ở côn trùng (chân khớp,…), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng tế bào.
II. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
III. Điều hòa nhiệt độ.
IV. Vận chuyển khí ( và ) trong hô hấp.
Đáp án C
Côn trùng có hệ thống ống khí phân nhánh tới tận các tế bào nên hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng chứ không vận chuyển khí
Câu 20:
Để giúp cho bộ rễ cây phát triển tốt, có bao nhiêu biện pháp sau đây đúng?
I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
III. Vun gốc và xới xáo cây.
IV. Cắt bớt các cành không cần thiết
Đáp án C
Biện pháp có tác dụng quan trọng giúp cho bộ rễ của cây phát triển:
Phơi ủi đất, cày sâu, bừa kĩ.
Vun gốc và xới xáo cây
Câu 21:
Các quá trình sinh lý trong cơ thể sẽ xảy ra khi cơ thể bị mất nước do sốt cao hay tiêu chảy. Có bao nhiêu quá trình sinh lý sau đây đúng?
I. Tăng áp suất thẩm thấu của máu.
II. Giảm huyết áp.
III. Kích thích tuyến yên tiết hoocmon ADH để tăng sự tái hấp thụ nước ở thận.
IV. Ức chế thận tái hấp thu Na+.
Đáp án C
Khi cơ thể bị mất nước thì các cơ chế điều hòa sẽ tăng cường khả năng tái hấp thu nước ở thận, thông qua việc tăng hấp thu Na+
Câu 22:
Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Nhận định phát biểu:
A. → sai. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa acid amin metionin. (sai chiều, đúng phải là 5’AUG3’).
B. → sai. Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã (sai chiều, đúng phải là 5’UAA3’).
C. → đúng. Với ba loại nucleotit. A, U, G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các acid amin. (codon mã hóa = tổng số codon – codon không mã hóa = 33 – 3 (UAA, UAG, UGA) = 24)
D. → sai. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại acid amin (đúng phải là nhiều condon mã hóa cùng 1 loại acid amin).
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số acid amin. → mỗi bộ ba chỉ mã hóa nhiều nhất 1 loại acid amin (mỗi acid amin có thể được mã hóa từ 1 hay nhiều bộ ba khác nhau → những bộ ba đó gọi là bộ ba thoái hóa).
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường và các bazo nitric A, T, G, X. → các bazo này là của ADN
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, acid amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là metionin. → đúng.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. → tất cả mạch đơn
Câu 24:
Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định không đúng là:
B. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 3’ → 5’ trên phân tử mARN. → Riboxom dịch các bộ ba trên mARN theo chiều từ 5’ → 3’, mỗi lần dịch chuyển từng bộ ba một (nhảy cóc từng bộ ba)
Câu 25:
Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
Đáp án D
A. → đúng. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. → đúng. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
C. → đúng. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
D. → sai. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit. (chỉ có thể làm thay đổi 1 acid amin)
Câu 26:
Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ung thư là:
Đáp án B
A → sai. Là nguyên nhân gián tiếp.
B → đúng. Đột biến các gen điều hòa quá trình phân bào.
C → sai. Vì không di truyền cho thế hệ sau.
D → sai. Vì là nguyên nhân gián tiếp
Câu 27:
Một gen có 2346 liên kết hiđrô. Hiệu số giữa Adenin của gen với một loại nucleotit khác bằng 20% tổng số nucleotit của gen đó. Gen này tự tái bản liên tiếp 5 lần, thì số lượng từng loại nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự tái bản của gen là:
Đáp án C
Vì
Vậy số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp:
Câu 28:
Cặp gen thứ nhất (A,a) có gen A chứa 600 Adenin và 900 Guanin, gen a chứa 450 Adenin và 1050 Guanin. Cặp gen thứ hai (B,b) có gen B chứa 240 Adenin và 960 Guanin, gen b chứa 720 Adenin và 480 Guanin. Các cặp gen này đều nằm trên một cặp NST tương đồng. Số lượng nucleotit từng loại hợp tử dị hợp 2 cặp gen:
Đáp án D
Vì:
Cặp gen I
Giả thuyết: 2 gen trên 1 cặp NST, hợp tử dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen hoặc → dù hợp tử loại nào đi nữa vẫn có (Aa,Bb)
→ Số nucleotit từng loại của 1 hợp tử:
Câu 29:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân ly độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:
Đáp án C
Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;
B quy định hoa đỏ >> b quy định hoa vàng
P: A-B- x A-B- (tự thụ) → F1: 4 kiểu hình, vì 4 kiểu hình đó là A-B-, A-bb, aaB-, aabb. P có kiểu hình trội (A-B-) mà xuất hiện lặn aa,bb → P dị hợp và các gen di truyền phân li độc lập → P: AaBb
* P: AaBb x I → F1: 4 kiểu hình: 1 : 1 : 1 : 1 → I: aabb
P: AaBb x II → F1 100% một kiểu hình 100%A-B- → II: AABB
Câu 30:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân ly độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại laen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb x AaBb (3) AAbb x AaBB (5) aaBb x AaBB
(2) aaBB x AaBb (4) AAbb x AABb (6) Aabb x AABb
Đáp án đúng là:
Đáp án D
Theo giả thuyết: quy ước A-B-: hoa đỏ
A-bb, aaB-: hoa hồng.
aabb: hoa trắng
Nếu 16 tổ hợp giao tử, thì tỉ lệ kiểu hình: 9 : 6 : 1 tương tác bổ sung.
TH1: Pt/c: AAbb x A-B- (đỏ)
→ F1: 1A-B- : 1A-bb (1A-)(1B- :1bb)
→ P: AAbb x AABb hoặc AAbb x AaBb
TH2: Pt/c: aaBB x A-B- (đỏ)
→ F1: 1A-B- : 1aaB (1A- : 1aa)(1B-)
→ P: aaBB x AaBB hoặc aaBB x AaBb
Câu 31:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 gồm 35% cây thân cao, quả dài, 35% cây thân thấp, quả tròn, 15% cây thân cao, quả tròn, 15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là:
Đáp án D
P: A-B- x lặn (aa,bb) →F1: 35% A-bb : 35% aaB- : 15% A-B- : 15% aabb
→ P (Aa,Bb) vì đời con xuất hiện kiểu hình aa và bb
* P: (Aa, Bb) x (aa, bb)
→ F1: 0,15 aabb = 0,15 giao tử (a, b)/P x 100% giao tử (a, b)
Mà P(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,15
và f = 0,15.2 = 30%
Câu 32:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân ly theo tỷ lệ : 31% cây thân cao, quả tròn : 19% cây thân cao, quả dài : 44% cây thân thấp, quả tròn : 6% cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là:
Đáp án D
Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp
B quy định quả tròn >> b quy định quả dài
2 gen trên cùng 1 NST (chỉ liên kết hoàn toàn hay liên kết không hoàn toàn)
P: (Aa, Bb) x (aa, B-) → F1: 31% A-B- : 19% A-bb : 44% aaB- : 6% aabb vì xuất hiện kiểu hình aa và bb → P (Aa, Bb) x (aa, Bb)
→ P: (Aa, Bb) x (aa, Bb) → F1: 0,06 aabb = 0,12 (a, b) x 0,5(a, b) (cơ thể (aa, Bb) luôn cho 1/2 (a, b))
Mà P(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,12
→ kiểu gen của P:
Câu 33:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân ly theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là:
Đáp án A
Theo giả thuyết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp.
B quy định hoa đỏ >> b quy định hoa trắng.
P: A-B- x aabb → F1: 37,5% A-bb : 37,5% aaB- : 12,5% A-B- : 12,5% aabb (vì con xuất hiện kiểu hình aa và bb) nên P (A-B-) phải dị hợp.
Ø P ( Aa, Bb) x (aa, bb) → F1: aabb = 0,125 = 0,125 giao tử (a, b)/P x 100% giao tử (a, b)
Mà P(Aa, Bb) cho giao tử (a, b) = 0,125
Câu 34:
Mẹ có kiểu gen bố có kiểu gen con gái có kiểu gen Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
Đáp án C
P: x → con gái (F1)
(không đột biến gen, cấu trúc vậy chỉ có đột biến lệch bội)
Đứa con chỉ có thể nhận giao tử mẹ: (do không phân li ở giảm phân 2) và giao tử bố (giảm phân bình thường).
Cần hiểu thêm:
A. Trong giảm phân II ở bố (chỉ cho được giao tử ) hoặc nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường (chỉ cho được giao tử ). Vậy không thể sinh con .
B. Trong giảm phân I ở bố (chỉ cho được giao tử ), nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường (chỉ cho được giao tử ). → Vậy không thể sinh con .
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li (chỉ cho được giao tử ). Ở bố giảm phân bình thường (chỉ cho được giao tử ). → Vậy có thể sinh con .
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li (chỉ cho được giao tử ). Ở bố giảm phân bình thường (chỉ cho được giao tử ). → Vậy không thể sinh con
Câu 35:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1 Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2 Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu?
Đáp án B
Theo giả thuyết:
+ Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau phân li độc lập.
+ Theo sơ đồ chuyển hóa → qui ước về tính trạng màu sắc: A-B-: hoa đỏ
A-bb: hoa xanh
aaB-, aabb: trắng
→ Nếu 16 tổ hợp giao tử thì tỷ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 4 tương tác át chế.
ØPt/c cây hoa xanh (AAbb) x hoa trắng (aaBB)
F1: 100% AaBb (100% hoa đỏ)
(3A- : 1aa)(3B- : 1bb)
Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng = tỷ lệ hoa trắng ở F2: (aaB- + aabb) = 1/4.3/4 + 1/4.1/4 = 1/4
Câu 36:
Tỉ lệ phân tính kiểu hình 1 : 1 ở F1 và F2 diễn ra ở những hiện tượng di truyền nào?
Đáp án D
Cho mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn
1. Liên kết hoàn toàn (thuộc di truyền do gen trên NST thường):
100%→ F2: 3A-B- : 1aabb
→ Không thỏa mãn được kiểu hình ở
2. Di truyền liên kết với giới tính:
(kiểu hình = 1 : 1)
(kiểu hình = 1 : 1)
→ Thỏa mãn được kiểu hình ở
3. Di truyền chịu ảnh hưởng giới tính (thuộc di truyền do gen trên NST thường):
Ví dụ: H (có sừng) → trội ở con đực mà lặn ở con cái; h (không sừng)
Kiểu gen |
Con đực |
Con cái |
HH |
Có sừng |
Có sừng |
Hh |
Có sừng |
Không sừng |
Hh |
Không sừng |
Không sừng |
(1/2 ♂ có sừng : 1/2 ♀ không sừng)
+ ♂: 3 có sừng : 1 không sừng
+ ♀: 1 có sừng : 3 không sừng
Chung F2: 1 có sừng : 1 không sừng
→Thỏa mãn được kiểu hình ở
4. Di truyền tế bào chất (di truyền theo dòng mẹ)
Con sinh ra chỉ giống mẹ 100% mà không có hiện tượng phân tính 1 : 1
Kết luận:
A. Di truyền do gen trên NST thường và tế bào chất.
C. Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.
B. Di truyền liên kết với giới tính và tế bào chất.
D. Di truyền liên kết với giới tính và ảnh hưởng của giới tính
Câu 37:
Tỉ lệ kiểu hình trong di truyền liên kết không hoàn toàn giống phân li độc lập trong trường hợp nào?
Đáp án A
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn với nó.
Trường hợp di truyền phân ly độc lập:
AaBb x AaBb → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Trường hợp di truyền liên kết không hoàn toàn với f = 50% (=50 cM);
+ AB/ab x AB/ab (f2 bên = 0,5) → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ Ab/aB x Ab/aB (f2 bên = 0,5) → F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Vậy kiểu hình trong di truyền liên kết không hoàn toàn với f = 50% thì tỉ lệ kiểu hình giống hoàn toàn di truyền phân ly độc lập
Câu 38:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc và môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen
Đáp án C
Theo giả thiết: tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định.
Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng → F1: 100% hoa hồng
F1 x F1 → F2: 25% đỏ : 50% hồng : 25% trắng
Tính trạng màu hoa do 1 gen có 2 alen, alen trội là trội không hoàn toàn so với lặn (di truyền trung gian).
Quy ước: AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng
Kết luận
(1) → đúng. Vì di truyền trung gian thì mỗi kiểu gen là một, kiểu hình.
(2) → đúng. Vì di truyền trung gian thì mỗi kiểu gen là một, kiểu hình.
(3) → sai. Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Đúng phải là: AA x aa → con 100%Aa (100% cây hoa hồng).
(4) → đúng. Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen. (tương tác giữa alen A và a).
Câu 39:
Trong một quần thể xét 5 gen (5 lôcut): Gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen hay gen này nằm trên cùng một cặp NST thường, gen 3 và 4 đều có 2 alen hai gen này nằm trên NST giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên Y không có alen trên X. Nếu không phát sinh đột biến mới. Theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa trong quần thể là:
Đáp án D
Gen I có số alen: n1 = 3
Gen II có số alen: n2 = 4. → Gen 1, 2 cùng trên 1 cặp NST thường.
Gen 3 có n3 = 2
Gen 4 có n4 = 2 → gen 3, 4 cùng nằm trên vùng không tương đồng của X không có trên Y
Gen 5 có n5 = 5 nằm ở đoạn không tương đồng của Y không có trên X
Số kiểu gen lớn nhất =
Câu 40:
Ở gà gen A quy định lông đốm, a quy định lông đen, gen này liên kết trên NST X không có trên Y. Gen B quy định mào to, b quy định mào nhỏ, gen này nằm trên NST thường. Số kiểu giao phối có thể có của loài khi xét cả 2 gen trên là
Đáp án D
Gen I có số alen : n1 = 2 nằm vùng không tương đồng của X
Gen II có số alen : n2 = 2. Gen trên NST thường.
→ Số kiểu gen
→ Sô kiểu giao phối = Số kiểu gen con ♂ XX x số kiểu gen con ♀ XY
=