IMG-LOGO

25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 9)

  • 6751 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các phát biểu trên, A sai vì qua các thế hệ tự thụ phấn, thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm, quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần → Quần thể tự thụ phấn có độ đa dạng kém hơn quần thể giao phấn → Đáp án A


Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

Xem đáp án

Đáp án B

- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin

- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).

- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.

Đặc điểm của mã di truyền

- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)

- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.

- Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).

- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).

- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.

Trong các phát biểu trên, B sai vì mã di truyền được đọc theo chiều 5' - 3' từ một điểm xác định trên phân tử mARN.


Câu 3:

Ở người, bệnh di truyền nào sau đây không liên quan đến đột biến gen?

Xem đáp án

Đáp án C

Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen trội trên NST thường

Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường

Bệnh Đao do đột biến số lượng NST, cặp số 21 có 3 chiếc

Bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST giới tính


Câu 4:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac, gen điều hòa R tổng hợp phân tử protein ức chế ngay cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo

Khi môi trường không có lactozo, protein ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc

Khi môi trường có lactozo, lactozo đóng vai trò như chất cảm ứng liên kết với protein ức chế, làm thay đổi cấu hình không gian của protein ức chế làm chúng không bám được vào vùng vận hành → Quá trình phiên mã được diễn ra.


Câu 5:

Cơ quan tương đồng là những cơ quan

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 6:

Một nhà khoa học quan sát hoạt động của hai đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận chúng thuộc hai loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm quan trọng để phân biệt 2 loài là chúng có sự cách li sinh sản.

Trong các đặc điểm trên, các con ong giao phối ở thời điểm khác nhau chứng tỏ chúng cách li sinh sản với nhau → chúng thuộc hai loài khác nhau


Câu 7:

Sự tổng hợp ARN được thực hiện

Xem đáp án

Đáp án A

Sự tổng hợp ARN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và dựa trên mạch mã gốc của gen là mạch có chiều 3' → 5'.

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A môi trường liên kết với T mạch gốc, U môi trường liên kết với A mạch gốc, G môi trường liên kết với X mạch gốc, X môi trường liên kết với G mạch gốc


Câu 8:

Theo Dacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Đáp án A

Định nghĩa của Darwin về chọn lọc tự nhiên : Sự bảo tồn những sai dị cá thể và những biến đổi có lợi, sự đào thải những sai dị cá thể và những biến đổi có hại được gọi là chọn lọc tự nhiên (CLTN) hay là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.

Thực chất của chọn lọc tụ nhiên

Tính chất của chọn lọc tự nhiên là tự phát, không có mục đích định trước không do một ai điều khiển, nhưng dần dần đã đi đến kết quả làm cho các loài ngày càng thích nghi với điều kiện sống.

Nội dung của chọn lọc tự nhiên bao gồm hai quá trình song song, là đào thải những biến dị có hại, và tích luỹ những biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất.

Cơ sở của chọn lọc tự nhiên (CLTN) dựa trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là biến dị và di truyền.

Động lực của CLTN là quá trình đấu tranh sinh tồn hiểu theo nghĩa rộng. Cạnh tranh cùng loài là động lực chủ yếu trong sự tiến hoá của loài làm cho loài được chọn lọc theo hướng ngày càng thích nghi với điều kiện sống.

Kết quả của CLTN là sự tồn tại những sinh vật thích nghi với điều kiện sống.

Vai trò của CLTN là nhân tố chính trong quá trình tiến hoá của các loài, làm cho các loài trong thiên nhiên biến đổi theo hướng có lợi, thích nghi với hoàn cảnh sống cụ thể của chúng. Chính chọn lọc tự nhiên quy định hướng và tốc độ tích luỹ các biến dị, thể hiện vai trò là tích lũy các biến dị nhỏ có tính chất cá biệt thành những biến đổi sâu sắc, có tính chất phổ biến.


Câu 10:

Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của NST có đường kính

Xem đáp án

Đáp án C

Phân tử ADN quấn quanh khối protein tạo nên các nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được 1 đoạn chứa 146 cặp Nu, quấn quanh 7/4 vòng. Giữa 2 nucleoxom liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 phân tử protein histon

+ chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm

+ Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm.

+ Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn 1 lần nữa tạo thành sợi siêu xoắn đường kính 300nm

+ Cuối cùng là 1 lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành cromatit có đường kính 700nm

→ Sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm = 300 Ăngstron


Câu 11:

Tạo ra cừu Doly là thành công của việc nhân giống động vật bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Tạo ra cừu Doly là thành công của việc nhân giống động vật bằng nhân bản vô tính thuộc công nghệ tế bào


Câu 13:

Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 15:

Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,3Aa : 0,5aa. Thế hệ F1 đột ngột biến đổi thành 100%aa. Giả sử quần thể này chỉ chịu tác động của một nhân tố tiến hóa thì đó có thể làm nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở quần thể có sự thay đổi tần số kiểu gen, tần số alen một cách đột ngột, nhanh chóng → quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên


Câu 17:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Qua các thế hệ ngẫu phối, tần số các alen và tần số kiểu gen của quần thể không thay đổi qua các thế hệ


Câu 18:

Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen XABXab tạo ra giao tử XaB với tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể XABXab giảm phân (f = 20%) cho các giao tử:

+ Giao tử liên kết:  XAB=Xab=40%

+ Giao tử hoán vị:  XAb=XaB=10%


Câu 19:

Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xanh-vàng). Lai giữa các cơ thể F1với nhau thu được F2 gồm 9/16 màu thiên lý : 3/16 lông vàng : 3/16 lông xanh : 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật

Xem đáp án

Đáp án A

Đây là phép lai một tính trạng mà F 2 thu được tỉ lệ kiểu hình = 9 : 3: 3 : 1 → F2 thu được 16 tổ hợp giao tử = 4.4 → Mỗi bên F 1 cho 4 loại giao tử → Giả sử F 1 : AaBb

→ Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.

quy ước: A-B-: màu thiên lý, A-bb: lông vàng, aaB-: lông xanh, aabb: lông trắng


Câu 20:

Một đột biến điểm ở gần gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến điểm ở gần gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người → Đây là gen ngoài nhân nên sẽ có hiện tượng di truyền theo dòng mẹ. Nếu mẹ bình thường thì tất cả con sinh ra đều bình thường, nếu mẹ bị bệnh thì tất cả con sinh ra đều bị bệnh.


Câu 21:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các phát biểu trên, phát biểu A sai vì cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phân giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy. Ví dụ: gai xương rồng với gai cây hoa hồng, chân chuột chũi với chân dế chũi, cánh dơi với cánh côn trùng.

Hai loài càng có nhiều cơ quan tương tự với nhau thì chúng có điều kiện sống gần giống nhau chứ không thể kết luận được mối quan hệ họ hàng giữa hai loài này


Câu 22:

Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các phát biểu trên, D sai vì Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Qua các thế hệ tự thụ phấn, quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần


Câu 25:

Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 26:

Đột biến gen dạng thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nucleotit trong cùng một bộ ba mã hóa mà không phải bộ ba mở đầu hay kết thúc, có thể dẫn đến hậu quả

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 28:

Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 29:

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong các phát biểu trên, C sai vì các yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền): là sự xuất hiện những vật cản địa lí (núi cao, sông rộng) chia cắt khu phân bố của quần thể thành những phần nhỏ hay do sự phá tán, di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.

Đặc điểm:

- Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối alen trong quần thể không theo một hướng xác định. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

- Quần thể có kích thước càng nhỏ thì chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên càng lớn và ngược lại.

- Yếu tố ngẫu nhiên không chỉ tác động độc lập mà còn phối hợp với chọn lọc tự nhiên.

- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.


Câu 30:

Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là

Xem đáp án

Đáp án B

Ở thế hệ F3, tần số kiểu gen Aa = 0,48 . 123= 0,06


Câu 31:

Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có da bình thường sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì xác suất sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước: A: bình thường, a: bạch tạng.

Đứa con đầu lòng bị bạch tạng có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ → Bố mẹ bình thường đều có kiểu gen Aa

P: Aa x Aa

F 1: 1AA : 2Aa : 1aa

Vì mỗi lần sinh là một xác suất độc lập nên xác suất sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh là 1/4 = 25%


Câu 34:

Trong các phép lai dòng dưới đây, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 35:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 36:

Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể trong đó có 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là

Xem đáp án

Đáp án C

Tần số kiểu gen aa = 100 : 10000 = 0,01 → tần số alen a = 0,1

Tần số alen A = 1 - 0,1 = 0,9

Quần thể cân bằng có cấu trúc: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

Số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể là: 0,18 . 10000 = 1800


Câu 38:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Cho biết không có hoán vị gen và đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai: AbaBXDY×AbabXDXd cho đời con có tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là

Xem đáp án

Đáp án D

phép lai: AbaBXDY×AbabXDXd = (Ab/aB x Ab/ab)(XDXd x XDY)

+ Ab/aB x Ab/ab cho kiểu hình thân xám, cánh cụt (A-bb) = 1/2Ab . 1/2Ab + 1/2Ab . 1/2ab = 1/2

+ XDXd x XDY cho kiểu hình ruồi đực mắt đỏ = 1/4

→ Phép lai trên cho ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là : 1/4 . 1/2 = 1/8 = 12,5%


Câu 39:

Gen b bị đột biến thành alen B có chiều dài giảm 10,2A0 và ít hơn 7 liên kết hidro so với alen b. Khi cặp alen Bb nhân đôi liên tiếp năm lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho alen B giảm so với alen b là

Xem đáp án

Đáp án D

Chiều dài giảm 10,2 A0 ↔ mất tổng cộng 3 cặp nu ( ↔ 6 nu) 

Mất 3 cặp nu, tạo ra alen có ít hơn 7 liên kết Hidro = 2+2+3 

 → 3 cặp nu bị mất gồm 2 cặp A-T và 1 cặp G-X 

Alen B nhân đôi 5 lần, số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp ít đi: 

A = T = 2 x ( 25 – 1) = 62 

G = X = 1 x (  25 – 1) = 31


Câu 40:

Cho các nhận định sau:

(1) Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định.

(2) Trong tế bào, các nhân tố di truyền hòa trộn vào nhau.

(3) Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.

(4) Trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.

Có bao nhiêu nhận định không đúng theo quan điểm di truyền của Menden?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung quy luật phân li theo quan điểm di truyền của Menden là:

- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (theo quan niệm hiện đại là alen).

- Các nhân tố di truyền (alen) của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.

- Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp nhân tố di truyền (alen) phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử có nguồn gốc từ bố và 50% số giao tử có nguồn gốc từ mẹ.

Trong các phát biểu trên, chỉ có phát biểu (2) không đúng


Bắt đầu thi ngay