25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải
25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 1)
-
6627 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ sở bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào sự giống và khác nhau về cấu tạo
Đáp án C
Cơ sở bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào sự giống và khác nhau về cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit.
– Các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axitamin để cấu tạo nên prôtêin
– ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền.
– ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.
– Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên Trái Đất.
– Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tương đồng giữa các phân tử (ADN, prôtêin) của chúng càng cao và ngược lại
Câu 2:
Bệnh pheninketo niệu xảy ra do
Đáp án B
Phenylketonuria là chứng rối loạn về chuyển hóa Phenylalanyl (Phe) thành Tyrosine (Tyr) do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase. Tyrosine là tiền chất quan trọng để sản xuất serotonin, các catecholoamine (chất dẫn truyền thần kinh), hormon tuyến giáp và melanin.
Người bị bệnh này phải kiểm soát lượng Phe trong thức ăn được đưa vào để ngăn ngừa sự tích tụ của phenylalanin trong cơ thể. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm (ngay từ những tuần đầu của thai kỳ) sẽ dẫn đến sự chậm phát triển trí tuệ , ảnh hưởng hệ thần kinh nghiêm trọng và một số vấn đề y tế khác. Tuy nhiên với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt (không có Phe và được bổ sung đầy đủ Tyr) và được áp dụng sớm, nghiêm nghặt thì những đứa trẻ bị bệnh vẫn có thể phát triển và có tuổi đời bình thường
Câu 3:
Khi riboxom gặp bộ ba nào trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất?
Đáp án D
Khi riboxom gặp bộ ba kết thúc trên mARN là một trong 3 bộ ba: 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3' thì quá trình dịch mã hoàn tất.
Trong số những bộ ba trên thì chỉ có D là bội ba kết thúc
Câu 4:
Trong quá trình nhân đôi ADN, nucleotit loại A trên mạch khuôn sẽ liên kết với nucleotit tự do loại
Đáp án A
Trong quá trình nhân đôi ADN, nucleotit loại A trên mạch khuôn sẽ liên kết với nucleotit tự do loại T theo nguyên tắc bổ sung; nucleotit loại T trên mạch khuôn sẽ liên kết với nucleotit tự do loại A; nucleotit loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với nucleotit tự do loại X; nucleotit loại X trên mạch khuôn sẽ liên kết với nucleotit tự do loại G
Câu 5:
Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định tạo nên
Đáp án C
Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Đặc điểm của vốn gen thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
+ Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số các loại alen khác nhau của gen đó tại thời điểm xác định.
+ Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể
Câu 6:
Một người có ngoại hình không bình thường, phân tích NST của người này thì thấy ở cặp NST thứ 21 có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc. Người này bị bệnh, hội chứng bệnh nào sau đây?
Đáp án C
Phân tích NST của người này thì thấy ở cặp NST thứ 21 có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc → Người này mắc hội chứng Đao.
Bệnh ung thư máu do mất đoạn đầu mút NST số 21
Bệnh mù màu do đột biến gen trên NST giới tính X
Bệnh Claiphento do cặp NST giới tính ở nam có 3 chiếc dạng XXY
Câu 7:
Cá thể có kiểu gen nào sau đây không tạo giao tử ab?
Đáp án C
Giao tử ab được tạo ra từ kiểu gen có chứa cả a và b
Trong những kiểu gen trên chỉ có kiểu gen AABb là cặp AA không có chứa a → Kiểu gen AABb không tạo giao tử ab
Câu 8:
Di truyền qua tế bào chất có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án A
ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ.
- Kết quả lai thuận khác lai nghịch, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ (di truyền theo dòng mẹ). Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.
- Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật di truyền của nhiễm sắc thể. Vì tế bào chất không được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.
- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
B sai vì ở nhiều loài, XX không phải là cơ thể cái. Ví dụ: Ở chim, cặp XX là cơ thể đực
Câu 9:
Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể
Đáp án B
Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể đột biến
Câu 11:
Đột biến ở vị trí bộ ba nào trong gen làm cho quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit không thực hiện được?
Đáp án D
Câu 13:
Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
Đáp án A
Câu 14:
Trong mô hình điều hòa hoạt động của các gen trong operon Lac do F.Jacop và J.Mono phát hiện thì chất cảm ứng là
Đáp án C
Câu 15:
Nếu ở thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng khác nhau về n cặp gen di truyền độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 tuân theo công thức là
Đáp án B
Xét 1 cặp gen: A, a
P: AA x aa → F 1: Aa x Aa, F2: 1AA : 2Aa : 1aa → Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 : 1
→ Nếu ở thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng khác nhau về n cặp gen di truyền độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 tuân theo công thức là:
Câu 16:
Một nucleoxom có cấu trúc gồm
Đáp án D
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm
Câu 17:
Các bước trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen như sau:
(1) tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình;
(2) lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3;
(3) tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ;
(4) sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả;
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để phát hiện ra các quy luật di truyền cơ bản là
Đáp án A
Câu 18:
Một quần thể có cấu trúc: 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1. Quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền qua mấy thế hệ ngẫu phối?
Đáp án B
Ở quần thể ngẫu phối, sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng
Câu 19:
Ví dụ nào sau đây không được xem là thường biến?
Đáp án D
Trong các ví dụ trên, D là ví dụ về hiện tượng đột biến gen lặn trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
Câu 26:
Một gen có tỷ lệ . Một đột biến không thể làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ . Đây là dạng đột biến
Đáp án B
Câu 27:
Theo di truyền y học, khi bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, trong đó alen lặn gây bệnh ở người thì xác suất đời con bị bệnh được dự đoán là
Đáp án D
Câu 28:
Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:
gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu socola ở lá bì
Người ta phát hiện ở một dòng ngô đột biến có trật tự như sau:
gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu socola ở lá bì
Dạng đột biến nào đã xảy ra?
Đáp án C
Câu 29:
Khi tiến hành phép lai giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ với cây thuần chủng hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Biết rằng tính trạng này do một gen quy định. Khi cho các cây F1 tự thụ phấn thì ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là
Đáp án B
Câu 30:
Giả thuyết cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen AABB với cây cải bắp có kiểu gen DDee thu được F1, đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là
Đáp án C
Câu 31:
Xét một cá thể có kiểu gen , nếu trong quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 30% thì loại giao tử chiếm tỉ lệ là
Đáp án A
Câu 32:
Một cặp alen Aa, mỗi alen dài 4080 . Alen A có 3120 liên kết hidro, alen a có 3240 liên kết hidro. Do đột biến dị bội đã xuất hiện thể ba nhiễm (2n + 1) có số nucleotit loại A = 1320; G = 2280. Kiểu gen của thể dị bội này là
Đáp án C
Số Nu của mỗi gen là: NA = Na = 2.4080 : 3,4 = 2400 Nu
Xét gen A ta có: 2A + 2G = 2400; 2A + 3G = 3120 → số Nu từng loại của gen A là:
A = T = 480; G = X = 720 Nu
Xét gen a có: 2A + 2G = 2400; 2A + 3G = 3240 → số Nu từng loại của gen A là:
A = T = 360; G = X = 840 Nu
Số Nu của thể đột biến: A = 1320 = 2.480 + 360 → Thể đột biến có dạng AAa
Câu 33:
Ở người, bệnh bạch tạng và pheninketo niệu đều do gen lặn nằm trên các NST thường khác nhau quy định. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về hai tính trạng này thì con của họ có khả năng mắc 2 bệnh trên là bao nhiêu phần trăm?
Đáp án A
Quy ước: A: màu sắc da bình thường, a: bạch tạng
B: không bị bệnh pheninketo niệu , b: bị bệnh pheninketo niệu
P: AaBb x AaBb
→ F 1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
→ con của họ có khả năng mắc 2 bệnh trên (aabb) = 1/16 = 6,25%
Câu 34:
Người ta tiến hành nuôi cấy các hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbddEeGG thành các dòng mô đơn bội, sau đó xử lí hóa chất gây lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng cây lưỡng bội thuần chủng. Theo lý thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
Đáp án D
Số dòng thuẩn = (n là số cặp gen dị hợp)
Kiểu gen AaBbddEeGG có 3 cặp gen dị hợp nên số dòng thuần là: dòng thuần
Câu 35:
Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội gấp 4 lần số cá thể mang kiểu hình lặn. Sau hai thế hệ tự phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 35%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết trong tổng hợp cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm
Đáp án D
Câu 36:
Cho sơ đồ phá hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là
Đáp án C
Từ sơ đồ phả hệ ta thấy: Bố mẹ 12, 13 bị bệnh sinh con 17, 19 có cả trai và gái bình thường nên tính trạng bình thường là tính trạng lặn, tính trạng bị bệnh là tính trạng trội
Gen quy định tính trạng này nằm trên cặp NST thường
Quy ước: A: bị bệnh; a: bình thường
12, 13 đều có kiểu gen dị hợp Aa
17, 19 có kiểu gen aa
16, 18 có kiểu gen AA hoặc Aa → 16, 18 chưa xác định được chính xác kiểu gen
Câu 37:
Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người sau đây:
(1) Hội chứng Claiphento. (2) Bệnh máu khó đông.
(3) Bệnh mù màu. (4) Tật dính ngón tay 2 và 3.
(5)Hội chứng 3X. (6)Hội chứng Tocno.
(7) Bệnh ung thư máu.
Có mấy trường hợp chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ?
Đáp án B
Bệnh chỉ gặp ở nam mà không gặp ở nữ là những bệnh do gen nằm trên NST giới tính Y, không có alen trên X hoặc hội chứng Claiphento
Trong các bệnh trên, các bệnh 1, 4 chỉ gặp ở nam, không gặp ở nữ
Câu 38:
Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định, alen A quy định máu đông bình thường. NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố, mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh, xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ hai là
Đáp án D
Trong một gia đình bố, mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh, con đầu lòng sẽ có kiểu gen XaY sẽ nhận 1Xa từ mẹ, Y từ bố → Mẹ bình thường có kiểu gen dị hợp
P: XAXa x XAY
→ F 1: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY
Do mỗi lần sinh là một xác suất độc lập nhau nên xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ hai là: 1/4 = 25%
Câu 39:
Trong một phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb), trong đó các gen trội là trội hoàn toàn và diễn biến NST của tế bào sinh giao tử ở cá thể bố, mẹ giống nhau, người ta thống kê kết quả kiểu hình ở F1 như sau:
- Kiểu hình A-B-có tỉ lệ lớn nhất.
- Kiểu hình aabb nhiều hơn kiểu hình A-bb là 7%.
Theo lý thuyết, trong số các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định chính xác?
(1) Kiểu gen của bố và mẹ là và tần số hoán vị gen f = 20%.
(2) Số kiểu gen đồng hợp ở F1 nhiều hơn số kiểu gen dị hợp.
(3) Kiểu hình A-bb có số kiểu gen cùng quy định nhiều hơn so với kiểu hình aaB.
(4) F1 có 6 kiểu gen dị hợp.
(5) Tổng tỉ lệ các kiểu gen dị hợp 1 cặp gen bằng tổng tỉ lệ các kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
Đáp án C
Kiểu hình aabb - A-bb = 7% mà aabb + A-bb = 25% → aabb = 16%; A-bb = 9%
Do diễn biến NST của tế bào sinh giao tử của bố và mẹ như nhau nên
16%aabb = 40%ab . 40%ab
ab = 40% > 25% → Đây là giao tử sinh ra do liên kết → P: AB/ab, f hoán vị = 100% - 2.40% = 20%
Xét các phát biểu của đề bài
(1) đúng.
(2) Sai. Số kiểu gen đồng hợp ở F 1 là 4 kiểu gen, số kiểu gen dị hợp ở F 1 là 6 kiểu gen.
(3) Sai. Kiểu hình A-bb có số kiểu gen quy định bằng so với kiểu hình aaB.
(4) Đúng.
(5) Sai. Tổng tỉ lệ kiểu gen dị hợp = 1 - Tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp = 1 - (16%aabb + 16%AABB + 10%Ab.10%Ab + 10%aB.10%aB) = 66%
Tổng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là: AB/ab + Ab/aB = 2.40%.40% + 2.10%.10% = 34%
Tổng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 1 cặp là: 66% - 34% = 32%
Câu 40:
Ở một loài thực vật, 2 gen không alen tương tác quy định 1 tính trạng về hình dạng của lá. Kiểu gen có đủ 2 loại gen trội biểu hiện lá có cạnh phẳng, thiếu 1 trong 2 loại gen trội trên biểu hiện có răng nhọn, riêng kiểu gen đồng hợp lặn biểu hiện lá có răng bầu dục. Hình dạng lá di truyền theo quy luật
Đáp án B
Quy ước: A-B-: lá có cạnh phẳng
A-bb + aaB-: lá có răng nhọn
aabb: lá có răng bầu dục
→ Tính trạng hình dạng lá di truyền theo quy luật tương tác bổ sung 9 : 6 : 1
Câu 41:
Ở một loài thực vật, 2 gen không alen tương tác quy định 1 tính trạng về hình dạng của lá. Kiểu gen có đủ 2 loại gen trội biểu hiện lá có cạnh phẳng, thiếu 1 trong 2 loại gen trội trên biểu hiện có răng nhọn, riêng kiểu gen đồng hợp lặn biểu hiện lá có răng bầu dục. Hình dạng lá di truyền theo quy luật
Đáp án B
Quy ước: A-B-: lá có cạnh phẳng
A-bb + aaB-: lá có răng nhọn
aabb: lá có răng bầu dục
→ Tính trạng hình dạng lá di truyền theo quy luật tương tác bổ sung 9 : 6 : 1