25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải
25 Bộ đề Ôn luyện thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 2)
-
6612 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’
Câu 2:
Khi nói về hội chứng Đao ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hội chứng Đao là do thừa một nhiễm sắc thể số 21.
II. Hội chứng Đao thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.
III. Người măc hội chúng Đao vẫn có thể sinh con bình thưòng.
IV. Có mối liên hệ khá chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc hội chứng Đao
Đáp án C
Các phát biểu đúng là: I,IV
Ý II sai vì tỷ lệ mắc ở giới nam và nữ là như nhau
Ý III sai vì người mắc hội chứng Đao thường vô sinh (ngoại lệ có thể sinh con), sức sống kém, không có kinh nguyệt.
Câu 3:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học là hình thành nên
Đáp án B
Giai đoạn tiến hóa hóa học có kết quả là hình thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp
Câu 4:
Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
Đáp án D
Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí
Câu 5:
Bào quan nào sau đây tham gia vào quá trinh tổng hợp prôtêin?
Đáp án B
Riboxom tham gia vào dịch mã, tổng hợp protein
Câu 6:
Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Phát biểu sai là C, hấp thụ khoáng là chủ động có tiêu tốn năng lượng
Câu 8:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =14. Số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này là
Đáp án A
Thể một có bộ NST 2n – 1 = 13
Câu 9:
Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa
II. Đột biến cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi vốn gen của quần thế có kích thước nhỏ.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi vốn gen của quần thể
Đáp án B
Các phát biểu đúng là : I,II
Ý III sai vì các yếu tố ngẫu nhiên tác động tới cả các quần thể lớn
Ý IV sai vì giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể
Câu 10:
Có bao nhiêu thành tựu sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
I. Tạo chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.
II. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
III. Tạo giống bông mang gen kháng thuốc diệt có của thuốc lá cảnh Petunia.
IV. Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.
Đáp án D
Các thành tựu của ứng dụng phương pháp gây đột biến là : II
I, III, IV là ứng dụng của công nghệ gen
Câu 11:
Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbCcDD tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án C
Một tế bào giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử
Câu 13:
Những hiện tưọng nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
I. Ngựa văn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
III. Lừa giao phối với ngựa, sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn cho nhau.
Đáp án A
Các ví dụ về cách ly sau hợp tử là: II,III
I, IV là cách ly trước hợp tử
Câu 14:
Ở thú, xét một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen (A và a). Cách viết kiểu gen nào sau đây đúng?
Đáp án D
Câu 15:
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
Đáp án D
Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian vào cùng 1 thời điểm nhất định có khả năng sinh ra các thế hệ mới.
Tập hợp là quần thể là D
Câu 16:
Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc Opêron Lac ở vi khuẩn E. coli?
Đáp án A
Gen điều hòa không thuộc Operon Lac
Câu 17:
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng trình tự các pha trong chu kì hoạt động của tim?
Đáp án D
Câu 18:
Khi nói về bệnh di truyền phân tử ở người, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Phát biểu sai là A, các bệnh di truyền phân tử là các bệnh do biến đổi di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 19:
Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả cảc gen?
I. Gây đột biến gen.
II. Lai tế bào sinh dưỡng.
III. Công nghệ gen.
IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa.
V. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa.
Đáp án C
Các phương pháp tạo ra giống mới đồng hợp về tất cả các cặp gen là VI, V
Câu 20:
Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 59% cây thân cao, hoa đỏ; 16% cây thân cao hoa trắng; 16% cây thân thấp, hoa đỏ; 9% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số băng nhau. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là
Đáp án C
Phương pháp:
- Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
- tỷ lệ giao tử liên kết được tính theo công thức: (1- f)/2
Cách giải:
F1 phân ly 4 kiểu hình khác với 9 :3 :3 :1 → P dị hợp 2 cặp gen, hai cặp gen này nằm trên 1 cặp NST liên kết không hoàn toàn
Quy ước gen A- thân cao ; a – thân thấp
B – hoa đỏ; b – hoa trắng
Ta có kiểu hình thân thấp hoa trắng 9% (ab/ab) →ab = 0,3 là giao tử liên kết
Tần số hoán vị gen là 40%
Câu 21:
Sơ đồ phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền bệnh P và bệnh Q ở một dòng họ người.
Cho biết không phát sinh đột biến mới; bệnh P dược quy định bởi một trong hai alen của một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi alen lặn của một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tỉnh X và người số (7) mang alen gây bệnh P. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Cặp (10) và (11) sinh con trai bị cả bệnh P và Q với xác suất là 3/150.
II. Người số (11) chắc chắn dị hợp tử về cả hai cặp gen.
III. Cặp (10) và (11) sinh con trai chi bị bệnh P với xác suất là 9/160.
IV. Người số (10) có thể mang alen lặn.
Đáp án D
Ta thấy bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh P, Q → hai bệnh do gen lặn gây nên
Quy ước gen:
A- không bị bệnh P;a – bị bệnh P
B – Không bị bệnh Q, b – bị bệnh Q
Xét bên người chồng (10)
Người 6 có anh trai (5) bị bệnh P → Bố mẹ (1),(2) dị hợp có kiểu gen Aa → người (6) có kiểu gen 1AA:2Aa
Người (7) dị hợp tử Aa
→ Người (6) × (7): (1AA:2Aa) × Aa → (10) : 2AA:3Aa
Người (10) có kiểu gen (2AA:3Aa)XBY
Xét bên người vợ (11) có
- Người mẹ (8) nhận Xb của ông ngoại (4) nên có kiểu gen XBXb , người bố (9) không bị bệnh Q → người (11) có kiểu gen XBXB : XBXb
- Người bố (9) bị bệnh P nên người (11) có kiểu gen Aa
→ kiểu gen của người (11): Aa(XBXB : XBXb)
Xét các phát biểu:
I. xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai bị 2 bệnh
- bệnh P: XS sinh con bị bệnh là
- bệnh Q: Xs sinh con trai bị bệnh là
→ XS cần tính là 3/160 → I sai
II. sai vì (11) có thể mang KG AaXBXB
III đúng vì
xác suất con bị bệnh P là 3/20
XS sinh con trai không bị bệnh Q là:
=> Xác suất (10) và (11) sinh con trai chỉ bị bệnh P là 9/160
Câu 22:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một khu vực, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng lớn.
II. Trong mỗi môi truờng sống chỉ có một ổ sinh thái nhất định.
III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn.... của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó.
IV. Ổ sinh thải của một loài chính là nơi ở của loài đó.
Đáp án D
I. Đúng
II. Sai vì trong một môi trường sống có thể tồn tại nhiều ổ sinh thái.
III. Đúng
IV. Sai vì ổ sinh thái là Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài
Câu 23:
Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe.
I. AaBbDdEee. V AaBbdEe. VI. AaBbDdE.
Đáp án A
Thể ba là 2n+1
Số thể ba là I, III, IV.
Câu 24:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.
II. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được đuy trì ở mức độ phù hợp.
IV. Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở lên đối kháng nhau.
Đáp án B
I. đúng
II. đúng
III. Đúng
IV. Đúng
Câu 25:
Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong A, B, C trong hình này lần lượt là đồ thị biểu biều diễn sự thay đổi độ lớn của
Đáp án C
Ở động mạch, huyết áp cao, vận tốc máu lớn, tổng tiết diện nhỏ để phù hợp với chức năng bơm máu đi các hệ cơ quan.
Ở mao mạch, huyết áp thấp, vận tốc máu nhỏ, tổng tiết diện lớn để phù hợp với chức năng trao đổi chất ở mô.
Ở tĩnh mạch, huyết áp thấp, vận tốc máu lớn nhưng nhỏ hơn ở động mạch, tổng tiết diện lớn để đưa máu về tim.
→ A là huyết áp ; B – tổng tiết diện; C là vận tốc máu
Câu 26:
Hệ nhóm máu A, AB, B và O ở người do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen là IA, IB và IO quy định; kiểu gen IA IA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 4% người nhóm máu O, 21% người nhóm máu B còn lại là người nhóm máu A và AB Theo li thuyết, tỉ lệ nguời nhóm máu A có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể này là
Đáp án B
Ta có tỉ lệ nhóm máu O ( IOIO) = 0.04 => tần số alen Io = 0.2
Gọi tần số alen B là b, tần số alen A là a.
Tỉ lệ nhóm máu B = IOIB + IBIB = 2.B.0.2 + b2 = 0.21 => b = 0.3
=> a = 0.5
=> Tỉ lệ người nhóm máu A có KG dị hợp IAIO = 2×0.5×0.2 = 0.2
Câu 27:
Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai vì hô hấp sáng xảy ra ở TV C3.
B sai vì hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, lượng O2 lớn, CO2 nhỏ.
C sai vì trong hô hấp sáng xảy ra khi RiDP bị oxi hóa thành APG và axit glicoliC.
D đúng.
Câu 28:
Lai cây bí quả dẹt thuần chủng với cây bí quả dài thuần chủng (P), thu được F1. Cho các câv F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 180 cây bí quả dẹt, 120 cây bí quả tròn và 20 cây bí quả dài. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
I. Các cây F1 giảm phân cho 4 loại giao tử.
II. F2 có 9 loại kiểu gen.
III. Tất cả các cây quả tròn F1 đều có kiểu gen giống nhau.
IV. Trong tổng số cây bí quả dẹt F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/16
Đáp án A
Tỉ lệ phân li F2: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. → tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung với nhau
Quy ước gen A-B- dẹt; A-bb/aaB- tròn; aabb :dài
I đúng vì F1 có KG dị hợp 2 cặp gen => cho 4 loại giao tử.
II đúng.
III sai vì cây quả tròn F2 có 4 loại KG: Aabb, AAbb, aaBB, aaBB.
IV sai vì số cây thuần chủng chiếm 1/9 số cây quả dẹt.
Câu 29:
Cho biết các gen liên kết hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cho cây có kiểu gen tự thụ phấn, thu được đời con có số cây có kiểu gen chiếm tỉ lệ
Đáp án B
Câu 30:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Lai phân tích một cây dị hợp tử hai cặp gen (cây X), thu được đời con gồm: 399 cây thân cao hoa đỏ: 100 cây thân cao, hoa trắng: 99 cây thân thấp, hoa đỏ: 398 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án A
Lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình 4:4:1:1 → 2 gen liên kết không hoàn toàn với nhau
Xét cây thấp trắng chiếm 40% => A liên kết với B, a liên kết với b
Cây mang lai có KG AB/ab
=> Tần số hoán vị 0.2
A đúng
B sai vì tần số hoán vị là 20%
C sai vì đời con có 4 loại KG
D sai vì đời con có 20% số cây dị hợp về một trong 2 cặp gen
Câu 31:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, tính trạng dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đỏ có 16% số cây hoa vàng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bàng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. F2 có 10 loại kiểu gen.
II. F2 có 5 loại kiểu gen cũng quy định kiểu hình hoa đỏ. quả tròn.
III. Trong tổng số cây F2 có 26% số cây có kiểu gen giống kiểu gen của cây F1.
IV. Quá trình giảm phân của cây F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
V. Trong tổng số cây F2 có 24% số cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp tử về một cặp gen.
VI. F2 có 2 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả bầu dục.
Đáp án C
Quy ước : A – tròn ; a : bầu dục
B – đỏ ; b – vàng
Ở F2 có 4 kiểu hình ; tỉ lệ cây hoa vàng quả tròn là 0,16 ≠0,1875 = 3/8 => Hai cặp gen cùng nằm trên 1 NST và có hoán vị gen
Xét P thuần chủng , F1 dị hợp hai cặp gen
F2 có cây (A-, bb) = 0,16 => aabb = 0,25 – 0,16 = 0,09 = ♀0,3 ab x ♂0,3 ab (Hoán vị gen ở hai giới là như nhau ) →Tỉ lệ giao tử ở F1 là : AB = ab = 0,3 ; aB = Ab = 0,2
Hoán vị gen với tần số : 1 – 0,3 × 2 = 0,4
1 . Đúng , Hoán vị gen xảy ra ở hai giới nên số kiểu gen là : 10 (kiểu gen)
2. Đúng , Kiểu gen hoa đỏ, quả tròn là AB/AB, AB/Ab ; AB/ab ; AB/aB; Ab/aB
3. Sai, Tỉ lệ cá thể có kiểu gen giống với F1 là : 0,3 × 0,3 × 2 =0,18
4. Đúng
5 .Đúng . Tỉ lệ các cây hoa tròn đỏ dị hợp 1 cặp gen là : 0,3 × 0,2 × 4 = 0,24
6. Đúng . Có hai loại kiểu gen quy định quả đỏ hình bầu dục là aB/ab ; aB/aB
Câu 32:
Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi môi trường bị ngập úng lâu ngày?
I. Cây không hấp thụ được khoáng,
II. Thiếu ôxi phá hoại tiến trinh hô hấp bình thường của rễ.
III. Tích luỹ các chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.
IV. Mất cân bằng nước trong cây.
Đáp án C
Nguyên nhân làm cho cây trên cạn bị chết do ngập úng lâu ngày là do
- Thiếu oxi nên rễ cây không hô hấp được
- Mất cân bằng nước
- Rễ tích lũy các chất độc (sản phẩm của hô hấp kị khí)
Câu 33:
Theo li thuyểt, từ cây có kiểu gen AaBbDDEe, bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần?
Đáp án C
Xét cơ thể thực vật đó dị hợp 3 cặp gen nên bằng phương pháp tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa 23 = 8 dòng thuần
Câu 34:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể này có 90% số cây hoa đỏ. Qua tự thụ phấn, ở thế hệ F2 có 32,5% số cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Thế hệ xuất phát có 60% số cây thân hoa đỏ dị hợp.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2 có 45% cây hoa đỏ thuần chủng.
III. Ở F2, tỉ lệ cây dị hợp luôn lớn hơn tỉ lệ cây đồng hợp.
IV. Tần số alen A ở F2 lớn hơn tần số alen A ở thế hệ xuất phát.
Đáp án B
Gọi x là số cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể xuất phát
Tỉ lệ cá thể có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ xuất phát là 1 – 0,9 = 0,1
Tỉ lệ cá thể có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ thứ 2 được tính theo công thức sau
1 đúng
Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 1 – 0,325 = 0,675
Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp ở F2 là 0,6 : 4 = 0,15
Tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng trong số các cây hoa đỏ ở F2 là : (0,675 – 0,15) : 0,675 = 0,807 → 2 sai
3 – sai , vì tỉ lệ hoa dị hợp ở F2 chỉ có 0,15 < tỉ lệ hoa đồng hợp tử
4- Sai , vì trong quần thể tự thụ phấn , tần số alen trong quần thể không thay đổi
Câu 35:
Ở mội loài thú,tiến hành phép lai P: ♀XB Xb× ♂ XB Y. thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, có 16,5% số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả qụá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 40 loại kiểu gen.
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM.
III. F1 có 8,5% so cá thể cái dị hợp tử vè 3 cặp gen.
IV. F1 có 28% số cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng
Đáp án A
Xét phép lai : ♀ XB Xb× ♂ XB Y
Xét thế hệ F1 tỉ lệ cá thể đực có kiểu hình trội về ba tính trạng (A-,B- XD Y) = 0,165
Xét phép lai XB Xb × XB Y→ 1 XB XB : 1 XB Xb : 1 XB Y : 1 Xb Y
A-, B- = 0,165 : 0,25 = 0,66
ab/ab = 0,66 – 0,5 = 0,16 = 0,4 ab × 0,4 ab
Tần số hoán vị gen là : 1 – 0,4 × 2 = 0,2 = 20 (cM) , II sai
Hoán vị ở hai giới :
Số kiểu gen liên quan đến NST giới tính là :4
Số kiểu gen liên quan đến 2 cặp gen Aa và Bb là : 4 x 4 - = 10
Số kiểu gen ở F1 là : 10 x 4 = 40 => I đúng
Tỉ lệ % cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen là : (0,4 × 0,4 × 2 + 0,1 × 0,1 × 2 ) × 0,25 = 0,085 => III đúng
Tỉ lệ % cá thể có 2 kiểu hình trội là : 0,66 × 0,25 + 0,75 × 0,09 × 2 = 0,3 => IV sai
Câu 36:
Khi nói về các hoocmôn ở người, những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Nếu thiếu tirôxin thì trẻ em chậm lớn.
II. Hoocmôn FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng tăng phân bào.
III. Prôgestêrôn chỉ được tiết ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai.
IV. Testostêrôn kích thích phân hóa tế bào để hình thành các dặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của nam giới.
Đáp án B
Ý đúng là I và IV
II. sai vì GH là hooc môn có vai trò kích thích phân bào,
III . sai vì Progesteron được tiết ra trong chu kì kinh nguyệt của phụ nữ (chưa mang thai cũng tiết)
Câu 37:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen nảy phân li độc lập với nhau. Cho cây thân cao. hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P). thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao. hoa đỏ: I cây thân cao, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P
Đáp án C
Thân cao hoa trắng × thân thấp hoa đỏ => 1 thân cao , hoa trắng : 1 thân cao hoa đỏ
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình thân :
100% thân cao => P : AA × aa
Xét tỉ lệ kiểu hình màu sắc hoa
1 hoa đỏ : 1 hoa trắng => P Bb × bb
Vậy P có kiểu gen : AAbb × aaBb
Câu 38:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
Đáp án C
Tỉ lệ phân li kiểu hình khác phân li kiểu gen là phép lai Aabb × AaBb và AaBb × AaBb
Câu 39:
Ở một loài thực vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Một quần thể thuộc loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây thân cao; cho cây thân cao giao phấn với cây thân thấp (P). Xác suất thu được cây thân cao ở F1 là
Đáp án B
Quy ước A – thân cao ; a – thân thấp
Quần thể ở trạng thái cân bằng có tỉ lệ thân cao là 0,64 => tỉ lệ cây thân thấp là 1 – 0,64 = 0,36
Tần số alen a = 0,6 => Thành phần kiểu gen của quần thể là : 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1
Cho các cá thể có kiểu hình thân cao có : 0,16/0,64 AA : 0,48 /0,64 Aa = 0,25 AA : 0,75 Aa
Xét nhóm cá thể thân cao có A = 0,625 ; a = 0,375
Nếu cho các cá thể thân cao của quần thể giao phối với cá thể thân thấp thì tỉ lệ cá thể thân cao (Aa) thu được là : 0,625
Câu 40:
Một gen ở sinh vật nhân thực dài 510nm và có 3800 liên kết hiđrô. Mạch thứ nhất của gen có nuclêôtit loại adenin chiếm 30% số nuclêôtit của mạch và có số nuclêôtit loại xitôzin bằng 1/2 số nuclêôtit loai ađênin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Đáp án C
Xét gen có chiều dài là 0,51 µm = 5100 A0
Số nucleotit có trên 1 mạch của gen là : 5100 : 3,4 = 1500
Số nucleotit loại A trên mạch 1 là : 1500 × 0,3 = 450
Số nucleotit loại X trên mạch 1 là : 450 : 2 = 225
Vì A1 = T2 và X1 = G2
Tỉ lệ G/T trên mạch 2 là :1/2