Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng:
(1) Si tác dụng với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với dung dịch HCl
(2) Người ta sản xuất nhôm từ quặng Boxit (Al2O3.2H2O) nhưng phải thêm criolit vào để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tạo hỗn hợp nóng chảy có khả năng dẫn điện tốt hơn và có tỉ khối nhỏ hơn, nổi lên ngăn không cho nhôm tạo thành bị oxi hóa trong không khí.
(3) Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có 2 kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?
(4) Trong các chất: Al(OH)3, Al, KHCO3, KCl, ZnSO4 có 3 chất thuộc loại chất lưỡng tính
(5) Độ dinh dường của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N2O5 tương ứng có trong phân đó.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án B.
Phát biểu (1) đúng. Si tác dụng với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với dung dịch HCl.
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
Phát biểu (2) đúng. Người ta sàn xuất nhôm từ quặng Boxit (Al2O3.2H2O) nhưng phải thêm criolit vào để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tạo hỗn hợp nóng chảy có khả năng dẫn điện tốt hơn và có tỉ khối nhỏ hơn, nổi lên ngăn không cho nhôm tạo thành bị oxi hóa trong không khí.
Phát biểu (3) sai. Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có 3 kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch là Fe, Cu, Ag, 2 kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là Na và Al.
Phát biểu (4) sai. Trong các chất: Al(OH)3, Al, KHCO3, KCl, ZnSO4 có 2 chất thuộc loại chất lưỡng tính là Al(OH)3, KHCO3 vì chúng đều có khả năng cho và nhận proton. Riêng Al có phản ứng với HCl và NaOH nhưng cả 2 phản ứng đều thể hiện tính khử của kim loại Al.
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O
2KHCO3 + 2NaOH → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O
Phát biểu (5) sai. Độ dinh dương của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N2 tương ứng có trong phân đó.
Vậy có tất cả 2 phát biểu đúng.
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là
Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ?
Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại Al có tính lưỡng tính vì Al tan được trong các dung dịch axit mạnh và kiềm.
(b) Cr(OH)3 là chất lưỡng tính.
(c) Công thức của phèn chua là: Na2SO4.Al2(SO4)2.24H2O.
(d) Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, trong đó tính bazơ trội hơn tính axit.
(e) Hỗn hợp Al2O3 và Fe dùng thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
(f) NaHCO3 là chất lưỡng tính, trội tính axit.
Số nhận định sai là:
Cho các muối rắn sau: NaHCO3, NaCl, Na2CO3, AgNO3, Ba(NO3)2. Số muối dễ bị nhiệt phân là:
Khi tiến hành thí nghiệm điều chế khí đo, để hạn chế khí clo thoát ra gây ô nhiễm môi trường, cần đặt trên miệng bình thu một mẩu bông tẩm dung dịch nào trong số các dung dịch sau đây?
Cho sơ đồ phản ứng: Na → X → Y → Na. Mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. X, Y là cặp chất nào sau đây?
Cách nào sau đây không sử dụng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
Cho dãy các chất: NaHSO4, Al2O3, CrO3, (NH4)2CO3. Số chất lưỡng tính là
Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch HCl. Chất X là
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là: