Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có alen trội A quy định hoa màu hồng; khi chỉ có alen trội B quy định hoa màu vàng và khi không có alen trội nào quy định hoa màu trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách để xác định được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (H) thuộc loài này?
(1) Cho cây H tự thụ phấn.
(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.
(3) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.
(4) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 1 cặp.
(5) Cho cây H giao phấn với cây hồng thuần chủng.
(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Các phép lai có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ (H) là:
(1) Cho cây H tự thụ phấn:
Nếu đồng hợp trội thì F1 chỉ có KH hoa đỏ.
Nếu dị hợp 1 cặp gen: F1 phân ly 3:1 (có 2 trường hợp ta có thể nhận ra được kiểu gen của H)
Nếu dị hợp 2 cặp gen: F1 phân ly: 9:3:3:1
(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen:
Nếu đồng hợp trội (AABB) thì F1 chỉ có KH hoa đỏ.
Nếu dị hợp 1 cặp gen phân ly 3:1 (có 2 trường hợp ta có thể nhận ra được kiểu gen của H)
Nếu dị hợp 2 cặp gen: 9:3:3:1
(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử (aaBb)
Nếu cây H là đồng hợp trội thì F1 chỉ có KH hoa đỏ
Nếu dị hợp 1 cặp gen : TH1: AaBB ×aaBb → (1:1)
TH2: AABb × aaBb → (3:1)
Nếu dị hợp 2 cặp gen: F1 phân ly: (1:1)(3:1)
Đáp án cần chọn là: A
Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những con ruồi có kiểu gen dị hợp có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi cái cánh có mấu nhỏ với ruồi đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là:
Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận | Phép lai nghịch |
P: ♀cây lá đốm x ♂ cây lá xanh | P: ♀cây lá xanh x ♂ cây lá đốm |
F1: 100% cây lá đốm | F1: 100% cây lá xanh. |
Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch thì theo lý thuyết thu được F2: có tỷ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài này di truyền theo quy luật nào?
Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây?
(1) Phân li độc lập.
(2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Tương tác gen.
(4) Di truyền liên kết với giới tính.
(5) Di truyền qua tế bào chất.
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:
Khi cho lai 2 cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây quả tròn, ngọt, vàng với cây quả bầu dục, chua, xanh thì F1 thu được toàn cây quả tròn, ngọt, vàng. Cho F1 tụ thụ phấn ở F2 thu được 75% cây quả tròn, ngọt, vàng : 25% cây quả bầu dục, chua, xanh. Quy luật di truyền có thể chi phối 3 tính trạng trên là:
Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?
Cho các thông tin sau:
1. Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể (NST).
2. Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.
3. Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.
4. Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.
5. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
6. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:
Ở một loài động vật, alen A quy định tính trạng lông không có đốm, alen a quy định tính trạng lông có đốm. Cho con đực lông không có đốm lai với con cái lông có đốm thu được F1 gồm 100% con đực lông có đốm và 100% con cái lông không có đốm.
Tính trạng trên di truyền theo quy luật
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng, trội là trội hoàn toàn. P: AaBbDdHh x AaBbDdHh thu được F1. Kết luận nào sau đây là đúng?
Ở tế bào thực vật, khi gen trên ADN của lục lạp bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây:
Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây là sai?
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do 2 gen không alen là A và B cùng quy định tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ thêm 1 alen trội A hoặc B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:
Ở ruồi giấm cho thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh ngắn và 2 gen này liên kết với nhau trên NST thường. Mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng và gen qui định tính trạng này nằm trên X không có alen trên Y. Cho P thuần chủng khác nhau về 3 tính trạng thu được F1 đồng tính xám, dài, đỏ. Cho F1 tạp giao với nhau thì ở F2 trong tổng số cá thể thu được thì số cá thể mang cả 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là 52,5%. Khẳng định nào sau đây không đúng
Quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzym do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzym do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzym do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzym có chức năng. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?
(1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.
(2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 3/16.
(3) Trong tổng cây hoa đỏ có 4/9 số cây dị hợp 1 cặp gen.
(4) Trong tổng cây hoa tím có 3/64 số cây mang 3 alen trội.