Cho 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 6,4 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M được a lít NO.
Thí nghiệm 2: Cho 6,4 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M được b lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Mối liên hệ giữa a và b là
A. a = b
B. 2a = b
C. a = 2b
D. 2a = 3b
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
TN1: nCu = 0,1 mol; nHNO3 = 0,12 mol
Xét
=> H+ hết, Cu và NO3- dư => phản ứng tính theo H+
nNO (1) = 1/4.nH+ = 1/4.0,12 = 0,03 mol
TN2: nCu = 0,1 mol; nH+ = 0,24 mol; nNO3- = 0,12 mol
Xét
=> H+ hết, Cu và NO3- dư => phản ứng tính theo H+
nNO (2) = 1/4.nH+ = 1/4.0,24 = 0,06 mol
=> nNO (2) = 2.nNO (1) => b = 2a
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
+ Xét dư thừa => tính NO theo chất hết
+ Ở thí nghiệm 2 cần tính tổng số mol H+
Cho các phản ứng sau :
(1) nhiệt phân Cu(NO3)2;
(2) nhiệt phân NH4NO2;
(3) NH3 + O2 (t0, xt);
(4) NH3 + Cl2;
(5) nhiệt phân NH4Cl;
(6) NH3 + CuO.
Các phản ứng tạo ra được N2 là
Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là : FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Hoà tan hoàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A gồm 2 muối Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 đồng thời thu được hỗn hợp khí Y gồm: 0,1 mol NO và 0,15 mol NO2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng Fe có trong hỗn hợp là:
Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 10,2 gam Al2O3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí N2 duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Khối lượng muối tan trong dung dịch Y là
Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là
Hỗn hợp X gồm Mg(0,10 mol), Al(0,04 mol), Zn(0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch có khối lượng tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
Hỗn hợp X gồm Al và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:1. Cho 2,49 gam X vào dung dịch chứa 0,17 mol HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M vào Y, thu được khí NO và m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít khí (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là
Hòa tan hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m (gam) chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là
Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
Cho 4,8 gam S tan hết trong 100 gam HNO3 63% thu được NO2 (sản phẩm khử duy nhất, khí duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan hết tối đa bao nhiêu gam Cu (biết sản phẩm khử sinh ra là NO2)?