Trong thành phần của thuốc chuột có hợp chất của photpho là Zn3P2. Khi bả chuột bằng loại thuốc này thì chuột thường chết gần nguồn nước bởi vì khi Zn3P2 vào dạ dày chuột thì sẽ hấp thu một lượng nước lớn và sinh ra đồng thời lượng lớn khí X và kết tủa Y khiến cho dạ dày chuột vỡ ra. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết tủa Y có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc
B. Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập lòe
C. Kết tủa Y có thể tan trong dung dịch NH3
D. Khí X có thể được điều chế trực tiếp từ các đơn chất ở nhiệt độ thường
PTHH: Zn3P2 + 6H2O → 2PH3 + 3Zn(OH)2
=> khí X là PH3 và kết tủa Y là Zn(OH)2
X không thể tạo ra từ H2 + P
Đáp án cần chọn là: D
Các tính chất không thuộc về tính chất của khí nitơ?
a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (−1960C)
b) Có khả năng đông nhanh
c) Tan nhiều trong nước
d) Nặng hơn Oxi
e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử
Hòa tan 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ ở đktc (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2). Vậy X là:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khoáng vật chính của photpho trong tự nhiên là pirit, apatit và photphoric.
(b) Các số oxi hóa có thể có của photpho là -3; +3; +5; 0.
(c) Tính chất hóa học điển hình của photpho là tính oxi hóa.
(d) Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng giữa P2O5 và H2O.
(e) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của photpho có trong phân.
Số phát biểu không đúng là:
Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro tiheo tỉ lệ 1:3 để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32% thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là:
Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể phân biệt dung dịch NH3 với dung dịch HCl bằng quỳ tím.
(b) Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa.
(c) CuO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, giải phóng khí NO2.
(d) Nhiệt phân NaNO3 thu được hỗn hợp khí.
Số phát biểu đúng là
Hoà tan hoàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A gồm 2 muối Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 đồng thời thu được hỗn hợp khí Y gồm: 0,1 mol NO và 0,15 mol NO2 (đktc). Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:
Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hổn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thấy có 1,12 lít khí (ở đktc) không bị hấp thụ, khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là