Vì sao ở Hàn Quốc, việc thi cử trở thành điều rất thiêng liêng?
Việc thi cử ở Hàn Quốc rất thiêng liêng do:
- Văn hóa Hàn Quốc đánh giá cao học vấn và người có học. Vì vậy, gia đình nào cũng quan trọng việc con cái và người thân đi thi cử, họ chuẩn bị chu đáo và hệ trọng.
- Người có học vị có vị thế cao trong xã hội, trong khi thi cử lại quyết định bậc thang của mỗi người nên họ cảm thấy thi cử rất thiêng liêng.
- Chính quyền coi trọng việc thi cử nên người dân cũng sẽ cảm nhận được vai trò của các cuộc thi đối với sự phát triển xã hội.
GIAN LẬN THI CỬ - VẤN NẠN CỦA NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Đối với những người hiếu học và yêu ngành sư phạm, Hàn Quốc có thể gọi là đất nước lý tưởng. Ở Hàn Quốc, người có học được tôn trọng hơn người giàu có. Khi nói chuyện với một giáo sư, nhà triệu phú phải ngả mũ. Một người kiếm tiền bằng chính tài năng của mình được đánh giá cao hơn hàng trăm lần so với người trúng số độc đắc. Thành công bằng mọi giá không được coi trọng ở Hàn Quốc. Một công việc được trả lương cao và một công việc có uy tín không giống nhau ở đây. Uy tín xã hội được coi trọng hơn.
Giáo dục trung học được bảo đảm cho mọi người Hàn Quốc tốt nghiệp trường phổ thông. Nhưng nếu định thi vào một trường Đại học, bạn phải vượt qua một kỳ thi chuyển câp. Kỳ thì này quyết định vị thế của bạn trên bậc thang xã hội.
Đối với người Hàn Quốc việc thỉ cử rất thiêng liêng. Trong thời gian diễn ra các cuộc thi cả nước im lặng, người ta cấm làm ồn bên cạnh các trường phổ thông và đại học. Chính quyền địa phương chặn các con đường xung quanh trường để tiêng ồn của xe cộ không ảnh hưởng tới sự tập trung của thí sinh. Máy bay cũng bị cấm bay trên phạm vi trường học lúc học sinh đang thi.
Người Hàn Quốc thậm chí không nghĩ đến việc gian lận thi cử (trong ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc không có từ biểu thị hiện tượng này). Trong các kỳ thi, giáo viên từ trường khác đến coi thi. Phong bì đựng các câu hỏi và bài tập được mở theo hiệu lệnh cùng một lúc ở tất cả các trường phổ thông trên cả nước. Thí sinh được phép mang theo bút bi, bút chì, tay và chứng minh thư. Đồng hồ và thiết bị điện tử bị cấm.
(Kim Thanh Hằng, Chuyên mục Giáo dục bốn phương – Báo Giáo dục và Thời đại)
Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua việc viết, bàn luận về việc thi cử ở Hàn Quốc là gì?
Sự tôn trọng việc học, người có học vấn ở Hàn Quốc được biểu hiện như thế nào?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về quan điểm: Đại học không phải là con đường duy nhất để chạm tới thành công.
Người lính là đề tài quen thuộc, thế nhưng mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Trong thi phẩm Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính được khắc hoạ qua hai đoạn thơ trên.