II. LÀM VĂN (7 điểm)
Anh /chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về quan điểm: Kẻ thù lớn nhất của thành công là cảm xúc.
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Hệ thống ý | Dẫn dắt | - Nêu từ khóa: Kẻ thù lớn nhất của thành công là cảm xúc |
Giải thích | - Cảm xúc là những trạng thái, phản ứng tinh thần của con người trước những yếu tố bên ngoài. - Cảm xúc có tích cực và tiêu cực. | |
Phân tích | - Cảm xúc chi phối cuộc sống như thế nào? + Cảm xúc xuất hiện trước nhận thức và chi phối quyết định của chúng ta về mọi vấn đề trong cuộc sống (dẫn chứng). + Cảm xúc tích cực là động lực to lớn, với sức mạnh kỳ diệu kích thích năng lượng trí tuệ và co bắp của con người. + Cảm xúc tiêu cực lại khiến con người có những lựa chọn không sáng suốt trong rất nhiều trường hợp. - Vì sao kẻ thù lớn nhất của thành công lại là cảm xúc? + Vì cảm xúc là phản ứng tự nhiên của con người, xuất hiện trước ý thức nên nó tự phát và không phải lúc nào cũng mang đến những quyết định đúng đắn. + Cảm xúc cả tích cực và tiêu cực đều tạo ra những hoóc môn đánh lừa cảm giác chân thực của con người nên nó có thể khiến con người đi chệch đi con đường mà mình lựa chọn. | |
Phản biện | - Quản lý cảm xúc khác với đè nén cảm xúc + Quản lý cảm xúc là làm chủ cảm xúc của mình và nhận thức được cảm xúc người khác. Quản lý cảm xúc vẫn cho ta biểu hiện những cảm xúc đó trong một giới hạn cho phép, và hạn chế ảnh hưởng của cảm xúc đến các hành vi, lời nói. + Đè nén cảm xúc là từ chối thừa nhận và biểu hiện cảm xúc, là một dạng đánh lạc hướng. | |
Liên hệ | - Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Cảm xúc là một phần tất yếu của con người, là bản năng không thể chối từ, nhưng ta có thế học cách làm chủ nó. |
Vì sao tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp bạn trở thành một người lãnh đạo thành công?
Trong khoảng 5 đến 7 dòng, anh/chị hãy chỉ ra bài học mà đoạn trích mang đến cho bản thân
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc...
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở...
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Xác định chủ đề của văn bản?
Phân tích bức tranh hiện thực và vẻ đẹp tình người thông qua chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.