Phân tích bức tranh hiện thực và vẻ đẹp tình người thông qua chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ.
- Văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ, nhiều những khám phá mới mẻ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ nhặt - Dạng bài: Phân tích - Yêu cầu: Thông qua việc phân tích chi tiết nghệ thuật nồi cháo cám, người viết làm sáng rõ được hai yêu cầu đề chỉ ra: bức tranh hiện thực và vẻ đẹp tình người, mở rộng hom là giá trị nhân đạo của tác phẩm. | |||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM | |||
KIẾN THỨC | HỆ THỐNG Ý | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | ĐIỂM |
CHUNG | Giới thiệu tác giả - tác phẩm | - Kim Lân là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi hiện đại, cây bút chuyên viết truyện ngắn, chuyên viết về nông thôn với những con người nông thôn hiền hậu, chân chất. - Tác phẩm nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Vị trí: một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đề tài: Bức tranh hiện thực thê thảm của Nhân dân ta thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, mà cụ thể là nạn đói năm 1945. | 0.5 |
TRỌNG TÂM | Cảm nhận chi tiết nồi cháo cám | - Bối cảnh xuất hiện: + Chi tiết “nồi cháo cám” nếu như nó xuất hiện trong bữa ăn giữa nạn đói năm 1945 lại dường như dễ hiểu, nhưng trong tác phẩm nó lại được xuất hiện ngay sau buổi sáng hôm sau - trong bữa cơm đón dâu mới. + Bữa chính kết thúc hơi sớm so với nhu cầu của cái dạ dày. Nồi chè ăn chơi như một thú rất tao nhã sau bữa chính, “nồi chè” trong bữa cơm đón dâu mới ấy đã làm điều ngược lại, phá tan đi mọi xúc cảm vui tươi, sung sướng và góp phần ném trả lại thực tại tàn khốc. - Phản ứng của từng thành viên trong gia đình: + Với bà cụ Tứ, nồi chè, thực chất là cháo cám, ngon đáo để, là thức ăn mà ối nhà còn không có. + Thị là nạn nhân của cái đói, sống vật vờ và lay lắt qua ngày, có gì là Thị chưa trải trong đại nạn này. Cho nên, ngay khi nhận bát cháo cám, Thị hiểu ngay ra bao điều. - Anh Tràng thì bao biểu hiện đã rõ cả trên phản ứng khuôn mặt. Bằng thủ pháp liệt kê: chun, đẳng chát, nghẹn bứ có thể thấy thứ thức ăn đó nó khó nuốt như thế nào, tình cảnh người dân ngày đó cơ cực ra sao. - Nồi cháo cám - đậm đà dư vị tình thân và lòng nhân ái: + Bà cụ Tứ cố gắng kéo dài niềm vui, giọng đon đả, lòng người mẹ thương con, không nỡ phá đi cảm xúc vui tươi, không khí đầm ấm này. + Người con dâu điềm nhiên và cám vào miệng, sau phút tối sầm lại của ưu tư. + Anh cu Tràng và vội vào miệng, cái đắng đến từ cháo, nhưng cái đắng còn đến từ ý thức trách nhiệm của người trụ cột. + Tóm lại - nồi cháo cám, vừa đại diện cho hiện thực tàn khốc, cho sự ám ảnh kinh hoàng, nhưng đồng thời nó đại diện cho cả tình người. Cả Tràng, Thị hay bà cụ Tứ đều nghĩ cho người khác khi ăn. Đó chính là tình người, là tình thân, luôn nghĩ cho nhau, cùng nhau chống lại nạn đói, dắt díu nhau qua cơn bĩ cực này. | 3.0 |
Bàn luận | - Chi tiết nồi cháo cám đã góp phần thể hiện bức tranh chân thực đến ám ảnh về nạn đói năm 1945, qua đó ta thấy được sự thê lương, tình cảnh đáng thương của những người lao động nghèo khổ. - Thông qua chi tiết nồi cháo cám, ta thấy được tiếng nói thương cảm của nhà văn, đồng thời là tiếng nói khẳng định đề cao hạnh phúc gia đình. Và cuối cùng, Vợ nhặt khẳng định đề cao khát vọng sống, niềm hi vọng, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. | 1.0 |
Bài làm mẫu:
Thành công của một tác phẩm được làm nên từ rất nhiều yếu tố. Một trong số đó là những chi tiết đắt giá làm nên ấn tượng sâu sắc với người đọc và đồng thời qua đó phải thể hiện được dụng ý nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác giả trong tác phẩm đó. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã rất thành công khi đưa vào một chi tiết đắt như thế: “nồi cháo cám” - hiện thân của cái đói, của bức tranh hiện thực thê thảm, đồng thời cũng là nồi cháo của tình thân, của vẻ đẹp nhân ái con người.
Kim Lân (01/08/1920 - 20/07/2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn. Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Kim Lân là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi hiện đại, cây bút chuyên viết truyện ngắn, chuyên viết về nông thôn với những con người nông thôn hiền hậu, chân chất.
Vợ nhặt là tác phẩm nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt là bức tranh hiện thực thê thảm của Nhân dân ta thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, mà cụ thể là nạn đói năm 1945.
Chi tiết “nồi cháo cám” nếu như nó xuất hiện trong bữa ăn giữa nạn đói năm 1945 lại dường như dễ hiểu, nhưng trong tác phẩm nó lại được xuất hiện ngay sau buổi sáng hôm sau. Buổi sáng mà nhà bà cụ Tứ có thêm người con dâu. Lễ ra mắt con dâu bình thường không có cao lương mĩ vị thì cũng phải mâm cao cỗ đầy, nhưng trong tình thế đó đã khiến người ta không khỏi nghẹn ngào. Bữa cơm trong ngày đói thật thê thảm, mà bất cứ ai nhìn vào cũng đều chạnh lòng. Đó là cảnh “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” nhưng ngạc nhiên thay là cả nhà đều ăn rất ngon lành. Tất cả đều vui vẻ, không khí thật đầm ấm, và bao viễn cảnh được vẽ ra. Cho đến khi nồi cháo loãng đã hết veo. Bữa chính kết thúc hơi sớm so với nhu cầu của cái dạ dày. Và đến phần thứ hai, bữa ăn phụ, ăn chơi, là cách mà bà cụ Tứ gọi là chè khoán. Nồi chè ăn chơi như một thú rất tao nhã sau bữa chính, khiến câu chuyện vui như được kéo dài hơn, cái ngọt ngào của chè làm dư vị của miệng thêm đậm đà, cảm xúc thêm lâng lâng khoan khoái. Thế nhưng “nồi chè” trong bữa cơm đón dâu mới ấy đã làm điều ngược lại, phá tan đi mọi xúc cảm vui tươi, sung sướng và góp phần ném trả lại thực tại tàn khốc.
Bằng ngòi bút đầy tinh tế, nhà văn đã làm nổi bật lên phản ứng của từng thành viên trong gia đình trước món ăn thê thảm của ngày đói này. Theo lời quảng cáo của bà cụ Tứ, nồi chè, thực chất là cháo cám, ngon đáo để, là thức ăn mà ối nhà còn không có, ăn vậy là ăn sang trong cái nạn đói tàn khốc này. Khác với lời quảng cáo, hãy nhìn phản ứng của Tràng và Thị. Thị là nạn nhân của cái đói, sống vật vờ và lay lắt qua ngày, có gì là Thị chưa trải trong đại nạn này. Cho nên, ngay khi nhận bát cháo cám, Thị hiểu ngay ra bao điều. Có rất nhiều điều ta sáng ra qua đôi mắt tối sầm lại của Thị. Anh Tràng thì bao biểu hiện đã rõ cả trên phản ứng khuôn mặt. Bằng thủ pháp liệt kê: “chun”, “đắng chát”, “nghẹn bứ” có thể thấy thứ thức ăn đó nó khó nuốt như thế nào, tình cảnh người dân ngày đó cơ cực ra sao.
Nhưng nồi cháo cám còn là dư vị đậm đà của tình thân, là sợi dây kết nối những thành viên trong gia đình lại với nhau. Trước hết, hãy chú ý vào những chi tiết rất nhỏ nhà văn cài vào. Là thái độ, hành động của bà cụ Tứ. Hàng loạt các hành động miêu tả cách bà cụ đưa nồi cháo cám ra: “lật đật chạy xuống, lễ mễ, bưng, đặt cái nồi xuống bền cạnh mẹt com, cầm cái môi, khuấy khuấy, cười...” giống như một sự trì hoãn. Bởi bữa cơm đang vui, bà muốn nó kéo dài hơn chút nữa. Và vì bà là người chuẩn bị bữa cơm, nên bà biết khi ăn cháo cám, cái thứ thức ăn dành cho vật này, bao niềm vui sẽ biến mất, nên trong sự gắng gượng, bà cố tình kéo dài thêm ra. Người mẹ ấy, bằng tình thương con, đã không nở phá đi cảm xúc vui tươi, không khí đầm ấm này. Với người con dâu điềm nhiên vào cám vào miệng, sau phút tối sầm lại của ưu tư, Thị đã mặc nhiên gạt đi, điềm nhiên đón nhận bát cháo cám - bát cháo đại diện cho gia cảnh nhà chồng. Thị đã lấy chồng, Thị đã lựa chọn, Thị thấu hiểu, Thị chấp nhận. Và cuối cùng là anh cu Tràng và vội vào miệng, cái đắng đến từ cháo, nhung cái đắng còn đến từ ý thức trách nhiệm của người trụ cột, của cái sĩ diện khi để vợ và mẹ phải ăn thứ thức ăn này. Cái bứ cổ đó cho thấy cả cái trách nhiệm phải chăm lo tốt hơn cho gia đình của anh ta. Điển hình là sau bữa ăn đó, trong đầu Tràng chỉ còn nghĩ đến hình ảnh đoàn người phá kho thóc Nhật, hay cụ thể hơn, đó là hình ảnh bữa cơm trắng mà Tràng, sẽ cướp được từ kho thóc Nhật, mang về cho gia đình mình. Tóm lại - nồi cháo cám, vừa đại diện cho hiện thực tàn khốc, cho sự ám ảnh kinh hoàng, nhưng đồng thời nó đại diện cho cả tình người. Cả Tràng, Thị hay bà cụ Tứ đều nghĩ cho người khác khi ăn. Đó chính là tình người, là tình thân, luôn nghĩ cho nhau, cùng nhau chống lại nạn đói, dắt díu nhau qua cơn bĩ cực này.
Chi tiết nồi cháo cám đã góp phần thể hiện bức tranh chân thực đến ám ảnh về nạn đói năm 1945, qua đó ta thấy được sự thê lương, tình cảnh đáng thương của những người lao động nghèo khổ. Thông qua chi tiết nồi cháo cám, ta thấy được tiếng nói thương cảm của nhà văn trước tình cảnh đáng thương của những con người tội nghiệp. Những thân phận bị đẩy đến chỗ cùng kiệt. Chuyện hạnh phúc của cả đời người thì lại sơ giản đến qua quýt. Nhưng Vợ nhặt còn là tiếng nói khẳng định đề cao hạnh phúc gia đình, dù đói khổ nhưng luôn hướng tới tổ ấm gia đình. Hạnh phúc gia đình làm cho con người thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn. Và cuối cùng, tác phẩm khắng định đề cao khát vọng sống, niềm hi vọng, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Trong đói khổ, vẫn lấp lánh niềm hi vọng, không bị hiện thực chôn vùi mà bụng cháy mãnh hệt hơn.
Có thể nói rằng, hình ảnh nồi cháo cám đã để lại những ấn tượng đậm nét trong tâm trí người đọc. Chi tiết này vừa có giá trị hiện thực lại vừa có giá trị nhân văn, nhân đạo rất lớn. Khiến ta nhận ra rằng giữa cái kiệt cùng của đói rét và chết chóc, vẫn có những sức mạnh giúp ta vượt lên được: là niềm tin bất diệt, lòng nhân ái và hạnh phúc gia đình.
Vì sao tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp bạn trở thành một người lãnh đạo thành công?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Anh /chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về quan điểm: Kẻ thù lớn nhất của thành công là cảm xúc.
Trong khoảng 5 đến 7 dòng, anh/chị hãy chỉ ra bài học mà đoạn trích mang đến cho bản thân
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc...
Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở...
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)
Xác định chủ đề của văn bản?