Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, K3PO4, NaCl, AgNO3. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra nếu có.
Lấy 4 mẫu thử: NH4Cl, K3PO4, NaCl, AgNO3
– Cho dung dịch AgNO3 vào 4 mẫu thử:
+ Mẫu xuất hiện kết tủa vàng là: K3PO4
Phương trình phản ứng : K3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4 + 3KNO3
+ Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là : NH4Cl, NaCl (*)
Phương trình phản ứng :
NH4Cl + AgNO3 → AgCl + NH4NO3 ;
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
+ Mẫu không hiện tượng là : AgNO3
– Cho tiếp dung dịch KOH vào (*), đun nhẹ
+ Mẫu xuất hiện khí mùi khai là : NH4Cl
Phương trình phản ứng: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
+ Mẫu không hiện tượng là: NaCl
Hợp chất hữu cơ X (chứa 3 nguyên tố C, H, O) có phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt bằng 64,86%, 13,51% và 21,63%.
Khối lượng mol phân tử của X bằng 74,0 g/mol. Hãy lập công thức phân tử của X.
(Cho biết: Na = 23, Al = 27, Cu = 64, H = 1, N = 14, O = 16, C = 12)
Cho 11,8 gam hỗn hợp gồm Al và Cu hòa tan vừa đủ trong 400 ml dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 17,92 lít khí NO2 (đktc). Hãy tính:
1. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
2. Khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau:
1. Na3PO4 + AgNO3
2. K2CO3 + HCl
3. MgCl2 + Ca(OH)2
4. CuSO4 + BaCl2
Hòa tan 0,62 gam Na2O vào nước dư thu được 2 lít dung dịch A. Tính giá trị pH của dung dịch A.