Nêu phương pháp nhận biết các khí không màu đựng trong ba lọ mất nhãn: Khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic
Để nhận biết các khí: khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic ta có thể dùng que đóm đang cháy.
Khí nào làm que đóm bùng cháy mạnh là khí O2 (do khí O2 duy trì sự cháy).
Khí nào cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt đồng thời kèm theo tiếng nổ nhỏ là khí H2 (do hỗn hợp khí H2 và khí O2 là hỗn hợp nổ).
2H2 + O2 2H2O
Khí nào làm que đóm vụt tắt là khí CO2 (do khí CO2 không duy trì sự cháy).
Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HCl dư, thu được ZnCl2 và khí H2.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính khối lượng muối ZnCl2 thu được.
d. Dẫn toàn bộ khí H2 trên qua bình đựng bột đồng (II) oxit đun nóng. Tính khối lượng đồng thu được sau phản ứng.
Cho 3,6 gam một kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí oxi, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam oxit. Xác định tên kim loại R.
Cho a gam sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thu được FeCl2 và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của a là