Bài tập Tuần 33: Những người quanh ta có đáp án
-
219 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chợ chiến khu
Qua đèo còn thấy mừng rên
Chiến khu họp chợ vui hơn hội hè
Kẻ Nam, người Bắc dồn về
Tưng bừng gặp gỡ hả hê vô cùng.
Người vào muốn biết chiến trường
Người ta lại hỏi hậu phương thế nào
Thương binh mặt mũi xanh xao
Sốt rét thì lại lao đao gầy còm.
Hành quân ngày tháng mỏi mòn
Hỏi đường về Bắc có còn xa không?
Giao liên một trạm mênh mông
Rừng cây mắc võng thấy đông nghịt người.
Ồn ào tiếng nói tiếng cười
Gặp được ruột thịt coi trời bằng vung
Căn tin tụ tập rất đông
Bên ngoài nhốn nháo cũng không kém gì.
Phùng Khải
Không khí của phiên chợ chiến khu được miêu tả như thế nào?
Đáp án: A. Đông vui và tấp nập.
Câu 2:
Từ ngữ nào thể hiện sự vui mừng xuất hiện trong bài thơ trên?
Đáp án: A. Đông vui và tấp nập.
Câu 3:
Hình ảnh người chiến sĩ mặt mũi xanh xao, gầy còm vì sốt rét cho em thấy điều gì?
Đáp án: A. Chiến tranh khốc liệt, các chiến sĩ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả.
Câu 4:
Em hiểu câu thơ: “Gặp được ruột thịt coi trời bằng vung” như thế nào?
Đáp án: C. Được gặp người thân, mọi khó khăn, vất vả đều trở nên nhỏ bé.
Câu 5:
Em hãy nêu 4 từ chỉ đặc điểm của những người chiến sĩ bảo vệ hoà bình của tổ quốc.
Đáp án: Dũng cảm, yêu nước, lạc quan, hy sinh
Câu 6:
Dựa vào gợi ý SGK Tiếng Việt 2 Lớp 2 Cánh Diều - trang 129, em hãy viết 4 - 5 câu về cô giáo lớp em.
Cô Hằng là giáo viên chủ nhiệm mới của em. Năm nay, cô ba mươi hai tuổi. Cô rất trẻ trung và xinh đẹp. Cô có giọng nói rất ấm áp. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô rất tâm lí và hiểu học trò. Cô rất yêu thương học sinh của mình. Em rất yêu quý cô.
Câu 7:
Viết tên nghề nghiệp của những người trong ảnh dưới đây.
Đáp án: Bác sĩ – Giáo viên – Đầu bếp – Nông dân.
Câu 8:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây.
Chú em đang làm việc tại đảo Trường Sa.
Chú em đang làm việc ở đâu?
Câu 9:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây.
Vì công việc bận rộn nên bố em thường xuyên phải đi công tác.
Vì sao bố em thường xuyên phải đi công tác?
Câu 10:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây.
Mỗi buổi tối, mẹ em thường giúp em học bài.
Khi nào mẹ thường giúp em học bài?
Câu 11:
Đánh dấu ü vào từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Kỉ niệm – Kiên nhẫn – Chùa chiền.
Câu 12:
Điền vần “ao” hoặc “au” vào chỗ chấm để hoàn thành câu tục ngữ sau:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 13:
Cô em là bác sĩ và chuẩn bị lên đường chống dịch.
Cháu chúc cô lên đường bình an và luôn khỏe mạnh ạ!
Câu 14:
Em hãy viết lời chào tạm biệt và lời chúc trong các trường hợp sau:
Anh trai em lên đường nhập ngũ.
Tạm biệt anh, anh đi mạnh khoẻ và mau về với em anh nhé.
Câu 15:
Em hãy trao đổi với bạn về nghề nghiệp của bố mẹ em và các công việc mà bố mẹ em làm hàng ngày nhé.
Mẹ của mình là bác sĩ nha khoa. Hàng ngày mẹ mình khám răng cho các bạn nhỏ và cho cả người lớn nữa. Trong phòng làm việc của mẹ luôn có những chiếc hộp đựng kẹo để dỗ các bạn nhỏ không nghe lời hoặc sợ sệt. Còn bố mình là cảnh sát, bố rất bận, thỉnh thoảng bố hay tan làm rất muộn. Bố mình hay đi bắt những người xấu và bảo vệ mọi người, nên mình rất thương bố. Mặc dù bố mẹ mình đều rất bận rộn nhưng luôn dành thời gian để quan tâm và yêu thương mình. Mình rất yêu bố mẹ. Còn bố mẹ cậu làm nghề gì thế, nói cho mình nghe với được không?