Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 8 (có đáp án - Đề số 2)
-
2011 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tảo có vai trò gì đối với đời sống con người và các sinh vật khác ?
Đáp án: D
tảo có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất giấy, hồ dán, thuốc nhuộm… ngoài ra còn được sử dụng làm phân bón, làm thuốc. Tảo có thể dùng làm nguồn thức ăn cho con người và nhiều loài động vật. Cung cấp ôxi cho hoạt động hô hấp của con người và hầu hết các sinh vật khác – SGK 124+125
Câu 2:
Loại tảo nào dưới đây có màu nâu ?
Đáp án: B
rong mơ có mầu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu – SGK 124
Câu 3:
Loại tảo nào dưới đây có hình dạng tương tự như một cây xanh thật sự ?
Đáp án: B
Là tảo đa bào , phân hóa thành “ thân” “cành”, với các mấu, gióng , có các “lá”, mọc quanh mấu. Gốc tảo có rể giả bám vào đất. ở đỉnh thân hoặc ở đỉnh nhánh bên có một nhóm tế bào có khả năng phân chia – SGK 124
Câu 4:
Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây ?
Đáp án: D
rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đươn giản: thân chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh. Chưa có rễ chính thức. Chưa có hoa – SGK 127
Câu 5:
So với tảo, rêu có đặc điểm nào ưu việt hơn ?
Đáp án: A
rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đươn giản: thân chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh. Chưa có rễ chính thức. Chưa có hoa. Còn tảo còn chưa có thân và lá chính thức – SGK 127
Câu 6:
Em có thể tìm thấy rêu ở nơi nào sau đây ?
Đáp án: B
rêu hay sống những chỗ ẩm ướt quanh nhà, lớp học , nơi chân tườngười hay bở tường, trên đất hay các thân cây to..- SGK 126
Câu 7:
Khi nói về các đại diện của nhóm Quyết, nhận định nào dưới đây là sai ?
Đáp án: B
dương xỉ thuộc nhóm quyết, là thực vật đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn. chúng sinh sản bằng bào tử. Có thể sống trên cạn hoặc dưới nước- Hình 39.3 A và B SGK 129
Câu 8:
Trên Trái Đất, quyết cổ đại tồn tại cách đây khoảng
Đáp án: D
từ xưa quyết cổ đại thân gỗ lớn đa sinh sống cách đây khoảng 300 triệu năm – SGK 130
Câu 9:
Đại đa số các loại quyết hiện nay đều là
Đáp án: A
hầu hết các loại quyết hiện nay đang sống đều là những cây thân cỏ - SGK 130
Câu 10:
Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?
Đáp án: D
cơ quan sinh sản của thông được gọi là nón, gồm 2 loại: nón đực và nón cái – Hình 40.2 SGK 132
Câu 11:
So với dương xỉ, cây Hạt trần có đặc điểm nào ưu việt ?
Đáp án: B
so với dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cây hạt trần sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở – SGK 134
Câu 12:
Trong các cây Hạt trần dưới đây, cây nào có kích thước lớn nhất ?
Đáp án: D
có một số cây hạt trần có kích thước rất lớn, cao tới 150m như cây Xêcôia ở Châu Mĩ, tuổi thọ 3500-4000 năm – Em có biết? SGK 134
Câu 13:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thực vật Hạt kín ?
Đáp án: C
hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Có thân, là, rễ thật sự. Trong thân có mạch dẫn hoàn thiện. Có hoa, quả. – SGK 136
Câu 14:
Cây nào dưới đây có thân gỗ ?
Đáp án: D
các loại cây hạt kín thân gỗ: phật thủ, bưởi, nhãn… Các loại cây Hạt kín thân cỏ: đậu, huê, bèo tây, lay ơn, hướng dương…
Câu 15:
Cây nào dưới đây có lá hình mạng ?
Đáp án: B
cây có lá hình mạng: cây kinh giới; lá cây tre: hình cung, lá cây địa liền: hình cung
Câu 16:
Cây Hạt kín nào dưới đây có môi trường sống khác với những cây còn lại ?
Đáp án: B
các cây sống dưới nước: rong đuôi chồn, bèo tây, bèo tấm.. Cây sống trên cạn: hồ tiêu
Câu 17:
Trong tổng số loài thực vật hiện biết, thực vật Hạt kín chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu ?
Đáp án: B
thực vật hạt kín có khoảng 300.000 loài (chiếm 4/7 tổng số loài thực vật hiện biết – Em có biết? SGK 136
Câu 18:
Khi nói về thực vật Hạt kín, điều nào sau đây là đúng ?
Đáp án: A
hạt kín có loại thực vật tiến hoá hơn cả: môi trường sống đa dạng, phân bố rộng, hình thái đa dạng, hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. Và có chức năng sống hoàn thiện, hạt nằm trong quả, được bảo vệ tốt hơn – SGK 136
Câu 19:
Cây nào dưới đây là đại diện của lớp Hai lá mầm ?
Đáp án: D
cây cải cũng như một số cây thực phẩm chủ yếu như rau muống, bầu, bí, mướp… thuốc lớp Hai lá mầm – Em có biết? SGK 139
Câu 20:
Cây nào dưới đây có số lá mầm trong hạt khác với những cây còn lại ?
Đáp án: A
cây xương rồng là cây hai lá mầm; các cây hoàng tinh, chuối, hành tây: là cây một lá mầm
Câu 21:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các cây Hai lá mầm ?
Đáp án: A
đặc điểm chung của cây hai lá mầm gồm: rễ cọc, gân lá hình mạng, cuống phân tách rõ với lá
Câu 22:
Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây sinh sản bằng bào tử ?
1. Rau muống
2. Khoai tây
3. Rau bợ
4. Trầu không
5. Địa tiền
6. Dương xỉ
Đáp án: B
cây địa tiền – thuộc họ Rêu; cây rau bợ và cây dương xỉ - thuộc họ Quyết, đều sinh sản bằng bào tử
Câu 23:
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong Phân loại học, … được xem là bậc phân loại cơ sở.
Đáp án: B
Trong Phân loại học, loài được xem là bậc phân loại cơ sở - SGK 140
Câu 24:
Dựa vào Phân loại học, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?
Đáp án: C
cây rong mơ, cây rau câu và cây rau diếp biển đều thuộc họ Tảo
Câu 25:
Trong lịch sử phát triển của giới Thực vật, Quyết trần có nguồn gốc từ
Đáp án: B
Khi lục địa mới xuật hiện, thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện, đó là các Quyết trần phát triển từ Tảo đa bào nguyên thuỷ - SGK 142
Câu 26:
Trong lịch sử Trái Đất, Quyết phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu như thế nào ?
Đáp án: B
Khi trên Trái Đất khí hậu còn rất nóng và ẩm Quyết phát triển nhanh chóng, tạo thành các rừng cây gỗ lớn – SGK 143
Câu 27:
Quyết cổ đại còn có tên gọi khác là gì ?
Đáp án: D
Khi trên Trái Đất khí hậu còn rất nóng và ẩm Quyết phát triển nhanh chóng, tạo thành các rừng cây gỗ lớn, đó là các Quyết cổ đại (Dương xỉ cổ) – SGK 143
Câu 28:
Phương pháp nào dưới đây không làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây ?
Đáp án: B
Phương pháp làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây gồm: gây đột biến gen, lai giống, sử dụng kĩ thuật di truyền.. – SGK 145
Câu 29:
Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác nào dưới đây ?
Đáp án: A
Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác:
- Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.
- Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…
- Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt. - SGK 145
Câu 30:
Con người bắt đầu biết trồng lúa từ khi nào ?
Đáp án: D
Con người bắt đầu biết trồng lúa từ cách đây khoảng 10 000 – 15 000 năm. – Em có biết? SGK 145