Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
Đề số 7
-
14561 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây có diện tích lớn nhất ở khu vực đồi núi nước ta?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất khu vực đồi núi nước ta là đất feralit trên các loại đá khác (kí hiệu nền màu vàng đất nhiều nhất).
Câu 2:
Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
Đáp án C
Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. (trang 13 SGK Địa 12).
Câu 3:
Nhiệt độ trung bình năm nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án C
Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam, do càng vào nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn.
=> nhận xét nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam là không đúng.
Câu 4:
Loại đất chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi là
Đáp án D
Loại đất chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi là đất mùn thô (từ 2600m trở lên. (SGK trang 52 Địa 12).
Câu 5:
Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?
Đáp án A
Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồi núi và núi lửa, đồng bằng chỉ chiếm một diện tích nhỏ phân bố ven biển. Nhận xét Nhật Bản có địa hình chủ yếu là đồng bằng là không đúng.
Chọn A
Câu 6:
Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
Đáp án A
- Đặc điểm địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đại cao; ở vùng ven biển có nhiều cồn cát và đầm phá là của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ => loại B, C
- Đặc điểm chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ => loại D
- Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam. Đây cũng là đặc điểm chung của cấu trúc địa hình nước ta.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, xác định vị trí và hướng của các dãy núi. Dãy Ngân Sơn thuộc vùng Đông Bắc có hướng vòng cung.
Câu 8:
Địa hình có sự bất đối xứng rõ nét ở hai sườn động - tây là đặc điểm của vùng núi nào sau đây?
Đáp án B
Địa hình có sự bất đối xứng rõ nét ở hai sườn động - tây là đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Nam. (SGK trang 32 Địa 12).
Câu 9:
Nhân tố nào sau đây gây ra nhiều trở ngại đối với các hoạt động du lịch, công nghiệp khai khoáng ở nước ta?
Đáp án C
Sự phân mùa khí hậu gây ra nhiều trở ngại đối với các hoạt động du lịch, công nghiệp khai khoáng ở nước ta.
Các hoạt động du lịch và khai thác khoáng sản nước ta gặp nhiều khó khăn trở ngại do chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu (SGK Địa 12 , trang 47).
Ví dụ:
- Du lịch: vào mùa khô vấn đề thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn đối với các vùng du lịch ở Tây Nguyên; vùng biển chịu ảnh hưởng của bão...
- Hoạt động khai thác khoáng sản ở mỏ lộ thiên chịu tác động trụ của các hiện tượng thời tiết mưa, gió, bão, ngập lụt.... Công nghiệp khai khoáng cũng đòi hỏi nguồn nước lớn -> vào mùa khô thiếu nước.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí trang 4 – 5, xác định và so sánh diện tích các tỉnh. Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta là tỉnh Nghệ An 16490,0 km2.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết trong vùng núi Trường Sơn Nam đỉnh núi nào sau đây cao nhất?
Đáp án B
Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, xác định vị trí và độ cao các đỉnh núi. Ngọn núi cao nhất trong vùng núi Trường Sơn Nam là núi Ngọc Linh (đỉnh cao 2398m).
Câu 12:
Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Đáp án A
Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có mùa đông lạnh kéo dài 2-3 tháng do miền chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 13:
Đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án A
Đồng bằng sông Hồng (bồi đắp bởi sông Hồng, Thái Bình) và đồng bằng sông Cửu Long (bồi đắp bởi sông Cửu Long) đều là những đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành do phù sa các hệ thống sông lớn bồi đắp.
Câu 14:
Rừng ngập mặn ven biển của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng
Đáp án C
Rừng ngập mặn ven biển của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng Nam Bộ (diện tích 300 nghìn ha, đứng thứ 2 thế giới sau rừng ngập mặn Amadon).
Câu 15:
Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh vào thời kì
Đáp án D
Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong. Nhưng do tác động của gió mùa nên Tín phong bán cầu Bắc chỉ hoạt động mạnh vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Câu 16:
Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam là
Đáp án C
Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam là rừng cận xích đạo gió mùa. (SGK Địa 12 , trang 48).
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14, các cao nguyên xếp theo thứ tự từ bắc vào nam như sau
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14, xác định và sắp xếp các cao nguyên. Các cao nguyên xếp theo thứ tự từ bắc vào nam Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.
Câu 18:
Thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B
Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, vào gió mùa đông bắc gần như không hoạt động => do vậy nhận xét gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, mùa đông lạnh nhất cả nước không đúng với đặc điểm khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. B sai.
Câu 19:
Thành phần dân cư của Hoa Kì chủ yếu có nguồn gốc từ
Đáp án B
Dân cư Hoa Kì chủ yếu có nguồn gốc từ châu Âu, tiếp đến là Mĩ Latinh, châu Á, Ca-na-đa và châu Phi (sgk Địa 11 trang 39)
Câu 20:
Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương do
Đáp án B
Biển Đông rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè => làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa hơn. (Tham khảo SGK Địa lí 12 trang 36).
Câu 21:
Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật nào?
Đáp án A
Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. (SGK Địa lí 12 trang 38).
Câu 22:
Hệ sinh thái ở độ cao từ 1600 - 1700m đến 2600m có đặc điểm là
Đáp án C
Từ 1600 – 1700m đến 2600m là đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, khí hậu lạnh với hệ sinh thái đặc trưng là rêu, địa y, rừng ở đây kém phát triển. (SGK Địa lí 12 trang 52).
Câu 23:
Địa hình nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B
Địa hình nước ta có đặc điểm: Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao. (SGK Địa lí 12 trang 29).
Câu 24:
Vị trí địa lí của nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B
Nước ta có vị trí nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á => nhận xét B: nước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á là không đúng => Chọn B
Câu 25:
Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi nước ta?
Đáp án C
Sông ngòi nước ta nhiều nhưng chủ yếu là các con sông nhỏ.
=> nhận xét C chủ yếu là sông lớn không đúng
Câu 26:
Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung bộ là do
Đáp án A
Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ là do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chế độ nhiệt và mưa của Đà Lạt và Nha Trang?
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, quan sát 2 biểu đồ về chế độ nhiệt và mưa của Đà Lạt và Nha Trang:
- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt dưới 20°C và thấp hơn Nha Trang (trên 20°C)
=> nhận xét A: nhiệt độ TB của Đà Lạt cao hơn Nha Trang là không đúng => loại A
- Về chế độ nhiệt, Nha Trang có 1 cực đại => nhận xét B không đúng => loại B
- Tổng lượng mưa trung bình năm của Đà Lạt lớn hơn của Nha Trang => nhận xét C đúng.
- Nha Trang có lượng mưa cao nhất vào tháng 11, Đà Lạt vào tháng 9 => nhận xét 2 địa điểm có mưa lớn nhất vào tháng 10 là không đúng => loại D
Câu 28:
Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần
Đáp án B
Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần có các biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm đất do việc sử dụng nhiều hóa chất thuốc trừ sâu, xả thải bừa bãi...= > Chọn B
Chú ý: Các biện pháp A, C, D được áp dụng cho đất đồi núi có địa hình dốc
Câu 29:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
Đáp án C
Sông ngòi nước ta được cung cấp lượng nước chủ yếu từ nước mưa do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn. Ngoài ra, các con sông nước ta cũng được cung cấp nước từ các lưu vực nước ở ngoài lãnh thổ chảy vào (sông Mê Công)
Câu 30:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do
Đáp án C
Vùng đồng bằng ven biển miền Trung có biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thành tạo đồng bằng nên đất đai ở đây có đặc tính nghèo dinh dưỡng, nhiều cát ít phù sa.
Câu 31:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Dựa vào biểu đồ ta thấy:
- Huế có lượng mưa cao nhất (2868mm) -> nhận xét A đúng
- TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất (1931mm)=> nhận xét B đúng
- TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm nhỏ nhất (245mm) => nhận xét D đúng.
- Hà Nội có cân bằng ẩm lớn thứ 2 (687mm) và đứng sau Huế (1868mm) => nhận xét Hà Nội có cân bằng ẩm cao nhất là không đúng.
Câu 32:
Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào tháng IX - X là do
Đáp án A
Trung Bộ có lượng mưa tập trung vào thời kì thu đông: do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp ảnh hưởng của các cơn bão lớn, mưa lớn kết hợp triều cường mạnh và lũ nguồn dồn về nhanh (do địa hình dốc) gây ngập lụt mạnh vào tháng 9 – 10 (thời kì thu đông).
Câu 33:
Nguyên nhân gây mưa cho khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nước ta vào đầu mùa hạ, do hoạt động của khối khí
Đáp án A
Tây Nguyên và Nam Bộ nước ta mưa vào đầu mùa hạ là do vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho khu vực này. (SGK Địa 12 trang 41).
Câu 34:
Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được thể hiện là
Đáp án C
Phong hóa hóa học làm biến đổi tính chất và thành phần hóa học của các thành phần tự nhiên. Quá trình thành tạo địa hình Caxtơ là do nước làm hòa tan các chất CaCO3 có trong đá vôi => tạo thành những hang động, khối nhũ đẹp mắt...=> quá trình thành tạo địa hình Caxtơ là quá trình phong hóa hóa học.
Câu 35:
Cho bảng số liệu:
GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ VÀ NHẬT BẢN, NĂM 2014
(Đơn vị: Ti USD)
(Nguồn: Woldbank.org)
Nhận xét nào sau đây đúng về GDP của Hoa Ki và Nhật Bản năm 2014?
Đáp án D
Dựa vào BSL và yêu cầu, nhận xét và so sánh GDP của Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.
- Khu vực III của Hoa Kì và Nhật Bản đều chiếm tỉ trọng lớn nhất => A, C sai.
- Quy mô GDP của Hoa Kì lớn hơn so với Nhật Bản => B sai.
- Quy mô GDP của Hoa Kì lớn gấp: 17393,1 / 4596,2 = 3,78 (làm tròn thành 3,8 lần) so với Nhật Bản.
Câu 36:
Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta do
Đáp án C
Nguyên nhân chính làm cho đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là do vùng có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc tạo thành nhiều ô trũng, kết hợp với mật độ xây dựng dày đặc khiến nước từ thượng xuống khó thoát và bị ứ đọng gây ngập úng nghiêm trọng.
Câu 37:
Cho biểu đồ về GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015:
(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Đáp án C
Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ ta có: Biểu đồ miền về GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 – 2015. Biểu đồ miền thường thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 4 năm trở lên.
=> Biểu đồ đã cho có nội dung thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2000 – 2015.
Câu 38:
Ở nước ta, thiên nhiên miền núi phân hóa theo động - tây chủ yếu do
Đáp án B
Ở nước ta, thiên nhiên miền núi phân hóa theo đông – tây chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.
Ví dụ:
- Vùng núi phía Bắc do bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn nên gió mùa đông bắc giảm bớt ảnh hưởng lên vùng núi phía Tây Bắc => làm cho vùng có mùa đông ấm hơn Đông Bắc.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc chắn gió Tây Nam gây nên hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ cho thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển phía đông...
Câu 39:
Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 - 2017
(Đơn vị: Triệu ha)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 1943 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án A
Biểu đồ cột thường thể hiện số lượng của đối tượng (giá trị tuyệt đối: diện tích, sản lượng..).
=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2017 là biểu đồ cột.
Câu 40:
Biện pháp nào sau đây là quan trọng hàng đầu để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước?
Đáp án C
Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, biện pháp quan trọng là quy định về việc khai thác sử dụng hợp lí các tài nguyên, tránh các tình trạng khai thác quá mức và trái phép các tài nguyên thiên nhiên.