Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục
Đề số 12
-
14445 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vườn quốc gia đồng thời là khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng ở vùng Đông Nam Bộ:
Đáp án A
- Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ.
- Vườn quốc gia: U Minh Hạ, Tràm Chim thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vườn quốc gia Yok Đôn thuộc vùng Tây Nguyên.
Câu 2:
Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung sản xuất rất cao và có xu hướng tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
Đáp án B
Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung sản xuất rất cao và có xu hướng tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là gia cầm, đặc biệt là vịt.
Câu 3:
Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng
Đáp án C
- Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu nước ta.
- Chuyên canh cây lương thực hàng đầu nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các vùng chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu chưa được xác định.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất ở Việt Nam?
Đáp án A
Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Bắc nên Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió Tây khô nóng
Câu 5:
Nhân tố chính tạo ra sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi là:
Đáp án C
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình, nên có ảnh hưởng cơ bản đến sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.(SGK/88 Địa lí 12)
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối Tây Nguyên với DH Nam Trung Bộ?
Đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí trang 23:
Các tuyến đường ngang (hướng Đông – Tây) nối DHNTB với Tây Nguyên là: quốc lộ 19, 24 và 25
- Quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với Pleiku
- Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kon Tum
- Quốc lộ 25 nối Tuy Hòa với Pleiku
=> loại A, C, D
Quốc lộ 20 chạy hướng Bắc – Nam bắt đầu từ Đà Lạt đến Biên Hòa => nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ.
Câu 7:
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
Đáp án B
Qua biểu đồ rút ra nhận xét:
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn lớn hơn diện tích cây CN hằng năm. => C đúng
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên nhưng còn biến động: từ năm 2005 đến năm 2012 diện tích cây CN lâu năm tăng liên tục, sau đó giảm nhẹ trong giai đoạn 2012-2015 => D đúng, B sai
- Từ năm 2005 đến năm 2015 diện tích cây CN hằng năm giảm liên tục (từ 861,5 xuống 576,8 nghìn ha)
=> A đúng
Câu 8:
Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là:
Đáp án D
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta, lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.
Câu 9:
Đặc điểm không phải là thế mạnh của ngành trồng lúa ở ĐB sông Cửu Long so với ĐB sông Hồng là:
Đáp án C
- So với ĐB sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng lúa, sản lượng lúa lớn nhất cả nước (trên 50%), bình quân sản lượng lương thực trên đầu người lớn (trên 1000kg/năm)
- Tuy nhiên, đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước, cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10:
Nhà máy điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích
Đáp án A
Nguồn nhiên liệu cung cấp cho các nhà máy là khí thiên nhiên từ bề trầm tích Nam Côn Sơn và mỏ Bạch Hổ.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 24, thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa (năm 2007) lớn nhất của nước ta là:
Đáp án C
Nhật Bản là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta năm 2007 (hai nửa tròn đều có giá trị trên 6 tỉ đô la Mĩ). Các nước khác chỉ có 1 giá trị xuất/nhập khẩu đạt trên 6 tỉ đô la Mĩ.
Câu 12:
Thế mạnh nông nghiệp nổi bật nhất ở ĐB sông Hồng so với các vùng khác là
Đáp án D
Thế mạnh nông nghiệp nổi bật nhất ở ĐB sông Hồng so với các vùng khác phát triển rau quả vụ đông do có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
Câu 13:
Mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất của nước ta thuộc tỉnh
Đáp án B
Mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất của nước ta thuộc tỉnh Thạch Khê, Hà Tĩnh.
Câu 14:
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là
Đáp án D
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là cơ sở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt là giao thông vận tải và năng lượng.
Câu 15:
Các đô thị Việt Nam thường có chức năng là:
Đáp án C
Các đô thị Việt Nam thường có chức năng là trung tâm tổng hợp: các trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục đồng thời cũng là các trung tâm hành chính của địa phương.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta tập trung tại:
Đáp án C
Phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (nền màu cam) ở nước ta tập trung tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 30, tỉnh/ thành phố nào dưới đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?
Đáp án B
Bà Rịa – Vũng Tàu có GDP bình quân đầu người cao nhất (trên 50 triệu đồng/người)
Câu 18:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua thành phần tự nhiên:
Đáp án A
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Tính nhiệt đới: nền nhiệt cao, ánh nắng chan hòa quanh năm, số giờ nắng lớn, cán cân bức xạ nhiệt luôn dương.
+ Tính ẩm: biển Đông cung cấp hơi ẩm cho các khối khí, đem lại lượng mưa lớn (1500 – 2000mm) và độ ẩm lớn (trên 80%)
+ Tính gió mùa: trong năm có 2 mùa gió là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất Tây Nguyên?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 xác định độ cao của các cao nguyên. Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình lớn nhất (màu nền đậm nhất). Do vậy đây là nơi có thế mạnh nổi bật về canh tác cây chè – vùng trồng chè nổi tiếng. (Lâm Đồng)
Câu 20:
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thuộc tỉnh
Đáp án A
Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Câu 21:
Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên là
Đáp án A
Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên là sự phân hóa theo mùa của khí hậu. Vùng có 1 mùa khô sâu sắc, kéo dài gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Câu 22:
Nhân tố không đúng khi nói về thuận lợi đối với việc sản xuất muối ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
Đáp án A
Những thuận lợi đối với việc sản xuất muối ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: người dân có nhiều kinh nghiệm; không có các hệ thống sông ngòi lớn nên độ mặn cao; số giờ nắng và gió trong năm nhiều.
Đặc điểm địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đây không phải là điều kiện thuận lợi cho sản xuất muối.
Câu 23:
Ở TD & MN Bắc Bộ, tỉnh có diện tích cây ăn quả đáng kể nhất là
Đáp án D
Ở TD & MN Bắc Bộ, tỉnh có diện tích cây ăn quả đáng kể nhất là Bắc Giang với các giống cây như cam, vải, nhãn,…
Câu 24:
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2015 là
Đáp án B
Bảng số liệu: 2 đối tượng có cùng đơn vị.
Yêu cầu vẽ số liệu thực tế: giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015
=> Biểu đồ cột là thích hợp nhất
Câu 25:
Cho đến năm 2015, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
Đáp án B
Đông Ti-mo là quốc gia Đông Nam Á duy nhất chưa gia nhập ASEAN, hiện nước này đnag là quan sát viên của ASEAN.
Câu 26:
Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc
Đáp án D
Các quốc gia Đông Nam Á có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc là:Mianma, Lào, Việt Nam.
=> loại A, B, C
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp sau đây của vùng Đông bằng sông Hồng xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô ( năm 2007)
Đáp án B
Các trung tâm công nghiệp của vùng Đông bằng sông Hồng xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là: Hà Nội (trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (trên 40 – 120 nghìn tỉ đồng), Phúc Yên (9 – 40 nghìn tỉ đồng), Nam Định (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: tỉ USD)
Qua bảng số liệu, có thể thấy:
Đáp án C
- Ý A. GDP của Trung Quốc (tăng 4477,4%), tăng nhanh hơn GDP của toàn thế giới (631,4%) => A sai
- Ý B. Quy mô GDP của Trung Quốc hiện nay đứng đầu thế giới => qua bảng số liệu này chưa thể khẳng định được TQ đứng đầu TG về GDP => B sai
- Ý C. Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, biểu hiện là GDP Trung Quốc chiếm tỉ trọng ngày càng cao trên thế giới (từ 1,9% năm 1985 => đến năm 2014 chiếm 13,7% so với thế giới) => C đúng
- Ý D. GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục => D sai
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) từ 100000 đến 200000 người ở Đông Nam Bộ là:
Đáp án D
Đô thị có quy mô dân số (năm 2007) từ 100 000 đến 200 000 người ở Đông Nam Bộ là: Thủ Dầu Một.
(TP.Hồ Chí Minh: trên 1 triệu người, Biên Hòa từ 500 đến 1 triệu người, TP Vũng Tàu dưới 100 nghìn người)
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án D
Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội (Bình Định) không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 31:
Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là
Đáp án A
Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là Trung Quốc và Campuchia
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là:
Đáp án A
Hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là: An Giang, Kiên Giang
Câu 33:
Cảnh quan xavan cây bụi ở nước ta xuất hiện chủ yếu ở khu vực
Đáp án A
Cảnh quan xavan cây bụi ở nước ta xuất hiện chủ yếu ở khu vực cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) vì có khí hậu khô hạn, ít mưa.
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất( năm 2007) vùng TN&MN Bắc Bộ là:
Đáp án D
Trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất (năm 2007) vùng TN&MN Bắc Bộ là: Việt Trì
Câu 35:
Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của:
Đáp án C
Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình
Câu 36:
Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi:
Đáp án B
Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi: Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 37:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
Đáp án C
Biểu đồ trên thể hiện: Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta (sản lượng và giá trị) giai đoạn 2005 - 2010.
Câu 38:
Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án B
Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là vùng có dân số đông nhất so với các vùng khác. Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhất so với các vùng khác.
Câu 39:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay là:
Đáp án D
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay là: Đồng bằng sông Hồng (trên 1000 người/km2)
Câu 40:
Loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất nước ta
Đáp án C
Đường biển là loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất nước ta do tính ưu điểm vận chuyển được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi xa.