Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bộ Kết nối tri thức

Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bộ Kết nối tri thức

Bài 34: Thực vật

  • 5155 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.

Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết

Xem đáp án

- Tên các loài thực vật trong hình: cây dừa, cây hoa súng

- Thực vật có thể sống ở trên cạn hoặc dưới nước


Câu 2:

Dựa vào số liệu bảng bên, hãy nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành thực vật.

Dựa vào số liệu bảng bên, hãy nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành thực vật

Xem đáp án

Trong các loài thực vật, số lượng các loài thuộc ngành Hạt kín là nhiều nhất và số lượng ít nhất là các loài thuộc ngành Hạt trần.


Câu 3:

Quan sát hình 34.1 và 34.2, nhận xét về kích thước và môi trường sống của thực vật.

Quan sát hình 34.1 và 34.2, nhận xét về kích thước và môi trường sống của thực vật

Xem đáp án

- Kích thước của các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Có loài có kích thước chỉ vài milimet, có loài lại có kích thước đến vài met.

- Môi trường sống của thực vật cũng rất đa dạng. Chúng có thể sống ở vùng đồi núi, các khu vực nước hay thậm chí là sa mạc khô hạn.


Câu 4:

Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu có sống được không? Vì sao?

Xem đáp án

Ở những nơi khô hạn, có ánh nắng chiếu trực tiếp thì rêu không sống được vì rêu chưa có rễ thật và hệ mạch nên chưa thể thực hiện được chức năng dẫn nước


Câu 5:

Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta cần làm gì?

Xem đáp án

Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta cần:

- Thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở

- Phát quang cành lá rậm rạp xung quanh (nếu có)


Câu 6:

Quan sát hình 34.4, cho biết cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có đặc điểm gì?

Quan sát hình 34.4, cho biết cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có đặc điểm gì

Xem đáp án

- Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ gồm rễ, thân, lá: 

+ Rễ thật, thân đã có mạch dẫn. 

+ Lá phát triển, mặt sau lá già có các đốm là túi bào tử, lá non thường cuộn tròn.


Câu 7:

Quan sát hình 34.5, hãy nêu đặc điểm giúp em nhận biết được cây thông là cây hạt trần.

Quan sát hình 34.5, hãy nêu đặc điểm giúp em nhận biết được cây thông là cây hạt trần

Xem đáp án

Đặc điểm giúp nhận biết cây thông là cây hạt trần là:

- Chưa có hoa và quả

- Hạt nằm lộ trên cá lá noãn hở


Câu 8:

Kể tên một số loài thực vật hạt kín mà em biết

Xem đáp án

Tên một số loại thực vật hạt kín mà em biết là: nhãn, vải, xoài, mận, hoa hồng, hoa ly, cây bàng…


Câu 10:

Đọc thông tin trên và quan sát hình 34.8, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì? Kể tên một số cây nên trồng trong nhà mà em biết.

Đọc thông tin trên và quan sát hình 34.8, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì

Xem đáp án

- Tác dụng của cây trồng trong nhà:

+ Hấp thụ bớt lượng CO2 có trong không khí

+ Làm sạch không khồng trong nhà

+ Làm cảnh, trang trí

+ Giảm bức xạ từ các thiết bị điện tử

- Tên một số loại cây nên trồng trong nhà: cây kim tiền, cây sống đời, cây trầu bà...


Câu 11:

Quan sát hình 34.9, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở nơi có rừng (hình 34.9a) với đồi trọc (hình 34.9) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó. Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết đất có rừng che phủ hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.

Quan sát hình 34.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta

Xem đáp án

- Lượng nước chảy ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều só với lượng nước chảy ở đồi trọc. 

- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn.

- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.

→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, rửa trôi hơn.


Câu 12:

Quan sát hình 34.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.

Quan sát hình 34.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta

Xem đáp án

- Một số thiên tai ở nước ta: bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán…

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng là: 

+ Hiệu ứng nhà kính

+ Tình trạng phá rừng gia tăng

+ Cháy rừng

+ Biến đổi khí hậu

+ Lượng khí thải gia tăng

- Đề xuất biện pháp:

+ Tăng cường trồng cây gây rừng

+ Nghiêm cấm tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy

+ Khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng

+ Hạn chế đốt rác thải, rơm rạ...


Câu 13:

Hình 34.11 cho ta biết những vai trò gì của thực vật?

Em hãy kể tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn của chúng

Xem đáp án

Vai trò của thực vật:

- Làm nơi ở cho động vật

- Cung cấp thức ăn cho động vật


Câu 14:

Em hãy kể tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn của chúng.

Xem đáp án

Tên một số loài động vật và thức ăn:

- Con trâu: cỏ

- Con thỏ: rau xanh, cà rốt

- Con sóc: quả dẻ


Câu 15:

Quan sát hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết.

Quan sát hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết

Quan sát hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết

Xem đáp án

Vai trò của thực vật đối với con người

Tên cây

Cung cấp lương thực, thực phẩm

Cây cà chua, cây lúa

Ăn quả

Cây chuối, cây vải

Làm cảnh

Cây vạn tuế, cây nha đam

Lấy gỗ

Cây bạch đàn

Làm thuốc

Cây đinh lăng, cây nha đam

Công dụng khác

Cây cà phê


Câu 16:

Thực vật được chia thành các ngành nào? 

Xem đáp án

Đáp án: B

Giới thực vật được chia thành các ngành là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.


Câu 17:

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

Xem đáp án

Đáp án: C

Cây dương xỉ, cây thông, cây rêu không thuộc ngành Hạt kín.


Câu 18:

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

Xem đáp án

Đáp án: B

Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí.


Câu 19:

Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

Bài tập trắc nghiệm Thực vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án: B

Tảo lục đơn bào không được xếp vào nhóm Thực vật.


Câu 20:

Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

Xem đáp án

Đáp án: A

Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín nên vì cơ thể có cả hoa, quả và hạt nằm trong quả.


Câu 21:

Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? 

Xem đáp án

Đáp án: A

Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.


Câu 22:

Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

Xem đáp án

Đáp án: C

Noãn là bộ phận chứa hạt chỉ xuất hiện ở những cây Hạt trần.


Câu 23:

Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

Xem đáp án

Đáp án: B

Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.


Câu 24:

Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

Xem đáp án

Đáp án: B

Dương xỉ là ngành thực vật đã có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử.


Câu 25:

Thực vật có vai trò gì đối với động vật? 

Xem đáp án

Đáp án: D

Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động vật


Bắt đầu thi ngay