Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 8: Lực trong đời sống - Bộ Kết nối tri thức
Bài 41: Biểu diễn lực
-
2655 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực?
- Khi đặt một hộp bút lên tay, ta cảm thấy nặng, chứng tỏ hộp bút đã tác dụng lực lên tay ta.
- Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Để biểu diễn (vẽ) lực, ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực như sau:
+ Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
+ Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
Câu 2:
Theo em lực nào trong Hình 41.1 là mạnh nhất, yếu nhất? Hãy sắp xếp các lực này theo thứ tự độ lớn tăng dần.
- Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất.
- Lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất.
- Các lực được sắp xếp theo thứ tự độ lớn tăng dần là:
1. Lực của em bé ấn nút chuông điện.
2. Lực của người mẹ kéo cửa phòng.
3. Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên.
Câu 3:
Hãy so sánh độ lớn lực kéo của hai đội kéo co trong Hình 41.2a và 41.2b.
- Trong hình 41.2a: độ lớn lực kéo của 2 đội là bằng nhau vì băng đỏ buộc giữa sợi dây đứng yên.
- Trong hình 41.2b: độ lớn lực kéo của đội bên phải lớn hơn độ lớn lực kéo của đội bên trái vì băng đỏ buộc giữa bị kéo lệch về bên phải.
Câu 4:
Hãy tìm hai lực trong đời sống có độ lớn khác nhau.
Độ lớn lực của con trâu kéo cái cày khác với độ lớn lực của tay người khi kéo dây cung.
Câu 5:
Hãy dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút của em lên khỏi mặt bàn và dùng lực kế kiểm tra
- Sử dụng lực kế để đo lực kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn.
Học sinh dự đoán và dùng lực kế để kiểm tra.
Ví dụ:
- Dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,5 N.
- Dùng lực kế để đo độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,3 N.
Câu 6:
Hãy mô tả bằng lời phương và chiều của các lực trong Hình 41.5.
- Hình 41.5a: Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
- Hình 41.5b: Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.
- Hình 41.5c: Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 7:
Hãy nêu các đặc trưng của các lực vẽ trong mặt phẳng đứng dưới đây theo tỉ xích 1cm ứng với 1N.
- Lực được vẽ trong hình a) có:
+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương: nằm ngang.
+ Chiều: từ trái sang phải.
+ Độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).
- Lực được vẽ trong hình b) có:
+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương: thẳng đứng.
+ Chiều: từ trên xuống dưới.
+ Độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).
+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương:hợp với phương nằm ngang 1 góc 450.
+ Chiều: từ dưới lên trên
+ Độ lớn: 1,5 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 1,5 cm).
Câu 8:
Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn các lực ở hình dưới, biết:
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N).
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N).
c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N).
( Với mỗi trường hợp phải nêu rõ tỉ xích đã chọn cho độ lớn của lực).
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N) có:
- Gốc: tại kẹp giấy
- Phương: trùng với phương của lực hút của nam châm.
- chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 0,25 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N) có:
- Gốc: tại viên đạn
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên
c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N) có:
- Gốc: tại quả tạ.
- Phương: trùng với phương của lực tác dụng
- Chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 3 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
Câu 9:
Biểu diễn lực bằng mũi tên.
Để biểu diễn lực, dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:
- Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
- Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
- Ví dụ: Xách va – li với lực 30 N.
Câu 10:
Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?
Để đo độ lớn của lực ta cần dùng lực kế
Chọn đáp án A
Câu 11:
Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
+ Điểm đặt
+ Phương
+ Chiều
+ Độ lớn
Chọn đáp án D
Câu 12:
Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm
Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Chọn đáp án B
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?
Lực tác dụng vào vật có đặc điểm:
+ Điểm đặt tại mép vật
+ Phương hợp với phương nằm ngang một góc 600
+ Chiều từ dưới lên trên
+ Độ lớn 3 N.
Chọn đáp án A
Câu 15:
Người ta biểu diễn lực bằng
Người ta biểu diễn lực bằng mũi tên có:
+ Gốc đặt tại vật chịu lực tác dụng
+ Phương và chiều trùng với phương và chiều tác dụng của lực
+ Độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực
Chọn đáp án B
Câu 16:
Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?
(1) Ước lượng độ lớn của lực.
(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.
(3) Chọn lực kế thích hợp.
(4) Đọc và ghi kết quả đo.
(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.
Thứ tự các bước sử dụng lực kế để đo được độ lớn của một lực:
- Ước lượng độ lớn của lực.
- Chọn lực kế thích hợp.
- Điều chỉnh lực kế về số 0.
- Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.
- Đọc và ghi kết quả đo.
Chọn đáp án C
Câu 17:
Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì
Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.
Chọn đáp án B
Câu 18:
Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần?
1: Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi
2: Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung
3: Lực của tay tác dụng để đẩy nôi em bé
4: Lực của tay lực sĩ tác dụng lên quả tạ
Thứ tự tăng dần độ lớn của lực: 1 → 2 → 3 → 4
Chọn đáp án A
Câu 19:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?
A – Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B – Phương nằm ngang chiều từ trái sang phải.
C – Phương vuông góc với cánh cửa, chiều từ trong ra ngoài.
D – Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
Chọn đáp án B