Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 8: Lực trong đời sống - Bộ Kết nối tri thức
Bài 42: Biến dạng của lò xo
-
2651 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các vật trong hình trên: a) kẹp quần áo; b) giảm xóc xe máy; c) bạt nhún, đều có cấu tạo và hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo.
Em có biết biến dạng này được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị, máy móc nào khác không?
- Ví dụ biến dạng của lò xo được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị, máy móc
- Thiết bị đóng cửa tự động:
- Cầu bập bênh cho bé:
- Ván nhảy hồ bơi:
Câu 2:
Hãy tìm ra 4 vật trong số các vật sau đây có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo:
- Đặc điểm biến dạng của lò xo là: Trong giới hạn đàn hồi, sau khi ngừng tác dụng lực, lò xo có thể trở lại hình dạng ban đầu.
Ví dụ: Dùng tay kéo dãn hoặc nén lò xo thì chúng vẫn trở lại hình dạng ban đầu.
=> Các vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo là:
a) quả bóng cao su,
c) dây cao su,
g) cây tre,
Câu 3:
Thí nghiệm mô tả ở Hình 42.2 giúp chúng ta khám phá đặc điểm dãn ra của lò xo khi bị biến dạng.
- Dụng cụ: giá đỡ thí nghiệm, thước thẳng, lò xo xoắn, các quả nặng giống nhau, giá đỡ quả nặng.
- Bố trí thí nghiệm như Hình 42.2.
- Tiến hành thí nghiệm
+ Treo lò xo thẳng đứng trên giá thí nghiệm.
+ Đo độ dài ban đầu l0 là của lò xo
+ Đo độ dài l của lò xo khi treo vật nặng
+ Xác định độ dãn của lò xo (còn gọi là độ biến dạng của lò xo):
Δl = l - l0
- Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ dãn Δl của lò xo và khối lượng m của vật nặng treo vào lò xo. Làm việc theo nhóm để:
+ Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m. Cụ thể là nếu tăng m lên 2, 3, 4,... lần thì Δl thay đổi như thế nào.
+ Kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
Mẫu ghi kết quả đo:
Tùy thí nghiệm ở mỗi học sinh.
Ví dụ:
Số vật treo vào lò xo | Tổng khối lượng vật treo (g) | Chiều dài ban đầu của lò xo (mm) | Chiều dài của lò xo khi bị dãn (mm) | Độ dãn của lò xo (mm)
|
1 | m1 = 5 g | l0 = 4mm | l1 = 7mm | Δl1 = l1 - l0 = 3mm |
2 | m2 = 10 g | l0 = 4mm | l2 = 10mm | Δl2 = l2 - l0 = 6mm |
3 | m3 = 15 g | l0 = 4mm | l3 = 13mm | Δl3 = l3 - l0 = 9mm |
- Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m: Khi m tăng lên 2, 3 lần thì Δl cũng tăng lên 2, 3 lần.
=> Khi kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm, em thấy dự đoán đúng.
=> Rút ra kết luận: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Câu 4:
Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài ban đầu l0 = 25 cm. Chiều dài l của lò xo khi bị kéo dãn bởi các vật treo có khối lượng m khác nhau được cho trong bảng dưới đây. Hãy cho biết các độ lớn cần ghi vào các ô có dấu (?).
- Độ dãn của lò xo khi treo vật có khối lượng 10 g là:
Δl = 25,5 - 25 = 0,5cm
=> Khi treo vật có khối lượng m = 10 g thì lò xo dãn 0,5 cm.
- Khi treo vật có khối lượng m = 20 g thì lò xo dãn:
0,5 x 2 = 1 cm.
=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 20g là:
25 + 1 = 26 cm.
- Khi treo vật có khối lượng m = 50 g thì lò xo dãn:
0,5 x 5 = 2,5 cm.
=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là:
25 + 2,5 = 27,5 cm.
- Khi treo vật có khối lượng m = 60 g thì lò xo dãn:
0,5 x 6 = 3 cm.
Em hoàn thành bảng như sau:
m (g) | 10 | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 |
l (cm) | 25,5 | 26 | 26,5 | 27 | 27,5 | 28 |
Câu 5:
Hãy quan sát, mô tả cấu tạo (mặt trước và bên trong) của cân lò xo và giải thích tại sao cân này có thể dùng để xác định khối lượng của vật.
- Cấu tạo của cân lò xo gồm các bộ phận:
+ Lò xo.
+ Thanh răng.
+ Thanh ngang.
+ Bánh răng.
+ Bộ khung đỡ lò xo.
+ Kim chỉ thị.
+ Mặt đồng hồ khắc vạch số.
+ Vỏ bảo vệ.
+ Móc treo.
- Khi cân vật, trọng lượng của vật sẽ cân bằng với độ lớn của lực đàn hồi. Bên trong cân các bộ phận: bánh răng, thanh răng sẽ chuyển đổi chuyển động thẳng của lò xo (do bị biến dạng) sang chuyển động xoay tròn của kim chỉ trên mặt đồng hồ. Người ta để cân với mặt số chia độ theo kilôgam thay cho việc chia độ theo Niuton tuân theo biểu thức: vì trong cuộc sống người ta cần biết khối lượng của vật.
Câu 6:
Làm việc theo nhóm để tự thiết kế và chế tạo một cái cân dùng để cân những vật có khối lượng nhỏ bằng các dụng cụ dễ kiếm như: dây cao su, lò xo, gỗ dán, kẹp giấy, dây thép,... và các quả cân mượn ở phòng thí nghiệm của nhà trường.
Học sinh có thể chế tạo cân theo các bước sau đây:
* Chuẩn bị
- Một ống trúc dài khoảng 20cm.
- Một chiếc lò xo.
- Một cái nút nhựa.
- Một thanh tre đã được khoan hai đầu.
- Hai cuộn băng keo màu trắng, màu đỏ.
- Một mảnh giấy trắng.
- Các quả cân.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Đo cách hai đầu ống trúc khoảng 3cm và đánh dấu, rồi dùng cưa và cưa nhẹ ở hai điểm đánh dấu. Sau đó, dùng dao để khoét phần thân (phần giữa của hai điểm đánh dấu)
- Bước 2: Dùng băng keo màu xanh quấn quanh thanh tre, rồi quấn vạch chỉ thị màu vàng ở một đầu của thanh tre (cách khoảng 1cm).
- Bước 3: Móc lò xo vào nút nhựa, rồi móc đầu thanh tre có vạch chỉ thị vào đầu còn lại của lò xo. Sau đó, móc dây chì vào đầu còn lại của thanh tre dùng để móc vật.
- Bước 4: Đưa toàn bộ lò xo, thanh tre vào trong ống trúc, rồi cố định nút nhựa vào một đầu của ống trúc.
- Bước 6: Dùng các quả cân có khối lượng 100g, 200g, 300g... lần lượt móc vào cân, dùng viết vạch lên giấy theo ba vạch của kim chỉ thị, đồng thời cũng vạch các dấu ngang với 100g, 200g, 300g trên cân. Khi không có vật nặng kim chỉ thị chỉ mốc 0.
Câu 7:
Làm cách nào để dùng cái cân này làm lực kế?
Để dùng cái cân này làm lực kế:
- Các vạch dấu ngang 100g, 200g, 300g... tương ứng bên cạnh ta sẽ ghi các chỉ số 1N, 2N, 3N...
- Cân này ta có thể dùng như một cái lực kế để đo lực.
Câu 8:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?
A – Sai, vì nếu lò xo bị biến dạng vượt quá giới hạn đàn hồi thì khi thôi tác dụng lực, lò xo sẽ không trở về hình dạng ban đầu.
B – Sai, khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau dài hơn chiều dài ban đầu.
C – Đúng.
D – Độ biến dạng của lò xo có thể là độ dãn của lò xo, có thể là độ nén của lò xo.
Chọn đáp án C
Câu 9:
Lò xo thường được làm bằng những chất nào?
Lò xo thường được làm bằng những chất thép, đồng thau do hai chất này đàn hồi tốt.
Nhôm, chì, … đàn hồi kém nên không được dùng để làm lò xo.
Chọn đáp án A
Câu 10:
Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?
Vật có tính chất đàn hồi là khi thôi tác dụng lực vào vật thì hình dạng vật trở lại được hình dạng ban đầu.
A – Không có tính chất đàn hồi
B – Có tính chất đàn hồi
C – Có tính chất đàn hồi
D – Có tính chất đàn hồi
Chọn đáp án B
Câu 11:
Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?
Biến dạng đàn hồi là khi thôi tác dụng lực vào vật, vật trở về lại hình dạng ban đầu.
A - Biến dạng đàn hồi.
B - Biến dạng không đàn hồi.
C - Biến dạng không đàn hồi.
D - Biến dạng không đàn hồi.
Chọn đáp án A
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không đúng về lực đàn hồi?
A – Đúng
B – Đúng
C – Có thể là lực kéo, có thể là lực nén
D – Đúng
Chọn đáp án C
Câu 13:
Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là , khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là . Độ biến dạng của lò xo khi đó là:
Độ biến dạng của lò xo khi đó là
Chọn đáp án D
Câu 15:
Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
Chọn đáp án B
Câu 16:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?
Độ biến dạng của lò xo khi bị dãn bằng chiều dài lúc dãn trừ đi chiều dài ban đầu.
Độ biến dạng = 24 cm - 20 cm = 4 cm
Chọn đáp án C
Câu 17:
Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là?
Đơn vị của độ biến dạng của lò xo là đơn vị đo của độ dài.
Chọn đáp án B