IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19: (có đáp án) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19: (có đáp án) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 19: (có đáp án) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (phần 2)

  • 1152 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tình hình Trung Quốc từ thế kỉ III có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô (Tam Quốc).


Câu 2:

Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau: 

“Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”. (SGK Lịch sử 7, trang 53)

Xem đáp án

Đáp án B
Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, cho đến khi đầy túi xin đổi về nước”.


Câu 3:

Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

Xem đáp án

Đáp án B

Tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có những điểm nổi bật sau:

- Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

- Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

- Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

- Cây trồng và vật nuôi phong phú


Câu 4:

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?

Xem đáp án

Đáp án C
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, tình hình ngoại thương nước ta có điểm nổi bật là: những nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên, …có cả người Trung Quốc, Giava, Ấn Độ, …. đến trao đổi buôn bán.


Câu 5:

Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án C

Đạo giáo do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Khổng giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không làm việc gì trái với tự nhiên


Câu 6:

Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp: Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.


Câu 7:

Vì sao nhà Hán giữ độc quyền đồ sắt?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhà Hán giữ độc quyền về đồ sắt nhằm:

- Kìm hãm sản xuất.

- Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân (nhân dân sản xuất vũ chống lại)


Câu 8:

Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

Xem đáp án

Đáp án B

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, thế lực phong kiến phương Bắc tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. Những hành động này thực chất là tiếp tục chính sách “đồng hóa” đã được thực hiện từ trước nhằm biến nước ta thực sự thành một quận, huyện của Trung Quốc


Câu 9:

Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

Xem đáp án

Đáp án C

Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển là:

- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.

- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

=> Loại trừ đáp án: C (là biểu hiện cho sự phát triển của thủ công nghiệp)


Câu 10:

Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

Xem đáp án

Đáp án D

* Thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI”

- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.

- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói, … đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ, … người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.

=> Loại trừ đáp án D: là biểu hiện của sự hình thành các thành thị trung đại phương Tây


Câu 11:

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Không cam chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (giữa thế kỉ III).

=> Như vậy, ách áp bức, bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến phương Bắc là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu


Câu 12:

Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?

Xem đáp án

Đáp án A

- Thời kì trước (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I): dưới quận là các huyện, các Lạc tướng vẫn cai trị như cũ.

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (từ thế kỉ I đến thế kỉ VI), nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.

=> Nhà Hán đã bắt đầu tăng cường sự cai trị đến tận địa phương


Câu 13:

Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?

Xem đáp án

Đáp án B

Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

- Thủ công nghiệp:

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương