IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 6: (có đáp án) Sơ lược về môn Lịch sử và Cách tính thời gian trong lịch (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 6: (có đáp án) Sơ lược về môn Lịch sử và Cách tính thời gian trong lịch (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 6: (có đáp án) Sơ lược về môn Lịch sử và Cách tính thời gian trong lịch sử (phần 2)

  • 1676 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 11 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?

Xem đáp án

Đáp án A
Lịch sử là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ


Câu 2:

Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng để tạo ra trình tự phát triển của lịch sử là gì?

Xem đáp án

Đáp án D
Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử


Câu 3:

Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Đáp án A

Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác ở nhiều dạng khác nhau


Câu 4:

Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?

Xem đáp án

Đáp án B

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính:

- Dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch).

- Dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch)


Câu 5:

Các dân tộc trên thế giới đều sử dụng chung một bộ lịch là

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch


Câu 6:

Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong quá trình tồn tại con người lao động, sáng tạo không ngừng để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình => thúc đẩy xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển


Câu 7:

Cơ sở nào để con người xác định được thời gian và tạo ra lịch?

Xem đáp án

Đáp án A

Thời xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên như: hết sáng đến tối, hết mùa màng đên mùa lạnh, ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.


Câu 8:

Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

Xem đáp án

Đáp án D

Các yếu tố nền tảng giúp con người phục dựng lại lịch sử một cách thuận lợi và chân thực là:

- Tư liệu truyền miệng: những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác dưới nhiều dạng khác nhau

- Tư liệu hiện vật: những di tích, đồ vật của người xưa vẫn được giữ lại đến hiện tại

- Tư liệu chữ viết: những bản ghi, sách vở chép tay hay những bản khắc

=> Đáp án D: các bài nghiên cứu khoa học thực chất là một hình thức phục dựng lại lịch sử của con người


Câu 9:

Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người:

- Thời gian hoạt động: lịch sử của một con người ngắn ngủ hơn rất nhiều so với thời gian vận động của xã hội loài người

- Các hoạt động: hoạt động của một người trong quá trình tồn tại không thể đa dạng bằng các hoạt động của xã hội loài người

- Tính chất: lịch sử một người mang tính chất cá nhân; lịch sử xã hội loài người mang tính chất cộng đồng

=> Loại trừ đáp án: D


Câu 10:

Cho sự kiện sau: - Bính Thìn- Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện trên so với năm nay (2018).

Xem đáp án

Đáp án A

Số năm: 2018 - 1016 = 1002 năm.

Số thế kỉ: 21- 11 = 10 thế kỉ


Câu 11:

Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

Xem đáp án

Đáp án D

Sở dĩ Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” là do:

- Lịch sử giúp tái hiện lại bức tranh quá khứ sinh động

- Khi xem xét bức tranh đó, con người có thể hiểu được quá khứ và rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

=> Đáp án D: Giá trị của lịch sử không phải là giá trị nhất thời mà nó là giá trị lâu dài, bền vững


Bắt đầu thi ngay