Vì theo quy định tại khoản 3 điều 262 thì gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Nói rộng hơn thì thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác trong các trường hợp sau thì không bị coi là trái pháp luật: - Có sự kiện bất khả kháng. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay qua nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Hành vi của A không là hành vi trái pháp luật… - Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (khoản 1 – Điều 613), TTCT (khoản 1 – Điều 614)… - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Anh A, B, C thực hiện công việc tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
Câu trả lời này có hữu ích không?
0
0
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy.
Bồi thường thiệt hại do công chức – viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Bồi thường thiệt hại do công chức công chức viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những quy định của pháp luật được ghi nhận trong bộ luật dân sự quy định về hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.