650 câu trắc nghiệm Luật dân sự có đáp án - Phần 16
-
8139 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường 1 phần thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Trong Bộ luật dân sự, lỗi được qui định tại Điều 308, theo đó lỗi được chia làm 2 loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong một số trường hợp, khi khi bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì vẫn được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Đơn cử trường hợp được qui định tại điểm a – khoản 3 – Điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong trường hợp này nếu thiệt hại xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại. Chỉ khi nào thiệt hại sảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì họ mới không được bồi thường.
Câu 2:
Bồi thường thiệt hại do công chức công chức viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Vì cơ quan tiến hành tố tụng có đầy đủ các yếu tố cuả một pháp nhân như: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận, có độc lập với cá nhân và tổ chức khác, được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Theo điều 618 thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao.
Câu 3:
Pháp nhân bồi thường thiệt hại bao nhiêu thì người của pháp nhân đó phải hoàn trả bấy nhiêu.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì không có cơ sở pháp lý nào quy định điều này. Điều 618 chỉ quy định nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Mặt khác theo quy định tại khoản 2 điều 605 thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Câu 4:
Nếu pháp nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người của pháp nhân cũng có lỗi.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì trong trường hợp người của pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nhưng người này đã cảnh báo với người có thẩm quyền quản lý trực tiếp mình về việc thực hiện nhiệm vụ sẽ gây ra thiệt hại nhưng bị phớt lờ và bị bắt buộc phải thực hiện đến cùng theo mệnh lệnh ban đầu của pháp nhân và gây ra thiệt hại thì người đó hoàn toàn không có lỗi vì đã làm hết trách nhiệm của mình. Trong trường hợp này pháp nhân đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có lỗi cố ý để cho thiệt hại xảy ra.
Câu 5:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Vì theo quy định tại khoản 3 điều 623 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu, giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Nghĩa là ở đây không xem xét đến yếu tố lỗi việc có lỗi hay không không ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Câu 6:
Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái pháp luật.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo quy định tại khoản 3 điều 262 thì gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Nói rộng hơn thì thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác trong các trường hợp sau thì không bị coi là trái pháp luật:
- Có sự kiện bất khả kháng. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay qua nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Hành vi của A không là hành vi trái pháp luật…
- Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (khoản 1 – Điều 613), TTCT (khoản 1 – Điều 614)…
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.
- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Anh A, B, C thực hiện công việc tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
- Có sự kiện bất khả kháng. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay qua nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Hành vi của A không là hành vi trái pháp luật…
- Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (khoản 1 – Điều 613), TTCT (khoản 1 – Điều 614)…
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.
- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Anh A, B, C thực hiện công việc tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền.
Câu 7:
Gây thiệt hại mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái pháp luật
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì nếu sự đồng ý đó là trái pháp luật thì hành vi đó vẫn là trái pháp luật.
Ví dụ: Tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ , pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người dưới bất kỳ hình thức nào. Một bệnh nhân bị bệnh nan y muốn được bác sỹ can thiệp để kết thúc sự sống. Nếu bác sỹ vì sự đồng ý của bệnh nhân mà thực hiện cái chết êm ái cho bệnh nhân đó thì đương nhiên là đã vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ , pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người dưới bất kỳ hình thức nào. Một bệnh nhân bị bệnh nan y muốn được bác sỹ can thiệp để kết thúc sự sống. Nếu bác sỹ vì sự đồng ý của bệnh nhân mà thực hiện cái chết êm ái cho bệnh nhân đó thì đương nhiên là đã vi phạm pháp luật.
Câu 8:
Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành vi vi phạm pháp luật đó chỉ có một hoặc một số hànhvi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm pháp luật nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng và thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm dân sự riêng rẽ.
Câu 9:
Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp nhân phải bồi thường (theo k1 và k2 Điều 621 Bộ luật dân sự).
Câu 10:
Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617 Bộ luật dân sự.
Câu 11:
Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những quy định của pháp luật được ghi nhận trong bộ luật dân sự quy định về hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Câu 12:
Chủ thể bị xâm phạm chỉ có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi quy định của pháp luật.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Có thể yêu cầu cao hơn nếu bên gây thiệt hại đồng ý, pháp luật tôn trọng sự tự nguyện của các bên còn phạm vi quy định của pháp luật chỉ đặt ra khi các bên không thỏa thuận được.
Ví dụ: Khoản 2 – điều 609 Bộ luật dân sự.
Ví dụ: Khoản 2 – điều 609 Bộ luật dân sự.
Câu 13:
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là hệ quả của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Mục đích của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu cho chủ thể bị xâm phạm về tài sản, bù đắp những tổn thất về tinh thần cho chỉ thể bị xâm phạm.
Câu 14:
Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường tương ứng mức độ lỗi do mình gây ra theo quy định 617.
Câu 15:
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Súc vật không thuộc các liệt kê quy định tại k1 điều 623 Bộ luật dân sự.
Câu 16:
Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành tố tụng đó phải bồi thường thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Chỉ bồi thường nếu người đó gây ra thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng điều 620 Bộ luật dân sự.
Câu 17:
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm bồi thường của người giám hộ đương nhiên.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Cha mẹ không phải là người giám hộ đương nhiên theo quy định Điều 61 BLDS.
Câu 18:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường một phần thiệt hại.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại thì họ không được bồi thường từ chủ thể gây thiệt hại (Điều 617); hoặc được bồi thường toàn bộ thiệt hại nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng với lỗi vô ý điểm a k3 điều 623 Bộ luật dân sự
Câu 19:
Bồi thường thiệt hại do công chức – viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Bồi thường thiệt hại do công chức viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ là bồi thường do người của pháp nhân gây ra khi đang thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao (Điều 618). Cơ quan tiến hành tố tụng là pháp nhân theo quy định tại điều 101.
Câu 20:
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật. (Điều 5, Điều 6 BLDS năm 2015)
Câu 21:
Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Câu 22:
Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Bởi vì khái niệm Luật Dân sự: Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
Câu 23:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Mệnh lệnh và quyền uy là phương pháp điều chỉnh của Luật Hình Sự. Mặt khác, phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân Sự là bình đẳng, thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
Câu 24:
Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các giao lưu dân.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được chuyển giao.
Câu 25:
Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ một trong các trường hợp sau đây :
Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý
Người được đại diện có lỗi dẫn đến người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện”.
Vì vậy, căn cứ vào khoản 1 điều 142 BLDS 2015 thì trong một vài trường hợp nhất định thì vẫn có thể phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện
Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý
Người được đại diện có lỗi dẫn đến người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện”.
Vì vậy, căn cứ vào khoản 1 điều 142 BLDS 2015 thì trong một vài trường hợp nhất định thì vẫn có thể phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện