650 câu trắc nghiệm Luật dân sự có đáp án - Phần 22
-
8165 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Đó là theo nguyên tắc chung nhưng pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.
Câu 2:
Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Theo khoản 2 ĐIều 359 trong kí cược nếu bên thue vi phạm nghĩa vụ thì trước hết bên cho thuê phải đòi lại tài sản thuê không được xử lí ngay tài sản.
Câu 3:
Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Được thay thế nếu có sự vi phạm.
Câu 4:
Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Không cần có sự đồng ý nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh…
Câu 5:
Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Vì đối với biện pháp cầm có thời điểm có hiệu lực là khi chuyển giao vật và bản chất là phải có sự nắm giữ của bên nhận cầm cố; do đó, tài sản hình thành trong tương lai không thể là đối tượng của biện pháp cầm cố
Câu 6:
Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Ví dụ: cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Câu 7:
Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Do thỏa thuận của các bên có thể xử lí tài sản trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
Câu 8:
Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm).
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Ví dụ như bán đấu giá tài sản
Câu 9:
Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Câu 10:
Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Biện pháp kí cược có thể có hình thức lời nói.
Câu 11:
Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Câu 12:
Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Bảo lãnh có thể là công việc phải thực hiện, tín chấp là uy tín.
Câu 13:
Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Về nguyên tắc chung là đúng nhưng pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, hai bên có thể thỏa thuận nếu biện pháp bảo đảm vô hiệu thì nghĩa vụ trong hợp đồng chính cũng vô hiệu.
Câu 14:
Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Trong trường hợp giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện
Câu 15:
Người uống rượu bia say là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Điều 24, Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Câu 16:
Tổ chức được thành lập hợp pháp là tổ chức có tư cách pháp nhân.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Bởi vì: Chỉ có tổ chức đủ 4 điều kiện theo quy định tại Điều 74, Bộ luật dân sự 2015 mới có tư cách pháp nhân. Theo đó: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Trường hợp tổ chức thành lập hợp pháp nhưng không đáp ứng được 1 trong các điều kiện trên thì không phải là pháp nhân.
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Trường hợp tổ chức thành lập hợp pháp nhưng không đáp ứng được 1 trong các điều kiện trên thì không phải là pháp nhân.
Câu 17:
Trong quan hệ pháp luật dân sự, Nhà nước và các chủ thể khác bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Theo quy định tại Điều 97, Bộ luật dân sự 2015 thì: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.”
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không phải quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân?
Xem đáp án
Chọn đáp án B