Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

650 câu trắc nghiệm Luật dân sự có đáp án - Phần 17

  • 6130 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Theo khoản 2 Điều 138 BLDS 2015: “Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”. Trong thực tiễn có thể thấy nhiều việc ủy quyền không cần văn bản có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Câu 2:

Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt (chấm dứt pháp nhân).
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Chấm dứt pháp nhân trong cơ cấu pháp nhân: Hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất. Căn cứ pháp lý: Điều 96 BLDS 2015

Câu 3:

Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015: “Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức hành vi của mình thì khi được yêu càu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan , tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Vì vậy, khi chưa có kết luận chính thức thì người bị bệnh tâm thần không được xem là mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 4:

Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ Điều 136 BLDS 2015 thì cha mẹ là người đại diện của con chưa thành niên. Căn cứ pháp lý: Điều 136 BLDS 2015.

Câu 5:

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Căn cứ Điều 87 BLDS 2015 (trách nhiệm dân sự của pháp nhân) thì: “Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân”. Cơ sở pháp lý: Điều 87 BLDS 2015

Câu 6:

Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Cá nhân dưới 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự (Điều 21 BLDS 2015). Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLDS 2015

Câu 7:

Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định (Điều 149 BLDS 2015). Do đó, trường hợp các bên thỏa thuận về thời hiệu thì thỏa thuận về thời hiệu đó vô hiệu.

Câu 8:

Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Việc giám hộ chỉ chấm dứt khi người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (điểm a khoản 1 Điều 62 BLDS 2015 về “chấm dứt việc giám hộ”)

Câu 9:

Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Không vô hiệu trong trường hợp biện pháp bảo đảm đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nhằm mục đích hoàn trả tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khoản 1 Điều 15 NĐ 163.

Câu 10:

Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Về bản chất cẩm cố là chuyển giao bản thân của tài sản còn thế chấp là chuyển gioa các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lí của tài sản. Cơ sở pháp lý: Điều 716 Bộ luật Dân sự 2015.

Câu 11:

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Đối với bảo lãnh thì nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh với phải thực hiện nghĩa vụ

Câu 12:

Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Còn theo thỏa thuận của các bên Điều 441. Cơ sở pháp lý: Điều 441 BLDS 2015.

Câu 13:

Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Trong thời gian chưa hoàn thành nghĩa vụ trả tiền, bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu với tài sản bán, Cơ sở pháp lý: Điều 461 BLDS 2015.

Câu 14:

Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Nếu trước thời điểm mua bên mua phát hiện được khuyết tật về tài sản thì bên bán phải chịu rủi ro Căn cứ pháp lý: Điều 440 BLDS 2015.

Câu 15:

Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Có trường hợp không cần có sự đồng ý ví dụ như tài sany chung hợp nhất của vợ chồng, 1 bên có thể dùng tài sản tham gia vào giao dịch mua bán mà đem lại lợi ích cho bên kia.

Câu 20:

Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Khi tiếp nhận nghĩa vụ ủy quyền pháp nhân phải xem xét công việc đó có ảnh hưởng đến lợi ích của công ty hay không, nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động pháp nhân sẽ không tiếp nhận việc ủy quyền.

Câu 22:

Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Nếu vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên được ủy quền phải chịu trách nhiệm với hành vi vượt quá của mình.

Câu 24:

Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Vì ủy quyền là sự thỏa thuận.

Câu 25:

Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Có thể ủy quyền theo hình thức miệng.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương