Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

650 câu trắc nghiệm Luật dân sự có đáp án - Phần 21

  • 6126 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Chấm dứt tại thời điểm các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng, nghĩa vụ bảo hành không phải là nghĩa vụ dân sự mà đó là hình thức khuyến khích nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng của bên bán.

Câu 2:

Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Có thể liên quan đến chủ thể khác ví dụ như bán đấu giá.

Câu 4:

Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Khi tham gia đấu giá người tham gia theo quy định phải trả 1 khoản tiền đặt trước, và theo như quy định sẽ có 1 số trường hợp không được trả lại khoản tiền này

Câu 5:

Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Tiền đặt trước, cần phân biệt đặt trước và đặt cọc.

Câu 7:

Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Để phiên bán đấu giá được diễn ra công bằng và khách quan pháp luật quy định người bán đấu giá không thể đồng thời là người mua đấu giá.

Câu 8:

Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Bán đấu giá phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, người bán đấu giá phải là các trung tâm, doanh nghiệp có đủ các Điều kiện nhà nước cho phép được thực hiện bán đấu giá, người có tài sản không thể tự mình thực hiện việc bán đấu giá.

Câu 9:

Người bán đấu giá là người có tài sản để bán.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Đó là trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá.

Câu 10:

Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Có thể được tiếp tục thực hiện và tài sản được chuyển cho những người thừa kế.

Câu 11:

Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Do bên có tài sản và người bán đấu giá thỏa thuận theo hợp đồng.

Câu 12:

Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Bên bán có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền để bán tài sản.

Câu 13:

Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Đối với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu.

Câu 14:

Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Vì việc quy định của pháp luật đối với biện pháp đặt cọc nhằm nâng cao việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Câu 15:

Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Nếu có thỏa thuận bảo lãnh theo từng phần độc lập.

Câu 16:

Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Về nguyên tắc chung nhằm bảo vệ lợi ích của bên cho thuê pháp luật quy định tài sản dùng để kí cược phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thuê, tuy nhiên pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên).

Câu 17:

Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Đối tượng của kí cược chỉ có thể là động sản. Căn cứ theo mục đích của kí cược là bên thuê phải trả lại tài sản thuê. Còn đối với bất động sản có liê quan đến các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lí nên chủ sở hữu được bảo vệ tối ưu nên sẽ không áp dụng kí cược)

Câu 18:

Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Vì theo tinh thần của Điều 372 về tín chấp thì biện pháp tín chấp thực chất là 1 biện pháp dùng để hỗ trợ và nâng cao công tác xã hội nhằm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn)

Câu 19:

Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Pháp luật không có quy định rằng một cá nhận là thành viên của nhiều tổ chức chính trị xã hội chỉ được xác lập 1 khoản vay, với mục đích nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống cho nhân dân, nếu 1 cá nhân là người của nhiều tổ chức chính trị xã hội thì có thể dùng uy tín của nhiều tổ chức mà mình là thành viên để thực hiện hợp đồng vay)

Câu 20:

Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở.
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Bởi vì: Người đại diện của hộ gia đình nghèo phải là thành viên của tổ chức mới có thể được tổ chức đó bằng uy tín của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ vay)

Câu 22:

Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Trong trường hợp 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ

Câu 25:

Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bởi vì: Tài sản hình thành trong tương lai không phải đối tượng của cầm cố vì bản chất của cầm cố phải có sự chuyển giao và nắm giữ tài sản.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương