650 câu trắc nghiệm Luật dân sự có đáp án - Phần 8
-
8133 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo diều 58 BLDS thì người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.
Câu 2:
Người đại diên hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo qui định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo điều 141 BLDS thì người đại diện theo PL còn có cha, mẹ; người giám hộ, chủ hộ gia đình… chú không chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân the quy định PL.
Câu 3:
Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo tinh thần của BLDS thì NLHVDS tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức của họ khác nhau thì NLHVDS khác nhau.
Câu 4:
Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo điều 79 BLDS thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý theo qui định của PL. (vợ hoặc chồng của người mất tích, nếu đang ly hôn thì con cái hay cha, me của người mất tích quản lý, nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người quản lý tài sản…)
Câu 5:
Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật qui định.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Vì theo tinh thần điều 139 BLDS thì người đại diện chỉ cần thỏa mãn được các yêu cầu của điều 139.
Câu 6:
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì quyền nhân thân có thể chuyển giao với các điều kiện do PL về sở hữu trí tuệ qui định.
Câu 7:
Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo điều 70 BLDS thì người giám hộ chết thì người được giám hộ thay người giám hộ khác.
Câu 8:
Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo tinh thần BLDS thì hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn và không theo phần vì không xác định được phần đóng góp của họ.
Câu 9:
Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Câu 10:
Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia thì ý chí đó còn phải phù hợp với ý chí của nhà nước.
Câu 11:
Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì quan hệ bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản chứ không phải là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.
Câu 12:
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước; còn năng lực hành vi dân sự chỉ có chủ thể là cá nhân.
Câu 13:
Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẩn không có tin tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì về nguyên tắc cũng như trình tự của luật tố tụng dân sự ngoài thỏa mãn những điều kiện về thời gian, không gian… mà không có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tòa án thì người đó sẽ không thỏa mãn bị tuyên bố là đã chết hay mất tích.
Câu 14:
Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân.
Xem đáp án
Chọn đáp án A
Vì "có thể" chứ không phải là chắc chắn, thêm vào nữa nếu thỏa mãn những điều kiện được quy định tại điều 84 BLDS 2005 thì một tổ chức bất kì hoàn toàn có thể được coi là một pháp nhân.
Câu 15:
Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì hoạt động của hộ gia đình còn có thể thông qua hoạt động của các thành viên trong hộ gia đình nếu được chủ hộ ủy quyền cho tham gia.
Câu 16:
Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc mối nuôi dưỡng nhau.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì pháp luật không cấm những người trong tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau.
Câu 17:
Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của con.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo khoản 3 điều 62 BLDS trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con cái hoặc có mà vợ, chồng, con cái đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ là người giám hộ của con.
Câu 18:
Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại diện.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì nếu người tử đủ 18 tuổi trở lên mà bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vẫn cần người đại diện để tham gia các giao dịch dân sự.
Câu 19:
GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì điều kiện để 1 giao dịch dân sự vô hiệu do 1 bên bị lừa dối là phải có yêu cầu đến tòa án thì giao dịch dân sự đó mới được coi là vô hiệu. Vì vậy nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối thì giao dịch dân sự đó không được coi là vô hiệu.
Câu 20:
Người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có sự đồng ý của người đại diện.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì người từ đủ 15 đến 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự 1 phần mặc dù chưa đầy đủ nhưng có thể tham gia 1 số giao dịch dân sự nếu pháp luật không yêu cầu khác về độ tuổi.
Câu 21:
Tất cả người chưa thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha mẹ đều đã chết.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về mặt thể chất.
Câu 22:
Người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người đại diện.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo khoản 1, điều 144 BLDS thì Người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp PL có qui định khác và theo khoản 3 điều 144 BLS.
Câu 23:
Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuy6en bố GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là GDDS vô hiệu.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì chỉ có người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là vô hiệu.
Câu 24:
Người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản của người được đại diện.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo điều 144 và điều 169 BLDS ta thấy người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Câu 25:
Người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Vì theo khoản 1, điều 141 người đại diện theo pháp luật có thể là tổ chức cơ quan nếu được pháp luật quy định.