Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 302

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:

Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.

Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

I. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

II. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

IV. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

Số phương án đúng là

A. 0

B. 1

Đáp án chính xác

C. 2

D. 3

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

B

Nội dung 1 sai. Chim ăn thịt cỡ lớn ngoài nguồn thức ăn là động vật ăn rễ cây ra nó còn ăn chim sâu và chim ăn hạt, còn rắn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây nên khi động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh, chim ăn thịt có thể có nguồn thức ăn khác trong khi rắn và thú ăn thịt không có, vì vậy giữa rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt hơn so với giữa chim ăn thịt và rắn.

Nội dung 2 sai. Ổ sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về các nhân tố sinh thái khác nhau nên không có loài nào có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Nội dung 3 đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích đó là: Cây => côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây => chim sâu => chim ăn thịt cỡ lớn.

Nội dung 4 sai. Chim ăn thịt không ăn cây nên không thể là bậc dinh dưỡng cấp 2

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là:

Xem đáp án » 18/06/2021 9,657

Câu 2:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án » 18/06/2021 5,085

Câu 3:

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.

II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.

III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.

IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

Xem đáp án » 18/06/2021 3,876

Câu 4:

Chuột cát đài nguyên có thể sống ở -50°C đến +30°C nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng 0°C đến 20°C. Khoảng nhiệt độ từ 0°C đến 20°C được gọi là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,978

Câu 5:

Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này

Xem đáp án » 18/06/2021 1,977

Câu 6:

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Thực vật nổi à Động vật không xương sống à Cá nhỏ à Cá lớn. Cho các phát biểu sau đây:

I. Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn.

II. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn.

III. Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn trên.

IV. Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật nổi.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,819

Câu 7:

Xét các ví dụ sau:

I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.

II. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

III. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.

IV. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.

Có bao nhiêu ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,800

Câu 8:

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 28 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể

Xem đáp án » 18/06/2021 1,432

Câu 9:

Cho lưới thức ăn sau:

Cho các nhận định sau về chuỗi thức ăn trên:

I. Giữa loài B và loài C là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, không có sự cạnh tranh lẫn nhau.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

III. Loài A có thể là một loài động vật không xương sống.

IV. Loài H tham gia vào 8 chuỗi thức ăn khác nhau.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,359

Câu 10:

Cho sơ đồ lưới thức ăn sau đây:

I. Có 20 chuỗi thức ăn bắt đầu bằng loài A và kết thúc bằng loài E.

II. Loài H tham gia vào 10 chuỗi thức ăn khác nhau.

III. Trong mỗi chuỗi thức ăn thì loài B nhận được ít năng lượng nhất.

IV. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,150

Câu 11:

Cho các nhận xét sau:

I. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

II. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.

III. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.

IV. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng

Xem đáp án » 18/06/2021 1,139

Câu 12:

Cho chuỗi thức ăn: Lúa " Châu chấu " Nhái " Rắn " Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,097

Câu 13:

Quần thể là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,034

Câu 14:

Khi hai loài trong một quần xã trùng nhau về ổ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa chúng có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái riêng cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp?

Xem đáp án » 18/06/2021 969

Câu 15:

Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ

Xem đáp án » 18/06/2021 928

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »