(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – lần 1 2019): Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 6 gen A, B, C, D, E, F. Trong đó gen A và B cùng nằm trên NST số 1 , gen C và D cùng nằm trên NST số 2, gen E nằm trong ti thể, gen F nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Nếu gen C nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần
II. Nếu gen A phiên mã 20 lần thì gen B cũng phiên mã 20 lần
III. Nếu đột biến thể một xảy ra ở cặp NST số 2 thì gen C chỉ có 1 bản sao
IV. Khi gen F nhân đôi 1 số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Đáp án D
I đúng, vì 2 gen này được nhân đôi khi NST nhân đôi
II sai, phiên mã dựa vào nhu cầu của tế bào với sản phầm của 2 gen đó
III đúng
IV đúng
(THPT Lương Văn Tụy – Ninh Bình – lần 1 2019): Một gen ở vi khuẩn E. Coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
(Sở GD – ĐT Cần Thơ – 2019): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Giả sử có 1 cá thể của loài này bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 1 và đột biến lặp đoạn nhỏ ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 3. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Tổng số giao tử tạo ra có 75% số giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.
II. Các gen còn lại trên nhiễm sắc thể số 1 đều không có khả năng nhân đôi.
III. Mức độ biểu hiện của các gen trên nhiễm sắc thể số 3 luôn tăng lên.
IV. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 5 nhiễm sắc thể.
(Sở GD – ĐT Quảng Nam – 2019): Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.
II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.
III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.
IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.
(Sở GD – ĐT – lần 2 2019): Gen M có 4050 liên kết hidrô và có hiệu số giữa tỉ lệ phần trăm nuclêôtit loại G và nucleôtit không bổ sung với nó là 20%. Gen M bị đột biến điểm thành gen m. Một tế bào chứa cặp gen Mm nguyên phân bình thường liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 2703 nuclêôtit loại T và 6297 nuclêôtit loại X. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Dạng đột biến xảy ra đối với gen M là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
II. Chiều dài của gen m là 5100Å.
III. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m là A= T= 499, G =X = 1051.
IV. Số chu kì xoắn của gen M nhiều hơn gen m.
(Sở GD – ĐT Tiền Giang – 2019): Một gen có 240 chu kì xoắn và có tổng số nuclêôtit loại T với loại A chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit trên mạch 2 của gen là:
(Sở GD – ĐT – lần 2 2019): Một gen có chiều dài 4080 A và có số A=2G bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là
(Sở GD – ĐT Bắc Ninh – lần 2 2019): Gen A ở vi khuẩn E. coli quy định tổng hợp một loại prôtêin có 98 axit amin. Gen này bị đột biến mất cặp nuclêôtit số 291, 294, 297 và tạo ra gen a. Nếu cho rằng các bộ ba khác nhau quy định các loại axit amin khác nhau.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi so sánh prôtêin do gen a tổng hợp (prôtêin đột biến) và prôtêin do gen A tổng hợp (prôtêin bình thường) ?
I. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin, có axit amin thứ 92 và 93 khác prôtêin bình thường.
II. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin và có hai axit amin đầu tiên khác prôtêin bình thường.
III. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin, có axit amin thứ 3 và 4 khác prôtêin bình thường.
IV. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin và có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường.
(Sở GD – ĐT Cần Thơ – 2019): Ở sinh vật nhân sơ, xét gen B dài 0,408µm và có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành alen b, alen b tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp 7194 nucleotit tự do và số liên kết hidro trong các gen con thu được là 11988. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen B?
I. Đột biến đã xảy ra với gen B là mất 1 cặp G-X.
II. Tổng số nucleotit của gen B là 2400.
III. Mạch 1 của gen B có A = 120; T = 360; G = 240; X = 480.
IV. Dạng đột biến trên chỉ làm thay đổi 1 bộ ba.
(Sở GD – ĐT Tiền Giang – 2019): Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì hai alen này chỉ khác nhau 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
III. Nếu đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit thì chuỗi pôlipeptit do alen a quy định tổng hợp và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định tổng hợp có tổng số aa bằng nhau.
IV. Nếu là đột biến điểm và alen a nhiều hơn 3 liên kết hidro thì đây là đột biến thêm 1 cặp G-X.
(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô; alen a có 2300 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là
(Sở GD – ĐT – lần 2 2019): Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến
(THPT Chuyên Cao Bằng – lần 1 2019): Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
(THPT Thái Phiên – Hải Phòng – lần 1 2019): Một gen có 1600 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2
(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19
(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2
(4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X)=2/3
(5) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 4160
(6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 29760
(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Một gen có chiều dài là 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lí bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là
(THPT Chuyên Hưng Yên – lần 2 2019): Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?
I- Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.
II- A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.
III- Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.
IV- Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.