Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P4)

  • 6961 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

(Sở GD – ĐT Cần Thơ – 2019): Ở sinh vật nhân sơ, xét gen B dài 0,408µm và có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành alen b, alen b tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp 7194 nucleotit tự do và số liên kết hidro trong các gen con thu được là 11988. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen B?

I. Đột biến đã xảy ra với gen B là mất 1 cặp G-X.

II. Tổng số nucleotit của gen B là 2400.

III. Mạch 1 của gen B có A = 120; T = 360; G = 240; X = 480.

IV. Dạng đột biến trên chỉ làm thay đổi 1 bộ ba.

Xem đáp án

Đáp án B

Gen B: NB=2L3,4=2400A=T=G=X=600

Mạch 1 có A1 = 120=T2 →A2 = T1 = 600 – 120 = 480

Mạch 2 có X2 = 20%NB/2 =240 = G1 → X1=G2 = 600 – 240 = 380

Gen b có tổng số nucleotit là NB

Gen b nhân đôi 2 lần

Ta có Nmt = Nb×(22 – 1)= 7194 → Nb = 2398

Số liên kết hidro trong mỗi gen con là : H = H : 22 = 2997

Số nucleotit từng loại có thể tính theo hệ phương trình:

2A+2G=23982A+3G=2997A=T=600G=X=599

→ Đột biến mất 1 cặp G-X

I đúng

II đúng

III sai, mạch 1 của gen B: A1 = 120; T1 = 480 ; G1 = 240 ; X1 = 380

IV sai, đột biến trên làm thay đổi các bộ ba từ điểm đột biến.


Câu 5:

(Sở GD – ĐT Tiền Giang – 2019): Một gen có 240 chu kì xoắn và có tổng số nuclêôtit loại T với loại A chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit trên mạch 2 của gen là:

Xem đáp án

Đáp án A

Số nucleotit của gen là N = C×20 = 240×20 = 4800

%A+%T=40% →%A=%T=20%; %G=%X= 30%

Mạch 1 có A1= 20% = T2; X1= 25% =G2

Mạch 2 có A2 = %A×2 - %A1= 20% ; X2 = 2×%X - %X1 = 35%

Số nucleotit từng loại của mạch 2: A2 = 20%N/2 = 480 = T2; G2 = 600; X2 =840


Câu 8:

(Sở GD – ĐT – lần 2 2019): Một gen có chiều dài 4080 A và có số A=2G bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là

Xem đáp án

Đáp án A

Số nucleotit của 2 gen là: N=2L3,4=2400

Gen bình thường: 2A+2G=2400A=2GA=T=800G=X=400

Gen đột biến có chiều dài bằng gen bình thường nhưng có nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô → đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

Gen đột biến có G=401

Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là: Gmt­ =G×(25 – 1) = 12431


Câu 11:

(Sở GD – ĐT – lần 2 2019): Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến

Xem đáp án

Đáp án B

Gen bình thường:

N =5000; A=10% = T; G=X=40%

H= 2A+3G= 140%N =7000 nucleotit ;

L = 8500

Gen đột biến:

L = 8496,6Å; → N = 4998;  H= 6998

→ Số nucleotit giảm 2 →mất 1 cặp nucleotit; số H giảm 2 →mất 1 cặp A-T


Câu 13:

(THPT Chuyên Cao Bằng – lần 1 2019): Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

Xem đáp án

Đáp án C

NB = 2L/3,4 =1300

HB = 2AB + 3GB = 1669

Ta có hệ phương trình 2AB+2GB=13002AB+3GB=1669AB=TB=281GB=XB-369

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282

Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368

Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

(1) đúng

(2) sai, Hb = 2Tb + 3Xb = 1668

(3) đúng

(4) đúng, Nb = 2Tb + 2Xb = 1300


Câu 14:

(Sở GD – ĐT Quảng Nam – 2019): Xét một gen b trong nhân của tế bào nhân thực, có chiều dài 5100Å và có tỉ lệ nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trong cấu trúc của gen b có một loại bazơ loại G bị thay đổi cấu trúc trở thành dạng hiếm và làm phát sinh đột biến gen b thành B. Khi gen b nhân đôi một số lần và đã tạo ra các gen con, tổng số nucleotit loại G trong các gen con không bị thay đổi cấu trúc là 76800. Cho biết đột biến phát sinh ngay lần nhân đôi thứ nhất của gen. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Gen đột biến B có chiều dài bằng gen b.

II. Gen b đã nhân đôi 7 lần.

III. Tổng số nucleotit loại X trong các gen đột biến B là 76073.

IV. Tổng số nucleotit loại A trong các gen đột biến B là 114427.

Xem đáp án

Đáp án B

Số nucleotit của gen b: Nb=2L3,4=3000

→ Gb= 3000×0,2 =600 → A=T=900

Đột biến do nucleotit G* sẽ gây ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit: G-X bằng T-A

Gen B: A=T=901; G=X=599

Đột biến xảy ra ở lần nhân đôi thứ nhất, trải qua 2 lần nhân đôi tạo 3 gen bình thường; 1 gen đột biến

I đúng, do đây là đột biến thay thế cặp nucleotit

II sai, gọi n là số lần nhân đôi của gen b, số gen bình thường tạo ra là 2×2n -2 ; số gen đột biến 2n-1 -1

Số nucleotit loại G ở các gen bình thường: 600 ×2×2n -2 = 78600 →n= 8

III đúng, số nucleotit loại X trong các gen B là: 599×(2n-1 -1) =76073

III đúng. số nucleotit loại A trong các gen B là: 901×(2n-1 -1) =114427

 


Câu 16:

(Sở GD – ĐT Bắc Ninh – lần 2 2019): Gen A ở vi khuẩn E. coli quy định tổng hợp một loại prôtêin có 98 axit amin. Gen này bị đột biến mất cặp nuclêôtit số 291, 294, 297 và tạo ra gen a. Nếu cho rằng các bộ ba khác nhau quy định các loại axit amin khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi so sánh prôtêin do gen a tổng hợp (prôtêin đột biến) và prôtêin do gen A tổng hợp (prôtêin bình thường) ?

I. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin, có axit amin thứ 92 và 93 khác prôtêin bình thường.

II. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin và có hai axit amin đầu tiên khác prôtêin bình thường.

III. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin, có axit amin thứ 3 và 4 khác prôtêin bình thường.

IV. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin và có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường.

Xem đáp án

Đáp án B

Mất 3 cặp nucleotit → làm mất 1 axit amin (1 axit amin được quy định bởi 1 bộ 3 nucleotit) → II, III sai.

Gen bình thường tổng hợp protein có 98 axit amin → số bộ ba là 98 +2 = 100 (1 bộ ba kết thúc; 1 bộ ba mở đầu)

Vị trí cặp nucleotit 297 thuộc bộ ba 99; là axit amin cuối cùng.

Vậy sẽ có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường. → I sai; IV đúng


Câu 17:

(Sở GD – ĐT Cần Thơ – 2019): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Giả sử có 1 cá thể của loài này bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 1 và đột biến lặp đoạn nhỏ ở 1 nhiễm sắc thể thuộc cặp số 3. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Tổng số giao tử tạo ra có 75% số giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.

II. Các gen còn lại trên nhiễm sắc thể số 1 đều không có khả năng nhân đôi.

III. Mức độ biểu hiện của các gen trên nhiễm sắc thể số 3 luôn tăng lên.

IV. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 5 nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Đáp án D

Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 1 là 0,5; 0,5 bình thường

Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 3 là 0,5; 0,5 bình thường

I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến = 1- 0,5×0,5 = 0,75

II sai, các gen đó vẫn có khả năng nhân đôi

III sai, mức độ biểu hiện bị thay đổi (có thể tăng hoặc giảm).

IV đúng, vì các đột biến này là đột biến cấu trúc không ảnh hưởng tới số lượng NST.


Câu 18:

(Cụm các trường THPT Chuyên – lần 1 2019): Một loài thực vật lưỡng bội thụ tinh kép. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái của 1 tế bào đã lấy từ môi trường nguyên liệu tương đương 108 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình hình thành giao tử cái trải qua 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân, nhưng 3 lần nguyên phân kia của bào từ (n)

Số nguyên liệu tương đương với số NST môi trường cung cấp là 2n×(21 – 1) + n (23 – 1) = 108 → 2n= 24


Câu 19:

(Cụm các trường THPT Chuyên – lần 1 2019): Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong 1 tế bào có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Tế bào lưỡng bội của loài nói trên có 16 NST.

(2) Tế bào X có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân

(3) Cây Y có thể thuộc thể một nhiễm

(4) Khi quá trình phân bào của tế bào X kết thúc, tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ NST khác nhau

(5) Nếu quá trình giảm phân của một tế bào lưỡng bội thuộc loài nói trên diễn ra bình thường và không có TĐC có thể tạo ra tối đa 512 loại giao tử

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

Nếu k cặp trong n cặp có TĐC ở 1 điểm thì số giao tử tối đa là 2n + k

Cách giải:

Gọi n là số cặp NST của loài đang xét ta có 2n +2 = 1024 → n= 8 → (1) đúng

Tế bào X của cây Y có 14 NST đơn đang đi về 2 cực của tế bào, đây là kỳ sau của GP II, kết thúc phân bào tạo giao tử n-1 =7→ (2) sai, (3) đúng

(4) đúng,  kết thúc sẽ tạo 2 nhóm tế bào có 7 NST và tế bào có 8 NST

(5) sai, nếu quá trình giảm phân của một tế bào lưỡng bội thuộc loài nói trên diễn ra bình thường và không có TĐC có thể tạo ra tối đa 2n = 256 loại giao tử


Câu 20:

(THPT Chuyên ĐH Sư phạm – Hà Nội – lần 1 2019): Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n =48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến này thuộc dạng

Xem đáp án

Đáp án C

Có 46 NST = 2n -1 -1 (một kép)= 2n – 2 (thể không, khuyết nhiễm)


Câu 21:

(THPT Chuyên ĐH Sư phạm – Hà Nội – lần 1 2019): Một tế bào người tại kì giữa của lần giảm phân I sẽ có

Xem đáp án

Đáp án B

Ở kỳ giữa của GP I trong mỗi tế bào có 2n NST kép


Câu 25:

(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:

Chủng gây bệnh

Loại nucleotit (tỉ lệ %)

A

T

U

G

X

Số 1

10

10

0

40

40

Số 2

20

30

0

20

30

Số 3

22

0

22

26

30

Số 4

35

35

0

18

12

 

Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu có T → ADN ; có U → ARN

Nếu G=X; A=T hoặc A=U → Mạch kép ; còn lại mạch đơn

Chủng gây bệnh

Loại nucleotit (tỉ lệ %)

A

T

U

G

X

Loại VCDT

Số 1

10

10

0

40

40

ADN kép

Số 2

20

30

0

20

30

ADN đơn

Số 3

22

0

22

26

30

ARN đơn

Số 4

35

35

0

18

12

ARN đơn

C sai


Câu 26:

(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có 8 đơn vị tái bản giống nhau. Trên mỗi chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Tính đến thời điểm quan sát, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp:

Xét với một chạc chữ Y

Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki

Mạch được tổng hợp  gián đoạn có:  số đoạn mồi = số đoạn okazaki

 

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên  số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là

Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2

Cách giải:

Số đoạn mồi = 8× (14×2 +2)=240


Câu 27:

(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô; alen a có 2300 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit:

L=N2×3,4(Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Cách giải:

Hai gen này có chiều dài bằng nhau và bằng 0,306 micromet

→tổng số nucleotit bằng nhau và bằng N=2L3,4=1800

Xét gen A: 2A+2G=18002A+3G=2400A=T=300G=X=600

Xét gen a: 2A+2G=18002A+3G=2300A=T=400G=X=500

Thể ba này có 1000T ; 1700G → Kiểu gen của thể ba là AAa


Câu 28:

(THPT Chuyên Bắc Ninh – lần 4 2019): Một gen có chiều dài là 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lí bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit  (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Cách giải:

Tổng số nucleotit của gen là: N=2L3,4=2400

Ta có hệ phương trình: 2A+2G=24002A+3G=3100A=T=500G=X=700

Xử lý bằng 5BU gây đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Gen đột biến có: A = T = 499; G = X = 701


Câu 29:

(THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa – lần 1 2019): Một đoạn ADN có chiều dài 81600Å thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị khác nhau. Biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu. Số đoạn ARN mồi hình thành là:

Xem đáp án

Đáp án C

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N2×3,4(Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Xét với một chạc chữ Y

Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki

Mạch được tổng hợp  gián đoạn có:  số đoạn mồi = số đoạn okazaki

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên  số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là

Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2

Cách giải:

Số nucleotit của đoạn ADN là: N=2L3,4=48000

→ Mỗi đơn vị tái bản có 8000 nucleotit

→ mạch tổng hợp gián đoạn có 4000 nucleotit

Số đoạn okazaki là: 4000:1000 = 4

 → số đoạn mồi là 6

Vậy có tất cả 6×6=36 đoạn mồi


Câu 30:

(THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa – lần 1 2019): Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N2×3,4(Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Cách giải:

Số nucleotit của gen A là: NA=2L3,4=2400

Na= 2398 < NA → đột biến mất 1 cặp nucleotit


Câu 32:

(THPT Chuyên Hưng Yên – lần 2 2019): Vùng mã hoá của một gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron của gen đó lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp:

Các đoạn intron và exon xen kẽ nhau, ở 1 đầu là exon nên exon = intron +1

Cách giải:

Các đoạn không mã hóa gen intron nằm giữa các đoạn mã hóa gen exon

→ có 26 đoạn exon , 25 đoạn intron


Câu 34:

(THPT Chuyên Hưng Yên – lần 2 2019): Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?

I- Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.

II- A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.

III- Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.

IV- Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp:

Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh: N6-2

Cách giải:

Hai gen có cùng kích thước, gen a có nhiều hơn gen A 1 liên kết hidro → đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Có 298 axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh → số N của gen là: N = 1800

Xét các phát biểu

I đúng

II đúng

III sai

IV sai, có thể đột biến này làm thay codon này bằng codon khác nhưng vẫn mã hoá a.a đó nên trình tự a.a không thay đổi (tính thoái hoá của mã di truyền)


Câu 37:

(THPT Thái Phiên – Hải Phòng – lần 1 2019): Với 3 loại nucleotit A, G, U có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại codon mã hóa axit amin?

Xem đáp án

Đáp án D

Với 3 loại nucleotit A, G, U có thể tạo ra: 33 = 27 loại codon

Trong đó: Các codon UAA, UAG, UGA là codon kết thúc

→ Có 27 – 3 = 24 loại codon mã hóa axit amin


Câu 38:

(THPT Thái Phiên – Hải Phòng – lần 1 2019): Một gen có 1600 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2

(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19

(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2

(4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X)=2/3

(5) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 4160

(6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 29760

Xem đáp án

Đáp án C

Số nucleotit trên gen: N = 1600 × 2 = 3200. Số nu mỗi mạch là 1600

Số nu từng loại:  G = X = 30% × 3200 = 960

                            A = T = (3200 – 960x2) : 2 = 640

→ Số liên kết hidro: H = 2A+3G = 2x640 + 3x960 = 4160  → (5) đúng

Nếu gen nhân đôi 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là: A × (25 – 1) = 640 × (25 – 1) = 19840

 → (6) sai

+ Mạch 1: T = 310; × = 20% × 1600 = 320

A = 640 – 310 = 330

G = 960 – 320 = 640

G/X = 640/320 = 2/1  → (1) sai

(A+X) / (T+G) = (330+320) / (310+640) = 13/19  → (2) đúng

+ Mạch 2: A2 = T1 = 310; T2 = A1 = 330

                 G2 = X1 = 320; X2 = G1 = 640

A/X = 310/640 = 31/64  → (3) sai

(A+T) / (G+X) = 2/3  → (4) đúng


Bắt đầu thi ngay