Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 41 (có đáp án): Diễn thế sinh thái (phần 2)

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 41 (có đáp án): Diễn thế sinh thái (phần 2)

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 41 (có đáp án): Diễn thế sinh thái (phần 2)

  • 1178 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 14 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:

Xem đáp án

Đáp án: C

Ở hiện tượng trên ta thấy: Có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác, ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện → các sợi mốc → sợi nấm mọc xen kẽ mốc...

Đây là quá trình diễn thế.


Câu 3:

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.

IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Xem đáp án

Đáp án: D

Quá trình được mô tả ở trên là quá trình diễn thế sinh thái, có sự biến đổi tuần tự của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Nội dung 1 đúng.

Quá trình diễn thế này có thể hình thành nên quần xã đỉnh cực là rừng nguyên sinh với số lượng thành phần loài đa dạng và phong phú. Nội dung 2, 3 đúng.

Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái có thể do sự cạnh tranh gay gắt, trong đó loài ưu thế làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Nội dung 4 đúng.

Vậy có 4 nội dung đúng.


Câu 5:

Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã cực đỉnh.

Xem đáp án

Đáp án: B

Các đặc điểm I, II, IV đúng. Giải thích:

Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn tiên phong). Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). Ở diễn thế nguyên sinh không gắn liền với sự phá hại môi trường.


Câu 6:

Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do?

Xem đáp án

Đáp án: B


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái

Xem đáp án

Đáp án: D

Phát biểu đúng là D

A sai, diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật sinh sống

B sai diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường đã có sinh vật

C sai vì biến đổi của quần xã tuần tự với dự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh


Câu 8:

Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: C

Diễn thế sinh thái là sự biến đổi của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

+ A sai vì giai đoạn cuối của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã tương đối ổn định, số lượng loài tăng, số lượng cá thể của mỗi loài giảm

+ B sai vì nguyên nhân bên trong là sự cạnh tranh giữa các loài và hoạt động của loài ưu thế

+ D sai vì kết thúc diễn thế thứ sinh là quần xã ổn định hoặc quần xã suy thoái.


Câu 9:

Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật, có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.

A. sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

B. sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống quần xã.

C. sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.


Câu 10:

Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự:

Xem đáp án

Đáp án: B

Diễn thế sinh thái (DTST): là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo tương ứng với sự biến đổi của môi trường và cuối cùng thường dẫn đến 1 quần xã tương đối ổn định.

A. → sai. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật-trong quần xã.

C → sai. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.

D → sai. Thay đổi hệ động vật trước, sau đỏ thay đổi hệ thực vật.


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án: A

A. → đúng khi nói về nguyên nhân gây ra diễn thế thứ sinh.

B. → sai. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. → sai. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống nhưng đã bị hủy diệt.

D. → sai. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.


Câu 12:

Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

(1) Quần xã đỉnh cực.

(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.

(3) Quần xã cây thân thảo.

(4) Quần xã cây bụi.

(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

Trình tự đúng của các giai đoạn là

Xem đáp án

Đáp án: B

Khởi đầu môi trường đã có 1 quần xã sinh vật từng sống (giai đoạn đầu) Tiếp theo là 1 dãy các quần xã tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) Kết quả hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái (giai đoạn cuối).

Ví dụ diễn thế dinh dẫn đến hình thành quần xã ổn định:

(1) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm (cỏ dại,…) (3) Quần xã cây thân thảo (4) Quần xã cây bụi (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (1) Quần xã đỉnh cực


Bắt đầu thi ngay