Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học (phần 1)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
-
1114 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là?
Đáp án: C
Câu 4:
Trong 1 khu rừng có nhiều cây lớn, nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng; động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành:
Đáp án: C
Câu 6:
Một chu trình địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
Đáp án: D
Giải thích :
Chu trình sinh địa hóa gồm 3 khâu theo thứ tự:
- Khâu thứ nhất: Tổng hợp chất.
- Khâu thứ hai: Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên: các chất trong cơ thể sinh vật được luân chuyển qua chuỗi và lưới thức ăn.
Một phần vật chất không được tuần hoàn mà bị lắng đọng (than đá, dầu lửa ở chu trình cacbon).
- Khâu thứ 3: phân giải các chất được thực hiện nhờ nhóm sinh vật phân giải trong đất và nước.
Câu 7:
Dưới đây là 1 số đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao và hệ sinh thái ở vĩ độ thấp:
(1) Thành phần loài đa dạng.
(2) Thành phần loài kém đa dạng.
(3) Nhiệt độ trong năm dao động với biên độ lớn.
(4) Nhiệt độ ấm, mức dao động nhiệt độ thấp.
(5) Năng suất sinh học trung bình hằng năm cao.
(6) Năng suất sinh học trung bình hằng năm thấp.
Những đặc điểm của hệ sinh thái ở vĩ độ cao gồm:
Đáp án: A
Giải thích :
Hệ sinh thái ở vĩ độ cao (vùng cực) có khí hậu không thuận lợi → ít loài thích nghi được, dao động về nhiệt độ lớn, chuỗi thức ăn ngắn nên sự thất thoát năng lượng ít → năng suất sinh học cao.
Câu 8:
Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó có thể được gọi là?
Đáp án: C
Giải thích :
Hệ sinh thái có thành phần cấu trúc gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. Hệ thực nghiệm trên có đầy đủ cả 2 thành phần vô sinh (môi trường vô sinh) và hữu sinh (sinh vật sản xuất là tảo và sinh vật phân giải là vi sinh vật phân hủy) → Hệ đó có thể được gọi là 1 hệ sinh thái.
Câu 9:
Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %) gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu, vỏ cây,…), R là năng lượng mất đi do hô hấp và P là năng lượng sản xuất được.
Các loài | I | A | F | R | P |
Ngô | 100 | 40 | 60 | 35 | 5 |
Châu chấu | 100 | 34 | 60 | 24 | 10 |
Gà | 100 | 90 | 10 | 88 | 2 |
Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nói trên là
Đáp án: D
Giải thích :
– Hiệu suất sinh thái về dòng năng lượng đi qua các loài được tính theo tỉ lệ P/I
→ Hiệu suất sinh thái của ngô = 5/100 x 100% = 5%;
Hiệu suất sinh thái của châu chấu = 10/100 x 100% = 10%;
Hiệu suất sinh thái của gà = 2/100 x 100% = 2%;
- Hiệu suất sinh thái về dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái trên được tính bằng tích số của 3 hiệu suất trên = 5% x 10% x 2% = 0,01%.
Câu 10:
Một đầm nước nông nuôi cá có 3 bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do tạo hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thực hiện?
Đáp án: D
Giải thích :
Không nên thả thêm vào đầm 1 số tôm và cá nhỏ, vì tôm và cá nhỏ sẽ sử dụng động vật phù du làm thức ăn → giảm số lượng động vật phù dù → vi khuẩn lam và tảo (thức ăn của động vật phù du) không bị khống chế nữa sẽ càng phát triển mạnh càng khiến tình trạng ô nhiễm nặng hơn.