Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử có lời giải (vận dụng)
Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử có lời giải (vận dụng)
-
2194 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
Có 499 lượt tARN => số ribonucleotit trên mARN là: 499×3+3=1500
Trong các bộ ba đối mã có 447A => trên mARN có 447U trong các bộ ba mã hóa aa, và 1U trong bộ ba kết thúc. Vậy có 448U.
Trong các bộ ba đối mã aa trên mARN có , mà bộ ba kết thúc là UAG nên ta có số lượng các loại nucleotit A=G=351 ; U = 448; X = 350
Chọn C.
Câu 2:
Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.
(2) Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn.
(3) Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.
(4) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.
Các phát biểu sai là : (1),(3).
Ý (1) sai vì : cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn
Ý (3) sai vì : ADN polimerase tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch theo chiều 5’ - 3’
Chọn C
Câu 3:
Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tồng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.
II.Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III Mạch 2 của gen có A/X = 2/3
IV.Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
N=2400
G=20%=480=X => A=T=720
Mạch 1: T1 = 200 = A2 => A1 =520 ; X1 = 180 =G2 => G1 = 300
Mạch 2: A2 = 200 ; T2= 520 ; X2 = 300; G1 = 180
Xét các phát biểu:
I sai,
II đúng,
III đúng,
IV đúng,
Chọn C
Câu 4:
Ở một loài sinh vật xét một locut gồm hai alen A và a , trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306 nm và có 2338 liên kết hidro , alen a là sản phẩm đột biến từ alen A . Một tế bào xô ma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061 A và 7532 G
Cho kết luận sau :
1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
2) Gen A có G = X = 538 ; A= T = 362
3) Gen a có A = T = 360 ; G= X = 540
4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G- X
Số kết luận đúng là :
Xét gen A có :
Tổng số nucleotit là : 3060 : 3,4 × 2 = 1800
Số nucleotit từng loại là :
→ (2) đúng
Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061 A và 7532 G
→ số nucleotit từng loại trong gen a là :
A = T = (5061 : (23 – 1)) – 362 = 361
G = X = (7532 : (23 – 1)) – 538 = 538
→ (3) sai, Gen A bị đột biến mất 1 cặp A- T thành gen a → (4) sai, (1) đúng
Kết luận đúng là : 2
Chọn B
Câu 5:
Một gen có 225 ađênin và 525 guanin nhân đôi 3 đợt tạo ra các gen con. Trong tổng số các gen con có chứa 1800 ađênin và 4201 guanin. Dạng đột biến điểm đã xảy ra trong quá trình trên là:
Nếu không có đột biến, trong các gen chứa
A= 255×23 =1800
G= 525×23 =4200
Nhung thực tế thì có 1800 ađênin và 4201 guanin
Đây là dạng đột biến thêm 1 cặp G-X
Chọn A
Câu 6:
Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho codon 5’UGG3’ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành codon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
1. Alen B ít hơn alen b một liên kết hidro
2. Chuỗi polipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi polipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin
3. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và có thể biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật.
4. Chuỗi polipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi polipeptit do alen b quy định tổng hợp.
Codon 5’UGG3’ mã hóa aa tryptophan còn 5’UGA3’ là tín hiệu kết thúc dịch mã.
Xét các phát biểu:
I sai, đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T làm cho gen B giảm 1 liên kết hidro hay alen B nhiều hon alen b 1 liên kết hidro
II Sai, chuỗi polipeptit sẽ sai khác từ vị trí đột biến
III đúng.
IV đúng, vì đột biến làm xuất hiện mã kết thúc làm chuỗi polipeptit ngắn hơn
Chọn B
Câu 7:
Alen A có chiều dài 306nm và có 2338 liên kết hidro bị đột biến thành gen a. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần cho quá trình tái bản của các alen nói trên là 5061 adenin và 7532 guanin
Cho các kết luận sau:
(1) Alen A nhiều hơn alen a 3 liên kết hidro
(2) Alen A có chiều dài lớn hơn alen a
(3) Alen A có G=X=538; A=T=362
(4) Alen a có G=X=540; A=T=360
(5) Đột biến này ít ảnh hưởng tới tính trạng mà gen đó quy định
Phương pháp :
- Sử dụng công thức tính số nucleotit khi biết chiều dài:
- Sử dụng công thức tính số nucleotit môi trường cung cấp cho x lần nhân đôi : N(2x - 1).
Cách giải:
Gen A:
L=306nm; số liên kết hidro là 2338
Ta có
Tế bào có kiểu gen Aa nguyên phân 3 lần liên tiếp môi trường cung cấp 5061A và 7532G
Ta có
→ Đột biến mất 1 cặp A - T
Xét các phát biểu:
(1) Sai, gen A nhiều hơn gen a 2 liên kết hidro
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Sai
(5) Sai, đột biến này làm dịch khung sao chép nên ảnh hưởng lớn tới tính trạng
Chọn B
Câu 8:
Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài là 0,51μm, với tỷ lệ các loại nucleotit adenine , guanine, xitozin lần lượt là 10%, 30%, 40%. Người ta sử dụng phân tử mARM này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lý thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là ?
Phương pháp :
- Áp dụng công thức tính tỷ lệ % của các nucleotit của gen khi biết tỷ lệ % của ribonucleotit trên mARN :
Cách giải:
Ta có %Uraxin = 100% - 10% - 30% - 40% = 20%
Vì rA liên kết bổ sung với T, rG liên kết bổ sung với X ; rU với A, rX với G
Ta có tỷ lệ các nucleotit trên phân tử ADN được tổng hợp là
Mà chiều dài của ADN = chiều dài của ARN = 0,51 μm = 5100 angtron
nucleotit
Vậy số lượng các loại nucleotit là
A=T= 3000 × 15% = 450 ; G=X =3000 × 35% =1050
Chọn A
Câu 9:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có tổng số 3200 nucleotit trong đó số nucleotit loại A của gen chiếm 24%. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A1= 15% và G1 = 26%. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về gen trên ?
I. gen có tỷ lệ A/G = 12/13
II. trên mạch thứ nhất của gen có T/G = 33/26
III. trên mạch thứ 2 của gen có G/A = 15/26
IV. khi gen tự nhân đôi 2 lần, môi trường đã cung cấp 2304 nucleotit loại adenin.
Phương pháp:
- Sử dụng công thức , Tương tự với
Cách giải:
Gen có
Xét các phát biểu :
I đúng.
II đúng
Ill sai, tỷ lệ là 33/26
IV đúng, Khi gen tự nhân đôi môi trường cung cấp 24% × 3200 × (22 -1) =2304 nucleotit
Chọn D
Câu 10:
Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN:
(1) Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.
(2) Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn.
(3) Enzym Am polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn.
(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Xét các phát biểu:
(1) đúng. Vì trên một mạch có cả đoạn được tổng hợp gián đoạn, đoạn được tổng hợp liên tục
(2) đúng, vì 2 mạch khuôn có chiều ngược nhau
(3) sai, enzyme ADN polimerase luôn dịch chuyển theo chiều 3’-5’ (để tổng hợp mạch mới có chiều 5’-3’).
(4) đúng, vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới có chiều 5’-3’
Chọn C
Câu 11:
Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.
2. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.
3. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X.
4. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cơ chế xác định giới tính là XO.
5. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST thường.
6. Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Nếu một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn thì số trường hợp biểu hiện ngay kiểu hình là
Số trường hợp đột biến thể hiện ra kiểu hình là:
Các trường hợp biểu hiện ra kiểu hình là: (1),(2),(3),(4),(6). Ở trường hợp (5) đột biến biểu hiện ra kiểu hình khi cơ thể mang đột biến có kiểu gen đồng hợp lặn, hoặc các gen trội không hoàn toàn.
Chọn C
Câu 12:
Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng prôtein và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến là trội, các con ruồi ở đời F1 của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ kiểu dại sẽ sống sót.
II. Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.
III. Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.
IV. Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu được F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.
- Với giả thuyết của đề, ta thấy phôi sống hay chết phụ thuộc vào kiểu gen của ruồi mẹ.
(1) Đúng: Đột biến là trội, ruồi mẹ hoang dại kiểu gen là aa, khi đó tất cả các phôi đời sau đều sống kể cả phôi đực hay cái.
(2) Đúng: Đột biến là trội, để tạo được phôi đồng hợp tử AA thì mẹ phải có alen A, khi đó tất cả các phôi đều bị chết.
(3) Sai: Đột biến là lặn, ruồi mẹ dị hợp tử có kiểu gen Aa, khi đó tất cả các phôi đều sống bình thường.
(4) Đúng: Đột biến là lặn, lai Aa × Aa thu được F1 tất cả đều sống. Lúc này ruồi đực F1 là: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa, ruồi cái F1 chỉ có 2 kiểu gen sinh sản bình thường là: 1/3AA:2/3Aa (do aa không thể tạo ra phôi sống), khi đó KG aa ở đời F2 = 1/2.1/3 = 1/6.
Chọn A
Câu 13:
Cơ sở cho sự khác biệt trong cách tổng hợp liên tục và gián đoạn của các phân tử ADN là gì ?
Do ADN polymerase có thể nối các nucleotide mới với đầu 3’OH của một sợi đang phát triển nên mạch mới có chiều 5’ - 3’; trên mạch khuôn 3’ - 5’ được tổng hợp liên tục, mạch khuôn 5’ - 3’ được tổng hợp gián đoạn
Chọn B
Câu 14:
Một nhà khoa học đang nghiên cứu chức năng của một gen mới. cô ấy xác định 5 alen của gen này, và mỗi gen mang một đột biến khác nhau. Cô chỉ có thể chọn 1 alen để nghiên cứu, vì vậy cô ấy muốn chọn alen có nhiều khả năng nhất sẽ cho kiểu hình cực đoan (kiểu hình khác nhất với kiểu dại). bản đồ gen cho bình thường dưới đây. Dựa vào thông tin dưới đây về mỗi đột biến, vậy alen nào cô ấy sẽ chọn ?
Đột biến gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất sẽ tạo ra kiểu hình khác nhất so với kiểu dại.
ĐB A : làm trượt khung sao chép từ điểm đột biến → nghiêm trọng
ĐB B : Đột biến xảy ra ở promoter sẽ làm cho gen không được phiên mã, kiểu hình phụ thuộc vào alen còn lại trên cặp NST tương đồng
ĐB C : Đột biến xảy ra ở intron nên là vô hại
ĐB D : Mất đi 1 số axit amin trong chuỗi polypeptide nhưng có thể không thay đổi cấu hình không gian của protein
Vậy đột biến tạo hậu quả nghiêm trọng nhất là A
Chọn A
Câu 15:
Gen B có chiều dài 476 nm và có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 3597 nuclêôtit loại ađênin và 4803 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là A. mất một cặp A-T B. thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T. C. thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X D. mất một cặp G-XGen B có chiều dài 476 nm và có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 3597 nuclêôtit loại ađênin và 4803 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
- CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å
- CT tính số liên kết hidro : H =2A + 3G
- Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Cách giải:
- Tổng số nucleotit của gen B là: nucleotit
- nên ta có hệ phương trình
Cặp gen Bb nhân đôi 2 lần số nucleotit môi trường cung cấp các loại là
Giải ra ta được Ab =599 ; Gb =801
Đột biến xảy ra là thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Chọn C
Câu 16:
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
- CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å), 1nm = 10 Å
- CT tính số liên kết hidro : H =2A + 3G
- Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần:
Cách giải:
- Tổng số nucleotit của gen A là nucleotit
- Ta có hệ phương trình (gen A):
- Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, môi trường cung cấp
+
+
Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G - X
Chọn A
Câu 17:
Về hiện tượng đột biến gen ở các loài thực vật, cho các phát biểu:
I. Các gen tế bào chất đột biến cũng có thể được di truyền cho đời sau.
II. Đột biến thay thế cặp nucleotide ở vùng mã hóa mà không tạo codon kết thúc thường có hậu quả ít nghiêm trọng hơn so với đột biến mất cặp nucleotide ở vùngnày.
III. Các gen điều hòa được bảo vệ bởi hệ thống protein đặc hiệu, chúng không bị độtbiến.
IV. Một đột biến gen có thể tạo ra bộ ba 5’AUG3’ ở giữa vùng mã hóa, nó luôn khởi đầu cho một quá trình dịch mãmới.
Số phát biểu chính xác là:
I đúng, nếu gen tế bào chất ỏ giao tử cái có thể được di truyền cho đời sau
II đúng, vì chỉ ảnh hưởng tới 1 aa
III sai, gen điều hòa vẫn có khả năng bị đột biến
IV sai
Chọn B
Câu 18:
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, số loại nucleotit loại G gấp hai lần số nucleotit loại A, nucleotit loại X gấp 3 lần số số nucleotit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nucleotit loại A của gen là 224 nucleotit.
II. Mạch 2 của gen có
III. Tỉ lệ % số nucleotit mỗi loại của gen là %A = %T = 28,57%; %G = %X = 21,43%.
IV. Mạch 1 của gen có
Phương pháp:
CT tính số liên kết hidro : H =2A +3G
Cách giải:
Gọi X là số nucleotit loại A trên mạch 1 : ta có
(vì ) →
Ta có
I đúng
II sai,
III sai,
IV đúng, Mạch 1:
Chọn A
Câu 19:
Alen B có 2600 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại G là 200 nuclêôtit. Alen B bị đột biến điểm thành alen b. Alen b có 2601 liên kết hiđrô. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Alen b dài hơn alen B.
II. Đây là dạng đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
III. Số lượng nuclêôtit loại X của alen b là 600.
IV. Tỉ lệ A/G của alen B là 2/3.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1).
Cách giải:
Ta thấy alen b nhiều hơn alen B 1 liên kết hidro → đây là đột biến thay thế 1 cặp nucleotit A -T thành G - X (do đề cho là đột biến điểm, không thể là đột biến thêm cặp vì không có cặp nào liên kết bởi 1 lk hidro).
I sai,
II đúng
III sai, do đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G -X nên Xb = 610
IV đúng,
Chọn C
Câu 20:
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 489,6nm và có 720 nuclêôtit loại guanin. Mạch 2 của gen có số nucleotit loại ađênin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Quá trình phiên mã của gen đã sử dụng 1152 uraxin của môi trường nội bào. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Gen có ít hơn 150 chu kì xoắn.
II. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của gen nàỵ là: A = T = G = X = 360 nu.
III. Mạch I là mạch gốc, gen đã phiên mã 4 lần và sử dụng 1728 ađênin của môi trường nội bào.
IV. mARN của gen này có thể tổng hợp được chuỗi polipeptit hoàn chỉnh gồm 479 axitamin.
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å
Chu kỳ xoắn: C= N/20
Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh:
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1).
Cách giải:
chu kỳ
Trên mạch 2 có nucleotit;
Theo nguyên tắc bổ sung ta có
Gen phiên mã cần dùng tới 1152 uraxin, ta thấy và không chia hết cho 432 nên mạch gốc là mạch 1
Xét các phát biểu
I đúng
II sai
III đúng, số adenin cung cấp bằng nucleotit
IV sai, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh gồm có axit amin
Chọn C
Câu 21:
Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.
II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.
IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
;Tương tự với G, X
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1).
Cách giải:
Tổng số nucleotit là : N= 2400
X=G=20% N= 480 → A=T=720
Mạch 1:
T1 = 200 → A1 = 720 - 200=520
X1 = 15%N/2 =180 → G1 = 480 - 180 =300
Mạch 2 :
A2=T1 = 200 ; T2 = A1= 520 ; G2 = X1 =180 ; X2 = G1 = 300
Xét các phát biểu :
I sai, mạch 1 có A/G =26/15
II đúng, mạch 2 có (T + X)/(A + G) = 19/41
III đúng, Mạch 2 của gen có A/X = 2/3
IV sai. mạch 2 có X chiếm: có (A + X)/(T + G) = 5/7.
Chọn C
Câu 22:
Người ta chuyển 1 số vi khuẩn E. coli từ môi trường nuôi cấy với N14 sang môi trường nuôi cấy N15 (Nitơ phóng xạ). Sau một thời gian, khi phân tích ADN của các E.coli thì tỷ lệ phân tử ADN có mang N14 chiếm 12,5%. Biết rằng số lần nhân đôi của các phân tử ADN như nhau. Mỗi phân tử ADN đã nhân đôi
Số phân tử có mang N14 chiếm 12,5% → số tế bào E.coli ban đầu so với tổng số tế bào được tạo ra là 12,5%:2 = 6,25% (vì trong các phân tủ được tạo ra sau quá trình nhân lên chỉ có 1 mạch N14).
Gọi a là số tế bào ban đầu, a = 0,0625×a×2n ; n là số lần nhân đôi của mỗi tế bào, giải ra ta được n = 4
Chọn D
Câu 23:
Gen B có 65 chu kỳ xoắn và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây sai?
(I) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(II) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1666.
(III) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282, G = X = 368.
(IV) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chu kỳ xoắn và tổng số nucleotit (Å)
CT tính số liên kết hidro : H =2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1).
Cách giải:
Ta có hệ phương trình
gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin
Xét các phát biểu:
I đúng
II sai
III đúng
IV đúng
Chọn A
Câu 24:
Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô, alen a có 2300 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å
CT tính số liên kết hidro : H =2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1)
Cách giải:
Hai gen này có chiều dài bằng nhau và bằng 0,306 micromet → tổng số nucleotit bằng nhau và bằng
Xét gen A:
Xét gen a:
Thể ba này có 1000T; 1700G → Kiểu gen của thể ba là AAa
Chọn B
Câu 25:
Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực trong quá trình tái bản đã tạo nên được 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 9 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 2 có 12 đoạn okazaki và đơn vị tái bản 3 có 15 đoạn okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cho quá trình tái bản trên là:
Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
Cách giải:
Số đoạn mồi là: 9+12+15+3x2=42
Chọn A
Câu 26:
Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.
IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10Å
; Tương tự với G, X
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1).
Cách giải:
Tổng số nucleotit là:
Mạch 1:
Mạch 2 :
Xét các phát biểu :
I sai, mạch 1 có G/X=2
II sai, mạch 2 có (A + X)/(T + G) = 72/53
III đúng, Mạch 2 của gen có G/T = 25/28
IV sai. mạch 2 có X chiếm: = 40%
Chọn B
Câu 27:
Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hidro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G.
Cho kết lậu sau:
(1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
(2) Gen A có G=X=538; A=T 362
(3) Gen a có A=T=360; G=X=540
(4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
Số kết luận đúng là
Phương pháp :
- Sử dụng công thức tính số nucleotit khi biết chiều dài :
- Sử dụng công thức tính số nucleotit môi trường cung cấp cho X lần nhân đôi : N(2X - 1).
Cách giải:
Gen A:
L = 306nm; số liên kết hidro là 2338
Ta có
Tế bào có kiểu gen Aa nguyên phân 3 lần liên tiếp môi trường cung cấp 5061A và 7532G
Ta có
→ Đột biến mất 1 cặp A – T
Xét các phát biểu :
(1) đúng
(2) Đúng
(3) sai
(4) Sai, đột biến mất 1 cặp A - T
Chọn B
Câu 28:
Alen A có chiều dài 306 nm và có 2160 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Một té bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân 4 lần liên tiếp, số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình tái bản các alen nói trên là 16200 nucleotit loại A và 10815 nucleotit loại G. Có bao nhiêu kết luận sai?
(1) Alen A nhiều hơn alen a 3 liên kết hidro
(2) Alen a có chiều dài lớn hơn alen A
(3) Alen A có G=X=540, A=T=360
(4) Alen A có G=X=361, A=T=540
(5) Đột biến này ít ảnh hưởng đến tính trạng mà gen đó quy định.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10Å
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n - 1).
Cách giải
Alen A:
Ta có hệ phương trình
Cặp gen Aa nhân đôi 4 lần, môi trường cung cấp
→ đột biến này là đột biến thêm 1 cặp G – X
Xét các phát biểu:
(1) sai
(2) đúng
(3), (4) sai
(5) sai, đột biến này có thể làm dịch khung sao chép ảnh hưởng lớn tới tính trạng
Chọn C
Câu 29:
Axit amin cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba, alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba, valin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Có bao nhiêu loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin?
Cys được mã hóa bởi 2 bộ ba → số cách sắp xếp 2 Cys trong chuỗi polipeptit là
Ala được mã hóa bởi 4 bộ ba → số cách sắp xếp 2 Ala trong chuỗi polipeptit là
Val được mã hóa bởi 4 bộ ba 44 số cách sắp xếp 1 Val trong chuỗi polipeptit là 4
Chuỗi polipeptit có 5 có thể có 5 vị trí của Val; có vị trí của Cys và 1 vị trí của 2 axit amin Ala
Vậy số loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin là:
Chọn B